Học Truyền thông ra làm gì? Việc làmTruyền thông có dễ tìm?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2024-04-03 13:48:42

Truyền thông là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều bởi độ “hot” trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Nếu đam mê lĩnh vực này, bạn sẽ không bao giờ phải lo thiếu việc làm bởi cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở cùng với mức thu nhập khủng. Vậy Truyền thông là gì mà có sức hút đến vậy? Học Truyền thông xong, bạn có thể làm được những công việc gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem bạn phù hợp với vị trí nào của ngành Truyền thông nhé.

1. Truyền thông là gì? Có những loại hình Truyền thông nào?

Truyền thông đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay

 

Truyền thông (Communication) là sự truyền tải, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa hai đối tượng trở lên. Bằng cách sử dụng ngôn từ, chữ viết, hình ảnh, cùng với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta có thể tác động trực tiếp đến đối tượng mà mình muốn hướng đến. Đồng thời, Truyền thông còn giúp định hướng dư luận xã hội, tạo ra cuộc tranh luận thông qua việc trao đổi cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến, tư tưởng, nhận định,... Do đó, Truyền thông phải sản sinh ra nhiều hình thức đa dạng để dễ dàng thu hút sự quan tâm của đối tượng. Ngoài việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội và làm quảng cáo, Truyền thông còn ẩn chứa nhiều hoạt động hơn thế. Dưới đây sẽ là một vài dạng truyền thông phổ biến hiện nay:

  • Truyền thông Báo chí: báo truyền hình, báo phát thanh, báo in, báo mạng điện tử, báo ảnh,...

  • Truyền thông Xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, Weibo,...
  • Truyền thông Thực hành: Quan hệ Công chúng (Public Relations), Truyền thông Doanh nghiệp (Corporate Communication), Truyền thông mục đích phi lợi nhuận ( Non-profit Communication)
  • Truyền thông Đa phương tiện: chụp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa, phần mềm,...
  • Truyền thông Quốc tế

​Tìm hiểu ngay: Ngành truyền thông đa phương tiện ra làm gì?

2. Sau khi học Truyền thông, bạn có thể làm được những công việc gì?

Với sự thay đổi chóng mặt của xã hội, việc bắt kịp tin tức và truyền tải thông tin là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức,... cũng liên tiếp mọc lên. Do đó, nhu cầu truyền thông ngày càng cao, yêu cầu huy động nhiều nguồn nhân lực phục vụ ở các mảng khác nhau. Nên nếu chọn ngành Truyền thông, bạn sẽ không bao giờ phải đau đầu, lo sợ về vấn đề thất nghiệp. Mức lương của ngành này cũng vô cùng hấp dẫn, dù bạn là người đã có kinh nghiệm hoặc mới “chân ướt chân ráo” vào nghề thì cứ hoàn toàn yên tâm, phần trả công sẽ hoàn toàn xứng đáng với chất xám mà bạn đã bỏ ra. Nếu đang băn khoăn chưa biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, hãy xem thử những công việc Truyền thông thú vị sau đây:

2.1. Phóng viên, Nhà báo, Biên tập viên

Khi chọn làm phóng viên, nhà báo, biên tập viên, bạn phải đảm bảo có đủ sức khỏe tốt để di chuyển lại nhiều nơi với thời gian liên tục, sức chịu đựng áp lực cao. Ngoài ra, bạn cũng phải có tinh thần làm việc trách nhiệm, nghiêm túc, cẩn thận bởi công việc mang tính chất: thời sự, chính xác, thực tế nên nhận được sự tin tưởng rất lớn của nhiều người xem, người đọc. Bù lại cho những đòi hỏi khắt khe ấy, mức lương của ngành này khá cao. Một sinh viên báo chí mới ra trường đã có thu nhập trung bình dao động từ 7-10 triệu/tháng.

