1. Tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành luật là gì?
Với những bộ phim truyền hình mà bạn hãy xem trên tivi, đôi lần ngưỡng mộ những vị luật sư, công tố viên,…cũng mong muốn một ngày được trở thành những người như vậy. Thế nhưng trước khi có thể làm ở vị trí đó, thì bạn cần phải học ngành luật. Vậy ngành luật là như thế nào?
1.1. Ngành luật là gì?
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là ngành luật một cấu trúc nằm sâu bên trong của hệ thống pháp luật. Nó chính là những quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh một quan hệ pháp luật nào đó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Ngành luật là một ngành tương đối rộng, được chia làm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hành chính, thương mại, dân sự, hình sự,…Tùy thuộc vào bạn chọn học ngành nào thì sẽ được trang bị các kiến thức có liên quan đến ngành đó.
Nếu như nói luật là một thứ gì đó xa vời khó hiểu thì cũng không đúng, trong bất kỳ một mối quan hệ nào ở đời sống xã hội cũng sẽ có pháp luật điều chỉnh và quy định.
Đọc thêm: Điều kiện để trở thành luật sư bất cứ ai cũng nên biết
1.2. Ngành luật khi khối nào?
Khối thi, trường thi từ lâu đã trở thành một mối bận tâm rất lớn đối với các bạn học sinh cấp 3, đặc biệt là lớp 12 khi đang trong thời gian chuẩn bị thi đại học. Ngành luật là một trong những ngành xuất hiện từ lâu, với một “thứ đặc biệt” gì đó mà nó thu hút hàng nghìn các bạn học sinh tham gia vào ngành này. Vậy để chính mình trở thành tân sinh viên ngành luật thì bạn cần phải thi khối nào?
Như đã nói thì ngành luật là một ngành khá rộng, chính vì thế mà khối thi cũng sẽ khá phong phú, phù hợp với nhiều bạn học sinh. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số ngành luật chính và các khối thi nhé:
- Ngành Luật chung: Bao gồm các tổ hợp môn như:
+ Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn A00: Toán, Lý Hóa
+ Tổ hợp môn C00: Văn, Sử, Địa
+ Tổ hợp môn D01: Văn, Tiếng Anh, Toán
+ Tổ hợp môn D03: Toán, Văn, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D06: Văn, Toán, Tiếng Đức
- Ngành Luật kinh tế bao gồm các tổ hợp môn thi:
+ Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn A00: Toán, Lý Hóa
+ Tổ hợp môn C00: Văn, Sử, Địa
+ Tổ hợp môn D01: Văn, Tiếng Anh, Toán
- Ngành Luật thương mại quốc tế bao gồm các tổ hợp môn:
+ Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn A00: Toán, Lý Hóa
+ Tổ hợp môn D01: Văn, Tiếng Anh, Toán
+ Tổ hợp môn D03: Toán, Văn, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D06: Văn, Toán, Tiếng Đức
+ Tổ hợp môn D66: Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn D69: Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
+ Tổ hợp môn D70: Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
- Ngành Quản trị - luật bao gồm các tổ hợp môn như:
+ Tổ hợp môn A00: Toán, Lý Hóa
+ Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn D01: Văn, Tiếng Anh, Toán
+ Tổ hợp môn D03: Toán, Văn, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D06: Văn, Toán, Tiếng Đức
+ Tổ hợp môn D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
- Ngành Quản trị kinh doanh bao gồm các tổ hợp môn như:
+ Tổ hợp môn A00: Toán, Lý Hóa
+ Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn D01: Văn, Tiếng Anh, Toán
+ Tổ hợp môn D03: Toán, Văn, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D06: Văn, Toán, Tiếng Đức
+ Tổ hợp môn D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
+ Tổ hợp môn D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
+ Tổ hợp môn D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
Với những tổ hợp môn đa dạng và phong phú như thế này thì bạn cũng có thể xét xét về sở thích cũng như học lực của mình để lựa chọn khối thi sao cho phù hợp.
