1. Hiểu về hợp đồng thương mại quốc tế và vai trò của hợp động thương mại quốc tế
Thường xuyên làm việc cùng các đối tác nước ngoài, chắc chắn rằng, bạn chẳng còn xa lạ gì với tên gọi mẫu tài liệu mang tên Hợp đồng thương mại quốc tế. Cùng với những tên gọi quen thuộc khác như hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu… hợp đồng thương mại quốc tế có thể được hiểu là tài liệu ghi chép lại những thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên thường là cá nhân với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp về những vấn đề như xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ thương mại quốc tế.
Giống như những bản hợp đồng khác, hợp đồng thương mại quốc tế đồng thời là văn bản bảo vệ trước pháp luật quyền của các bên tham gia, đặc biệt trong điều kiện đối tượng tham gia có xảy ra bất hòa. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại quốc tế không phải là tên gọi duy nhất của loại “khế ước” ngoại thương. Vì tính chất đặc thù của loại hợp đồng này mà để soạn thảo, các chủ thể cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định được chấp nhận trên phạm vị quốc tế. Trong đó một số căn cứ nổi bật có thể kể đến như: Công ước của Liên Hợp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa quốc tế (CISG); Luật thống nhất về Mua bán Hàng hóa quốc tế (ULIS); Các Nguyên tắc UNIDROIT của Hợp đồng Thương Mại quốc tế; các Nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL); Hợp đồng mẫu của ITC về Mua bán thương mại quốc tế hàng hóa dễ hỏng...
Tùy vào tính chất và những giao dịch ngoại thương cụ thể mà sẽ mà các đối tượng mong muốn xác lập hợp, ký kết hợp đồng có thể lựa chọn rất nhiều loại hợp đồng thương mại quốc tế khác nhau. Tiêu biểu nhất có thể kể đến như: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng chuyển giao công nghệ….Về cơ bản , hợp đồng thương mại quốc tế, do một trong hai bên tham gia hợp đồng soạn thảo sau quá trình thống nhất và sửa đổi bổ sung điều khoản hoàn thành. Như các loại hợp đồng khác, hợp đồng thương mại quốc tế chỉ có giá trị khi có chữ ký, xác nhận, thậm chí là đóng dấu của cả hai bên.
Giữ vai trò là xác lập kết về quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên cá nhân, doanh nghiệp trong những giao dịch quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế được sử dụng cực kỳ phổ biến trong doanh nghiệp hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được tài liệu này được soạn thảo thế nào cho chuẩn chỉnh và gồm những nội dung gì, lưu ý những gì? Nếu rơi vào trường hợp này, mời bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây được trình bày bởi topcvai.com để giải mã nhé.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng liên doanh
2. Hướng dẫn cách viết hợp đồng thương mại quốc tế chuẩn chỉnh!
Hiện nay, có hai phiên bản hợp đồng thương mại quốc tế được sử dụng phổ biến, đó là hợp đồng thương mại bản chuẩn và hợp đồng thương mại bản rút gọn. Về cơ bản, hai mẫu hợp đồng này có giá trị pháp lý như nhau. Trong đó phiên bản rút gọn giảm tải đi phần lớn những thủ tục dài dòng, nhưng vẫn giữ lại những nội dung quan trọng nhất, giúp người đọc dễ nắm bắt. Trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về nội dung của bản hợp đồng thương mại quốc tế rút gọn ngay bên dưới nhé.
Về cơ bản, hợp đồng thương mại quốc tế vẫn mang dáng dấp của một một loại hợp đồng bình thường bao gồm một số nội dung quan trọng như tên hợp đồng, thông tin hai bên tham gia hợp đồng, các điều khoản đã thống nhất giữa hai bên và xác nhận chữ ký. Đi vào một dung chi tiết sẽ có một số vấn đề cần lưu ý sau đây:
Tên hợp đồng thương mại quốc tế, là nội dung đầu tiên xuất hiện trong bản hợp đồng. Tùy vào loại hợp đồng thương mại quốc tế mà hai bên lựa chọn bạn đặt tên khác nhau, song phải tuân thủ theo nguyên tắc, viết in hoa bôi đậm và căn giữa. Bạn có thể viết “HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ” hoặc “ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ”.