Tham khảo: Việc làm nhân viên biên tập nội dung

2.2. Marketing

Chắc hẳn nhiều người đã không còn xa lạ với cụm từ này nữa. Marketing là một nghề có sự cạnh tranh cao, hoạt động đa dạng do sự biến đổi liên tục của thị trường, giúp gia tăng doanh số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty bằng việc tiếp thị, quảng bá và phát triển thương hiệu. người lao động tại Việt Nam sẽ tăng đáng kể. Theo thông tin từ tiepthithegioi.vn, dự đoán cho đến năm 2024, thu nhập của người lao động tại Việt Nam sẽ tăng mạnh. việc làm Marketing thấp nhất là 8 triệu đồng và mức cao nhất có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng. Riêng ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên được nhận lương từ 400 đến 600 USD/tháng, còn cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng.

2.3. Chuyên viên PR

Chuyên viên PR (Public Relation) hay còn gọi là chuyên viên Quan hệ Công chúng là một ngành khá mới ở Việt Nam nên rất nhiều công ty vẫn còn thiếu vị trí này. Họ có vai trò triển khai các kế hoạch Truyền thông chosản phẩm, dịch vụ, chương trình, sự kiện và tương tác hai chiều giữa khách hàng, công chúng với các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,... PR bao gồm: PR nội bộ, PR & CopyWriter, PR – Content Marketing, PR – Executive (chuyên viên Truyền thông),... Thu nhập của nhân viên PR thấp nhất là 7 triệu, cao nhất là 25 triệu/tháng.

2.4. Thiết kế Đồ họa

Thiết kế đồ họa là một ngành phải vận dụng rất nhiều sự sáng tạo, đột phá về hình ảnh, biết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa, quay phim, chụp ảnh,... để tạo ra một ấn phẩm truyền thông. Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2024, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thiết kế đồ họa trên. Các trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Thiết kế đồ họa với mức lương khởi điểm từ 6-10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 10-15 triệu/tháng.

2.5. Nghiên cứu truyền thông

Nghiên cứu truyền thông là quá trình nghiên cứu chiến lược cho các loại hình truyền thông. Tuy không trực tiếp thực hiện các hoạt động truyền thông nhưng họ có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của một hoạt động truyền thông. Họ có nhiệm vụ quan sát, thống kê, phân tích các hiện tượng, thói quen, tâm lý, hành vi người dùng rồi từ đó đưa ra các chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp, công ty, các tổ chức,...

2.6. Truyền thông Quốc tế

Ngành Truyền thông quốc tế được ra đời với mục đích đáp ứng xu hướng Toàn cầu hóa của thời đại. Đây là cây cầu nối giúp công chúng trong một nước có thể giao tiếp dễ dàng với công chúng và dư luận quốc tế. Đồng thời,Truyền thông quốc tế còn là sợi dây liên kết giữa các quốc gia, là bộ mặt đại diện của đất nước, tham dự các cuộc họp cao cấp liên quan đến những vấn đề chính trị - xã hội và duy trì hòa bình thế giới, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, du lịch, kinh tế thị trường,... Sau khi tốt nghiệp, người học có tìm việc làm Biên - Phiên dịch hoặc đảm đương các công việc quan hệ đối ngoại và truyền thông quốc tế tại các Bộ, Ban, Ngành trung ương, địa phương, các tổ chức phi chính phủ,...

3. Ngành Truyền thông nên học trường nào?

Mặc dù Truyền thông luôn thừa việc như vậy nhưng vẫn thiếu những người được đào tạo bài bản về chyên môn. Nếu muốn phát triển ở vị trí xa hơn hoặc mong nhận được khoản tiền hậu hĩnh hơn, bạn nên đi học ở những ngôi trường nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Ngoài lựa chọn đi du học, bạn cũng có thể tham khảo một vài trường top về Truyền thông ở Việt Nam.