1.3. Với ngành luật bạn nên học trường nào là tốt nhất
Lựa chọn khối thi xong giờ còn phải chọn trường, vậy bạn nên học trường nào với ngành luật này? Thực ra câu hỏi này cũng không quá khó để trả lời, các trường hầu như là sẽ có chung một chương trình học gần giống nhau. Cho dù học ở một trường tốt nhưng bạn không chịu học thì cũng chưa chắc nó đã là tốt. Thế nhưng nếu như bạn thật sự đam mê với cái mà mình theo đuổi thì ở trường nào cũng sẽ như vậy. Thế nhưng suy nghĩ của chúng ta là vậy, còn về mặt bằng chung không những các bạn học sinh mà cả bậc phụ huynh cũng sẽ muốn con cái của mình học tại trường tốt nhất. Trong phần này chúng tôi sẽ liệt kê một số trường đại học có đào tạo ngành luật mà bạn có thể tham khảo:
- Trường đại học Luật Hà Nội
- Trường đại học Công Đoàn
- Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường đại học Quốc gia Hà Nội
Và còn có rất nhiều trường khác cũng có đào tạo ngành luật nữa, bạn có thể cân nhắc mức xét tuyển của từng trường để có cơ hội phù hợp với bản thân mình hơn. Mỗi năm thì ngành luật sẽ có mức điểm tuyển thay đổi nhất định, thế nhưng nó cũng không quá cao hay quá thấp hơn so với những năm trước đó đâu nhé.
Đọc thêm: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì?
2. Cùng đi tìm câu trả lời cho học luật ra làm gì?
Như vậy trong phần tôi cũng đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành luật và giúp bạn đi trả lời thêm vài câu hỏi. Có lẽ học luật ra làm gì? mới là câu hỏi trọng tâm nhất của bài. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
2.1. Luật sư
Luật sư, có vẻ đây là vị trí công việc mà rất nhiều người đang mơ ước đúng không nào? Đương nhiên rồi, với những ao ước từ thủa nhỏ thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như bạn học ngành luật và sau đó đáp ứng được các yêu cầu của một luật sư. Đương nhiên vị trí này sẽ không dễ dàng một chút nào, có thể bạn sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn là 4 năm, bạn sẽ phải vất vả hơn nhiều thì mới có thể trở thành được một luật sư.
Tuy nhiên ngay sau khi trở thành luật sư thì bạn sẽ nhận được một mức lương hoàn toàn xứng đáng dao động từ 10 – 20 triệu đồng hoặc có thể hơn nữa. Vị trí làm việc của bạn cũng không phải chỉ ở các cơ quan đơn vị nhà nước mà bạn hoàn toàn có thể làm tư nhân, tổ chức phi chính phủ.
2.2. Chuyên viên pháp lý
Có thể nói đây cũng đang là một công việc thu hút được rất nhiều các bạn trẻ. Ngay sau khi tốt nghiệp các bạn cũng có thể thử sức với công việc này nếu như mà bạn mong muốn thì hoàn toàn có thể tìm việc tại một số các doanh nghiệp hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến vị này, bởi họ sẽ đảm nhận công việc tư vấn, cố vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến công việc. Để đảm nhận vị trí này, bạn cần có kiến thức chuyên ngành tốt, nếu không sẽ gặp rắc rối đấy nhé. Mức lương mà bạn nhận được ở công việc này khá cao và ổn định, dao động khoảng 8 – 10 triệu đồng/1 tháng, nếu như bạn đang thử việc hay thực tập sinh thì mức lương có thể thấp hơn chút.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên pháp lý dự án
2.3. Công tố viên
Nếu như bạn yêu công lý, muốn kẻ tội phạm phải trừng trị dưới pháp luật thì chắc chắn công tố viên sẽ là một vị trí hoàn toàn xứng đáng dành cho bạn đó. Công tố viên hay còn gọi là kiểm sát là những người điều tra, truy tố và buộc kẻ phạm tội ra chịu hình phạt trước pháp luật. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đảm bảo cả về trình độ cũng như đã phải vượt qua các kỳ thi tuyển công chức khác nhau nữa.
Ở vị trí công việc này thì bạn sẽ nhận được mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/1 tháng bên cạnh đó còn được hưởng 25% phụ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Ngoài những vị trí như trên thì bạn còn có thể tham gia vào nhiều công việc khác nữa. Đối với ngành luật mà nói, bạn không chỉ làm được luật sư mà bạn còn có thể làm ở nhiều vị trí khác. Không phải chỉ có làm trong nhà nước mà các tổ chức phi chính phủ, tư nhân cũng đang luôn dang rộng vòng tay với chính bạn.
3. Cơ hội nghề nghiệp với ngành luật
Bạn lo lắng về tương lai cũng như cơ hội việc làm của chính mình sau khi ra trường. Bạn luôn lo lắng mình sẽ bị thất nghiệp, đó không còn là vấn đề của riêng mình bạn nữa, mà hầu hết chúng ta đang đều có chung mối bận tâm đó. Đương nhiên tôi của 7 – 8 năm về trước đó cũng đang có tâm trạng giống bạn bây giờ.
Khi hàng năm có đến hơn 1 triệu lao động thất nghiệp thì bạn lại càng lo lắng hơn, thế nhưng với ngành luật cũng có thể xem là một ngành không lo thất nghiệp. Khi xã hội càng phát triển hơn thì ngành luật càng được coi trọng, đặc biệt là tại mỗi doanh nghiệp thì không thể nào thiếu được vị trí của ngành luật. Là một ngành khá khan hiếm nhân lực đủ trình độ chuyên môn, chính vì thế mà đây lại chính là cơ hội dành cho bạn để có thể tìm được việc làm tốt. Đừng lo lắng mình phải thất nghiệp hay làm trái ngành, hãy cứ cố gắng trau dồi thêm kỹ năng để bạn có thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng đi nhé.
4. Để thành công với ngành luật bạn cần phải làm gì?
4.1. Hãy luôn giữ ngọn lửa đam mê với luật
Nếu như chưa tham gia chưa chính thức đặt chân vào con đường này thì có thể bạn thấy nó thật đơn giản. Tuy nhiên chỉ khi thật sự đặt chân vào con đường này thì bạn mới cảm nhận được hết những “cơn sóng ngầm” của nó. Đầy rẫy những khó khăn thử thách, có những người chán trường phải dừng lại giữa cuộc. Sau khi học xong bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh về việc làm, cũng có thể bạn phải đối mặt với vài năm tuổi xuân nữa để theo đuổi Luật.
Không chỉ riêng ngành Luật mà hầu như tất cả các ngành đều sẽ khó khăn, thế nhưng nếu như bạn đã đặt chân vào con đường này, đem tình yêu dành cho Luật thì mong rằng bạn hãy mãi giữ lấy ngọn lửa đam mê đó cho dù có khó khăn như thế nào.
4.2. Học hỏi nhiều hơn thế nữa
Có rất nhiều quy định khác nhau, có rất nhiều các thông tư nghị định khác nhau. Các quy định, điều luật sẽ được thay đổi thường xuyên, chính vì thế mà bạn cần phải học hỏi nhiều hơn thế nữa, cùng với đó còn phải tham khảo, học hỏi luật của nước ngoài nữa.
4.3. Công tư phân minh
Nếu như làm luật mà bạn không công tư phân minh thì sẽ không thể thành công cũng sẽ không được tôn trọng ý kiến của bạn. Là một người học luật thì điều đầu tiên bạn cần phải đúng và công bằng theo pháp luật chứ không được thiên vị ai cả. Chính điều này sẽ làm cho đạo đức nghề nghiệp của bạn không còn nguyên vẹn.
Mong rằng với những chia sẻ, những thông tin hữu ích về học luật ra làm gì trên đây bạn cũng đã hiểu hơn về con đường mà bạn sẽ đi trong tương lai. Với những khó khăn của ngành luật như vậy nhưng hy vọng bạn sẽ giữ mãi ngọn lửa đam mê của mình.
Tham gia bình luận ngay!