Ngay bên dưới tên hợp đồng, người viết sẽ trình bày rõ số hợp đồng.
Được giải lược đi phần căn cứ soạn thảo hợp đồng song, nếu kỹ càng hơn, bên soạn thảo thường là bên bán sẽ phải trình bày cụ thể về những căn cứ soạn thảo hợp động thương mại quốc tế, nhất là những hợp đồng có giá trị lớn. Những căn cứ soạn thảo được dẫn vào hợp đồng thường dựa trên luật quốc tế như đã nhấn mạnh ở trên. Tuy nhiên, bạn không cần phải trích dẫn quá nhiều căn cứ. Tầm 3,4 căn cứ là được. Để đảm bảo được tính khoa học, bạn có thể trình bày từng căn cứ riêng biệt thành những gạch đầu dòng nhé.
Xem thêm: Việc làm kinh doanh bất động sản
Nội dung tiếp theo dưới những căn cứ là thông tin của bên bán. Một số thông tin cơ bản xuất hiện trong nội dung này bao gồm: Tên công ty, tên người đại diện công ty, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng, trụ sở, ngày lập và ký hợp đồng. Từng nội dung này không viết chi chít mà triển khai theo các dòng riêng biệt để đảm bảo khoa học. Bạn có thể trình bày như sau:
Hợp đồng này được lập và ký vào ngày/ tháng/ năm giữa:
Công ty: TNHH LT Pay
Đại diện bởi Lương Xuân Trường
Chức vụ : Giám đốc Công ty
Trụ sở: B50 Lô 6 KĐT Định Công
Tài khoản số: 15129000XXXX
Tại Ngân hàng: MB
Mã số thuế: 592ZN
Những thông tin này cũng được lặp lại với nội dung bên bán ngay bên dưới.
Sau khi đã trình bày xong xuôi những thông tin hai bên, hợp đồng sẽ đi vào nội dung quan trọng nhất bao gồm các điều khoản mà hai bên đã đưa ra. Tùy vào giá trị của hợp đồng và yêu cầu của từng bên, mà số lượng điều khoản quy định sẽ nhiều hay ít. Các nội dung vị vậy cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong một hợp đồng thương mại quốc tế chuẩn, ít nhất, hai bên cũng phải đạt được những thỏa thuận quan trọng xoay quanh một số vấn đề cơ bản được trình bày trong hợp đồng bao gồm:
- Một số định nghĩa,thuật ngữ
- Vi phạm hợp đồng
- Giá trị hợp đồng
- Điều kiện giao hàng
- Phương thức thanh toán
- Bảo hiểm
- Thuê tàu
- Kiểm tra hàng hóa
- Bảo hiểm
- Bảo lãnh hợp đồng
- Trách nhiệm pháp lý
- Ngôn ngữ và hệ thống đo
- Phụ lục
Với mỗi điều khoản tương ứng của từng loại hợp đồng sẽ có cách triển khai nội dung khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo được về mặt hình thức của hợp đồng cần chắc chắn rằng, bạn có đánh số đề mục và bôi đậm cho từng điều khoản đã chú thích ở trên.
Cuối văn bản này sẽ là chữ ký và xác nhận của của đại diện hai bên tham gia hợp đồng. Trước khi ký hợp đồng thương mại quốc tế được in ra làm hai bản và ký kết để làm tài liệu lưu trữ.
3. Tải về mẫu hợp đồng thương mại quốc tế chuẩn nhất!
Cùng với việc tham khảo những hướng dẫn trên đây về cách viết hợp đồng thương mại quốc tế, bạn cũng có thể tải về ngay sau đây mẫu hợp đồng thương mại quốc tế chuẩn nhất nhé.
hop-dong-thuong-mai-quoc-te.doc
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh hợp đồng thương mại quốc tế chuẩn nhất. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
Tham gia bình luận ngay!