3.1. Học viện Báo chí và tuyên truyền (AJC)

Học viện Báo chí là nơi chuyên đào tạo về các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực truyền thông và gồm nhiều khoa đa dạng như: Báo truyền hình – phát thanh, Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Quan hệ Quốc tế,... Với giảng viên chất lượng và có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn cao cùng đầu vào chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm được đào tạo bài bản về lĩnh vực truyền thông ở môi trường này. Hơn nữa, sinh viên ở đây rất năng động, nhiều câu lạc bộ nghiệp vụ cũng được lập ra phục vụ nhu cầu học hỏi, trau dồi kiến thức như: Câu lạc bộ Kĩ năng Truyền thông CSC, Câu lạc bộ Tranh biện, Câu lạc bộ Sóng trẻ Radio,... Điểm chuẩn đầu vào của trường năm 2024 dao động từ 16 – 34 điểm ( 34 điểm là Tiếng Anh nhân đôi). Trường chủ yếu xét khoa D01 (Toán, văn, anh). Ngoài ra còn có các khối như D78, C15, R05,... xét học bạ, xét chứng chỉ Tiếng Anh quy đổi điểm, và phải thi thêm môn Năng khiếu báo chí nếu vào khoa Báo.

3.2. Đại học Khoa học xã hội  và nhân văn (USSH) 

Nếu thích chuyên ngành Quan hệ Công chúng, bạn cũng có thể chọn trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Cả hai trường này đều thu hút được rất nhiều sinh viên và học viên quốc tế. Đây là một môi trường tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa giữa sinh viên các nước, trau dồi kỹ năng giao tiếp và củng cố thêm khả năng ngôn ngữ, ngoại giao,... Năm 2024, đối với khoa Báo chí và Quan hệ Công chúng, trường USSH ở Hà Nội lấy từ điểm thấp nhất là 19,5 cho đến điểm cao nhất là 26,75. Còn ở Hồ ChíMinh, sinh viên đầu vào của USSH đều đạt trên 24 điểm. Cả hai trường đều xét tuyển nhiều khối: D01, D78, C00,...

3.3. Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

Bên cạnh việc đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực Bưu chính viễn thông, trường còn mở ra nhiều ngành liên quan đến Truyền thông như: Công nghệ đa phương tiện, Marketing, Truyền thông đa phương tiện,... Sinh viên của trường cũng rất sáng tạo, nhiều ý tưởng và đã lập ra câu lạc bộ về ngành Thiết kế đồ họa “Khoa Multimedia”. Mức điểm chuẩn học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông năm thấp nhất là 17 điểm và ngành cao nhất là 24,10 điểm.

3.4. Đại học FPT

Nếu yêu thích đồ họa và có điều kiện kinh tế tốt, hãy học đại học FPT – nơi có trung tâm FPT Arena Multimedia. Tại đây, sinh viên sẽ được học cách tạo ra các ấn phẩm nhận diện thương hiệu, chỉnh sửa ảnh, dàn trang, thiết kế tạp chí… bằng các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign. Bên cạnh đó, sinh viên cũng nắm được quy trình thiết kế và sản xuất các ấn phẩm từ bản thiết kế trên máy tính tới lúc ra thành phẩm. Đại học FPT tuyển sinh bằng 3 phương thức: kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, học bạ 2 học kỳ gần nhất và kỳ thi năng lực. Với hình thức điểm thi THPT Quốc gia, điểm chuẩn đại học FPT năm 2024 là 21 điểm. Với hình thức xét tuyển bằng học bạ, điểm chuẩn vào Đại học FPT cũng là 21 điểm, được tính bằng trung bình của tổ hợp môn đăng ký trong 2 học kỳ của lớp 12. 

Có thể nói, Truyền thông chính là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự năng động, sáng tạo, linh hoạt và muốn làm trong môi trường chuyên nghiệp, đa dạng, nhiều thử thách. Nếu chẳng may, bạn là người tự ti, nhút nhát, rụt rè nhưng lại “trót yêu” Truyền thông thì cũng đừng ngại ngần gì cả. Chỉ cần có đam mê và nỗ lực phấn đấu thay đổi, bạn có thể làm được mọi thứ mà trước đây mình không ngờ đến.

Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về những cơ hội và thách thức, khó khăn của ngành Truyền thông, từ đó chọn được cho mình một công việc phù hợp với năng lực hiện tại. Cuối cùng, đừng quên truy cập trang web topcvai.com để biết thêm nhiều thông tin tuyển dụng liên quan đến Truyền thông nữa nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
img_comment

jjjjjjjjjjjjjjjjj

7:04 pm 07-12-2019

kkkkkkkkkkkkkkjhg

img_comment

Duy

3:47 pm 07-12-2019

Bài viết rất hay

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: