Giải đáp thắc mắc những bạn sinh viên học viện tòa án ra làm gì

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2022-06-02 18:59:12

Với một chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo được đánh giá cao thì chúng ta có thể thấy cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên Học viện Tòa án nhân dân sau khi tốt nghiệp là không hề nhỏ với chương trình đào tạo được đánh giá cao. Vậy học ở Học viện tòa án ra làm gì? Hãy cũng chúng tôi giải đáp thắc mắc những bạn sinh viên học viện tòa án ra làm gì nhé!

1. Tổng quan về học viện tòa án

1.1. Giới thiệu về học viện Tòa án 

Học viện Tòa án nhân dân có tên gọi tiếng anh là Vietnam Court Academy (viết tắt là VCA), tiền thân là trường Cán bộ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân Tối cao. Học viện Tòa án nhân dân là cơ sở giáo dục trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân của hệ thống giáo dục cấp cao của các trường Đại học. Địa chỉ Học viện Tòa án nhân dân tọa là quốc lộ 17, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Giới thiệu về học viện Tòa án
Giới thiệu về học viện Tòa án

Được thành lập vào năm 2015 trên cơ sở là một trường Cán bộ Tòa án, học viện Tòa án nhân dân có nhiệm vụ chuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp nghiệp vụ các ngành nghề liên quan tới tòa án như Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án và các chức danh lãnh đạo, quản lý trong hội thẩm nhân dân, và các ngành công chức Tòa án khác với một chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo được đánh giá cao. 

1.2. Tầm nhìn của học viện tòa án

Học viện Tòa án nhân dân có sứ mệnh quan trọng, luôn phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chất lượng cao, có vị thế giáo dục vững chắc trong nền hệ thống giáo dục Đại học quốc dân. Đồng thời Học viện Tòa án nhân dân cũng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho hệ thống Tòa án nói riêng và xã hội nói chung.

1.3. Chương trình đào tạo

Với những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy , lãnh đạo nhà trường luôn xác định hướng đi cho những học viên là việc đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tiễn pháp luật và chú trọng công tác đào tạo, đánh giá chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo cũng được khẳng định rất cao

Đối với các chương trình đào tạo nghề, Học viện Tòa án nhân dân luôn chú trọng trong việc đổi mới chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo chương trình đào tạo gắn liền với những thực tiễn của nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trường cũng dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành kỹ năng, diễn án, đi thực tế phiên tòa với chương trình đào tạo đã được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Đặc biệt, Học viện Tòa án nhân dân còn kết hợp song song với việc đổi mới không ngừng trong công tác giảng dạy, đổi công tác khảo thí nhằm hoàn thiện hơn chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng trong  đào tạo. 

Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

Đối với các chương trình đào tạo ngành Luật, Học viện Tòa án nhân dân xây dựng chương trình đào tạo gồm 2 phần là kiến thức lý luận chung của ngành Luật và những  kiến thức chuyên ngành về tòa án. Tất cả cũng chỉ vì muốn đảm bảo sinh viên sau khi ra trường sẽ có những kiến thức chuyên môn ổn định phục vụ tương lai cho người dân sau này.

Ngoài ra, Học viện Tòa án nhân dân cũng rất chú trọng quan tâm đến việc xây dựng công tác chuẩn đầu ra và việc tăng cường các điều kiện đảm bảo về chất lượng đào tạo về chương trình đào tạo. Các điều kiện hỗ trợ cho học viên cũng rất đầy đủ như viện giáo trình, cơ sở vật chất thiết bị, các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập cùng với đội ngũ giảng viên kết hợp những phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra, đánh giá, phối hợp với các Tòa án tổ chức các buổi thực hành ngoại khóa cho sinh viên nên chương trình đào tạo được đánh giá rất cao.

2. Các nghề bạn có thể làm khi học Học viện Tòa Án

2.1. Chuyên viên tại cơ quan Pháp luật nhà nước

Bởi Học viện Tòa án nhân dân là hệ thống các cơ sở giáo dục trực thuộc tòa án nhân dân trung ương nên các học viên sau khi tốt nghiệp Học viện có thể làm việc tại các cơ quan Tòa án cao cấp các tỉnh thành với các vị trí như: thư ký tòa án, luật sư, kiểm sát viên, công tố viên, thẩm phán,.. Bên cạnh đó, học viên còn có thể chọn làm chuyên viên tại các cơ quan pháp luật của nhà nước bao gồm các cơ quan như: Cơ quan thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân, các trụ sở công an,....Hay là các cơ quan nhà nước thuộc từ trung ương đến địa phương, các tổ chức Đảng, chính trị,....Học viện  của Tòa án nhân dân có thể cống hiến sức mình để có thành những ngành nghề quan trọng:

