1. Tài chính công là gì?
Nghe thấy câu hỏi thôi bạn cũng có thể hình dung ra một phần nghĩa của nó rồi đúng không? Thuật ngữ “công” ở đây có nghĩa là những công việc liên quan đến công vụ và gắn với nhà nước, chính phủ. Vậy nên tài chính công được coi là một bộ phận tài chính thuộc quyền sở hữu và quản lý trực tiếp bởi các cơ quan, sở ban ngành của nhà nước.
Để bạn có thể hiểu một cách đầy đủ hơn, mình sẽ đưa ra khái niệm tài chính công như sau:
Tài chính công là những hoạt động thu chi bằng tiền mặt và được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, tài chính công cũng cho ta biết các mối quan hệ của quá trình tạo lập hình thành và sử dụng những tài khoản công quỹ nhằm thực hiện các chức năng của bộ máy nhà nước mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội.
Đọc thêm: Dịch vụ tài chính là gì ?
2. Các công việc có thể làm khi học tài chính công
Nhà nước đang đặc biệt chú trọng quá trình cải cách các lĩnh vực tài chính công. Do vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có thể đáp ứng nhu cầu vận hành của các cấp, cơ quan. Sinh viên học chuyên ngành tài chính công ra trường có khả năng đảm nhiệm rất nhiều vị trí việc làm về chuyên môn tài chính công. Ví dụ bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:
- Làm việc tại các phòng, ban tài chính và kế toán của các doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
- Làm việc trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước với các vị trí như cán bộ Hải Quan, cán bộ Thuế và kho bạc nhà nước từ trung ương đến địa phương hay kiểm toán nhà nước.
- Có thể làm trong các phòng tài chính, kế toán của các đơn vị văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế,…
Tất cả các lĩnh vực của nhà nước thì học chuyên ngành tài chính công đều có thể xin vào. Nhìn chung cơ hội làm việc rất rộng mở và mức lương làm nhà nước cũng sẽ ổn định hơn so với làm doanh nghiệp bên ngoài.
Xem thêm: Danh sách việc làm tài chính mới nhất
3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành tài chính công
Từ trước đến nay vào nhà nước là điều không phải chuyện dễ dàng nhưng nếu bạn có sự quyết tâm học chuyên ngành này thì sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp và triển vọng mở ra có thể giúp bạn khẳng định năng lực bản thân trong tương lai.
Thứ nhất, có cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp đúng chuyên ngành
- Bạn có thể trở thành một công chức nhà nước, cán bộ lãnh đạo quản lý tài chính và ngân sách nhà nước tại các cơ quan quản lý tài chính công như phòng tài chính - kế hoạch, sở tài chính, bộ tài chính, sở kế hoạch và đầu tư, kho bạc nhà nước tỉnh, kho bạc nhà nước Việt Nam,…
- Làm việc trong các cơ quan nhà nước thuộc các cấp chính quyền nhà nước như văn phòng chính phủ, văn phòng quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, văn phòng Ủy ban nhân dân, các bộ và cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Trở thành công chức, viên chức, các cán bộ lãnh đạo quản lý về mặt ngân sách tài chính ở các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,…
- Ngoài ra còn làm trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao và rất nhiều các lĩnh vực khác. Công việc là quản lý tài chính – ngân sách ở các nơi làm việc như bệnh viện, trường học, bảo tàng, thư viện, nhà cuất bản hay các truyền hình Việt Nam, truyền hình địa phương.
- Nếu bạn nắm chắc được kiến thức của ngành tài chính công thì có thể trở thành những giảng viên, nhà nghiên cứu về quản lý tài chính công tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nuóc. Ví dụ như các trường đại học, viện nghiên cứu, học viện,…
- Bên cạnh đó có cơ hội để tở thành các chuyên gia tư vấn tài chính công cho các cơ quan, bộ, cấp chính quyền nhà nước và vươn xa hơn là các tổ chức quốc tế.
Thứ hai, có thể làm trong công việc liên quan đến ngành tài chính công
- Có cơ hội trở thành viên chức, công chức, cán bộ lãnh đạo về kế toán ở các cơ quan quản lý tài chính công thuộc các cấp chính quyền nha nước, cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
- Được làm cán bộ, công chức trong quản lý và thu ngân sách nhà nước ở các cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế.
- Trở thành công chức, viên chức hay cán bộ quản lý tài chính dự trữ của nhà nước , bảo hiểm xã hội và các quỹ tài chính công khác ngoài ngân sách.
Tham khảo: Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính và những lưu ý đi kèm
4. Học tài chính công có thể làm trong các doanh nghiệp tư nhân được không?
Khá nhiều bạn lo lắng khi chọn chuyên ngành tài chính công vì sợ rằng học ngành nay ra chỉ có thể làm trong các doanh nghiệp nhà nước chứ không thể làm cho các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trên thực tế có phải chỉ như vậy không?
Làm trong nhà nước hay tư nhân cũng vậy, bạn đều cần phải nắm chắc các kiến thức về quản lý thu – chi tài chính, có chuyên môn và yêu thích công việc này. Chỉ cần bạn chăm chỉ học hỏi và có niềm đam mê bạn thì có thể hoàn toàn tự tin với ngành nghề tương lai của mình. Do vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì hãy trang bị cho mình những yếu tố cần thiết giúp cho cơ hội làm việc sau ra khi các bạn ra trường sẽ được rộng mơ hơn.
Ngành tài chính công chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng tuy nhiên, nếu bạn muốn cho mình những sự trải nghiệm phát triển hơn nữa thì cũng có thể làm tại các doanh nghiệp tư nhân. Để làm trong các doanh nghiệp tư ngân thì bạn có thể học thêm các khóa bổ trợ cho ngành tài chính công như: kế toán thuế, kế toán tổng hợp, chuyên viên kinh tế.
Khi bạn có đủ khả năng, kinh nghiệm làm việc vùng với những kiến thức chuyên môn thì với bằng tốt nghiệp của mình bạn có thể làm việc trên mọi lĩnh vực loại hình doanh nghiệp ví dụ như là: công ty trách nghiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bảo hiểm, ngân hàng, quỹ đầu tư,…
Đọc thêm: Những thông tin cần biết về nhân viên hoạch định tài chính
5. Các trường đào tạo chuyên ngành tài chính công
Hầu hết các trường có khoa tài chính đều sẽ có chuyên ngành tài chính công. Tuy nhiên đây là ngành đào tạo nhân lực cho nhà nước nên chỉ tiêu đầu vào tuyển cũng sẽ có giới hạn. Do vậy, bạn cần chuẩn bị kiến thức thật tốt mới có thể giành được ưu thế trong kỳ thi đại học sắp tới. Mình sẽ nêu một số trường đào tạo chuyên ngành tài chính công được rất nhiều các bạn trẻ theo học hiện nay:
- Trường Đại học Thương mại (chuyên ngành tài chính công – khoa tài chính ngân hàng)
- Trường NEU (Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội)
- Trường AOF (Học viện tài chính - Thành phố Hà Nội)
- Trường UEH (Đại học Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh)
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của mình đã giúp các bạn hiểu học tài chính công ra làm gì? Và học tài chính công có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hay không? Chúc các bạn có thể sớm chọn ra được chuyên ngành học yêu thích và phù hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Tham gia bình luận ngay!