Chuyên viên tại cơ quan Pháp luật nhà nước
Chuyên viên tại cơ quan Pháp luật nhà nước

- Báo cáo viên pháp luật: đây là vị trí cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền, có chức năng và các nhiệm vụ kiêm nhiệm tới các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Đặc biệt, nếu muốn trở thành báo cáo viên pháp luật thì bạn phải sở hữu một phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, ý chí kiên định và đặc biệt là khả năng truyền đạt cũng như là giao tiếp tốt. Nếu bạn mong muốn ứng tuyển vào vị trí này thì bạn phải có bằng cử nhân chính quy trong công việc và phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm với các vị trí liên quan. 

- Công chức, viên chức pháp chế: đây cũng là các vị trí làm việc tại các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các đơn vị, cơ quan thuộc Chính phủ hay đơn vị, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Đây cũng được coi là một vị trí thuộc ngạch công chức, tương đương với bằng cử nhân luật trở lên. 

- Chấp hành viên: Đây là vị trí làm việc cấp cao của cơ quan của Nhà nước, mang tính chủ thể đại diện quyền lực cho công tác cho tổ chức thi hành án dân sự

- Ngoài ra, sinh viên Học viện Tòa án nhân dân có thể làm việc tại các vị trí  trong môi trường làm việc khác như: trợ giúp viên pháp lý, trợ lý luật sư,....

2.2. Chuyên viên Pháp lý của các cơ sở doanh nghiệp

Hầu hết sinh viên ngại xin việc vào các cơ quan nhà nước bởi điều kiện ngày càng khó đáp ứng cho các nhân viên vì mức lương cũng rất thấp nên việc trở thành một trong những chuyên viên pháp lý tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân là một lựa chọn phù hợp. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều liên quan đến những lĩnh vực pháp lý như Tài chính - Ngân hàng, Bất Động Sản, Tín dụng,... và rất cần các chuyên gia pháp lý có vốn thông thạo pháp luật để tư vấn, tham mưu, hỗ trợ,... trong các công việc kinh doanh. 

Chuyên viên Pháp lý của các cơ sở doanh nghiệp
Chuyên viên Pháp lý của các cơ sở doanh nghiệp

Để trở thành một chuyên viên tư vấn về pháp luật thì điều kiện tối thiểu là công dân và đang sinh sống tại Việt Nam, đòi hỏi phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, và có hành vi dân sự đầy đủ, có hồ sơ cá nhân sạch,...  cùng với tấm bằng cử nhân luật chính quy.

2.3. Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục

Sinh viên Học viện Tòa án nhân dân cũng có khả năng trở thành giảng viên giảng dạy công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giảng dạy chuyên sâu cho những lĩnh vực liên quan đến những lĩnh vực hành chính, chính trị và pháp luật,... Các cơ sở giáo dục mà bạn có thể xin việc khi tốt nghiệp Học viện Tòa án đó chính là các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu chính trị, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ về chính trị,... Hoặc nếu bạn có đủ điều kiện và năng lực thì bạn có thể trở thành giảng viên của chính tại ngôi trường mà mình theo học - Học viện Tòa án nhân dân với chương trình đào tạo được đánh giá cao.

Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục

Tuy nhiên, để trở thành giảng viên các trường Đại học thì bạn cần có kiến thức chuyên môn chuyên sâu cũng như là sự công nhận từ các đội ngủ giáo viên trong quá trình giảng dạy, và cũng phải có nghiệp vụ sư phạm và  bằng Thạc sĩ chuyên ngành trở lên thì mới được chấp nhận.

2.4. Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ

Làm việc tại các cơ quan tổ chức phi chính phủ hiện đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay đang theo đuổi. Bởi làm việc ở đây thì chúng ta sẽ được tiếp cận với một môi trường hiện đại, chuyên nghiệp, mức thù lao khủng và có những cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, điều kiện để có thể làm việc tại các cơ quan tổ chức phi chính phủ đối với học viên cũng đòi hỏi rất cao, tối thiểu là khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm.

Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã hiểu được những công việc mà một sinh viên ra trường có thể làm khi đã tốt nghiệp tại học viện tòa án. Với một chương trình đào tạo chất lượng được đánh giá cao thì chúng ta có thể thấy tương lai làm việc của các bạn sinh viên khi tốt nghiệp Học viện tòa án rất sáng lạn với những công việc giúp ích được xã hội rất nhiều.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: