1. [Giải đáp] Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã, cái tên chẳng còn chút xa lạ nào đối với người Việt, đặc biệt là với thế hệ đi trước, quen thuộc là thế nhưng bạn có thật sự hiểu hợp tác xã là gì hay không?
Hợp tác xã có thể hiểu đơn giản chính là một tổ chức kinh tế tập thể, nó có tư cách pháp nhân. Nếu như muốn thành lập hợp tác xã thì phải có ít nhất 7 người tự nguyện thành lập và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất, tạo ra nhiều việc làm để đáp ứng đủ nhu cầu của các thành viên trong hợp tác xã. Họ hoạt động dựa trên cơ sở bình đẳng và tự chủ trong việc quản lý hợp tác xã.
Có thể nói, mô hình hợp tác xã ở nước ta là một mô hình phổ biến và cũng được khuyến khích phát triển, hiện nay hợp tác xã đã tồn tại song song cùng với các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
Cùng chính vì việc thành lập hợp tác xã giống một công ty cổ phần, vì thế mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, bạn đã có những cái nhìn ban đầu về hợp tác xã rồi đúng không nào? Nếu như bạn muốn biết thêm các thông tin chi tiết khác thì có thể xem thêm lại Luật hợp tác xã. Tuy nhiên cũng đừng vội bỏ lỡ các thông tin trong các phần sau, đảm bảo sẽ hữu ích cho bạn đó.
Tham khảo: Tập hợp những việc làm Nông - Lâm - Ngư nghiệp mới nhất, xem ngay!
2. Hợp tác xã có nhiều thay đổi theo thời gian
Nhiều người vẫn cho rằng hợp tác xã chỉ xuất hiện trong thời bao cấp ngày xưa chứ không còn ở hiện đại nữa. Thế nhưng điều đó là chưa đúng, bởi hợp tác xã vầ hoạt động khá phổ biến hiện nay, nhưng cũng đã có những điểm khác hơn so với hợp tác xưa.
- Hợp tác xã xưa:
Hợp tác xã xưa mỗi khi nhắc đến là hình dung là một thời bao cấp, là hoạt động tập trung của cả một nhóm người (từ 5 – 10 người là một hợp tác xã nhỏ, hay từ 10 – 15 người hay vài trăm người là một hợp tác xã lớn). Hợp tác xã xưa sẽ hoạt động dưới hai mô hình chính là “kinh tế tập thể” và “kinh tế quốc doanh”.
+ Đối với mô hình kinh tế quốc doanh là đầu tư của nhà nước, cũng có thể là tự vay vốn từ ngân hàng để hoạt động.
+ Đối với mô hình kinh tế tập thể thì đó chính là mô hình theo kiểu các cá nhân thành viên tự góp vốn với nhau để hoạt động.
Một đặc điểm nổi bật của thời bao cấp đó chính là tem phiếu tương ứng với công ngày. Người nào làm nhiều sẽ có công nhiều, thể hiện sự công bằng ở thời bao cấp. Cho đến ngày nay, có rất nhiều quán ăn tái hiện lại các hình ảnh tem phiếu của thời bao cấp ngày xưa.
Hợp tác xã ngày xưa được rất nhiều người dân tham gia vào, họ có công việc làm hàng ngày và quy đổi ra tem phiếu để đối lấy gạo và lương thực. Thế nhưng chủ yếu hợp tác xã xưa tạo việc làm chủ yếu là làm nông nghiệp, nên công việc khá vất vả.
- Hợp tác xã ngày nay:
Đi qua rất nhiều năm, hợp tác xã vẫn khá được ưa chuộng và được người dân áp dụng đến tận bây giờ. Thế nhưng cũng có những thay đổi nhất định, không còn hình thức trả công bằng tem phiếu nữa mà thay vào đó là trả công bằng tiền mặt.
Như vậy, khi xã hội phát triển dần lên thì hình thức trả công hay kiểu hoạt động của hợp tác xã vẫn sẽ có những thay đổi, tuy nhiên bản chất của nó vẫn không thay đổi.
Xem thêm: Bạn đã biết dịch vụ nông nghiệp là gì chưa? Nếu chưa, hãy click để được giải đáp ngay.
3. Mô hình tổ chức hợp tác xã cho những ai quan tâm
3.1. Đại hội thành viên hợp tác xã
- Trong mô hình tổ chức hợp tác xã thì đại hội thành viên chính là cơ quan cao nhất, có quyền quyết định đến hoạt động của hợp tác xã. Trong đại hội này thì bao gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đối với đại hội thành viên thì được tổ chức dưới hình thức đại hội đoàn thể hoặc đại hội đại biểu.
- Đối với đại hội thành viên thường niên phải được họp trong khoảng thời gian là 3 tháng bắt đầu tính từ khi kết thúc năm tài chính.
- Đối với đại hội thành viên bất thường thì sẽ do hội đồng quản trị và ban kiểm soát, kiểm soát viên, thành viên đại diện ít nhất 1/3 tổng số thành viên mà hợp tác xã đã thành lập theo quy định.
3.2. Hội đồng quản trị
Đối với hội đồng quản trị của hợp tác xã thì sẽ do hội nghị thành lập hoặc là do đại hội thành viên bầu, hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trong hội đồng quản trị sẽ bao gồm các thành viên như: chủ tịch, thành viên (số lượng tối tiểu là 3 và tối đa là 15 người theo quy định).
Hội đồng quản trị có thể họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên trong hội đồng hoặc chủ tịch hội đồng, trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, giám đốc, tổng giám đốc của hợp tác xã đó.
3.3. Chủ tịch hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị chính là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, có quyền và nghĩa vụ lập chương trình, các kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị, có quyền phân công nhiệm vụ cho thành viên trong hội đồng. Họ còn phải chịu trách nhiệm làm nội dung và chủ trì cuộc họp, cần phải chịu trách nhiệm thực hiện đối với các nhiệm vụ được giao.
3.4. Giám đốc hoặc tổng giám đốc
Giám đốc hoặc tổng giám đốc của hợp tác xã chính là người có quyền điều hành hoạt động của hợp tác xã. Họ có những quyền, nghĩ vụ sau đây:
- Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
- Thực hiện và làm theo các nghị quyết của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị
- Cần phải có trách nhiệm ký hợp đồng ủy quyền của hợp tác xã
- Với những báo cáo tài chình hàng năm thì cần phải báo cáo lên hội đồng quản trị
- Thực hiện làm các phương án, đề xuất kế hoạc tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị của hợp tác xã để trìn lên hội đồng quản trị.
- Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng lao động
- Bên cạnh đó còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cũng như các quyền hạn khác theo quy định của hợp tác xã.
Trong trường hợp nếu như giám đốc hoặc tổng giám đốc là do hợp tác xã thuê về làm việc và trả lương hàng tháng thì ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn bên trên còn phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký.
3.5. Ban kiểm soát hợp tác xã
Trong trường hợp mà hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên thì sẽ phải thành lập ban kiểm soát. Còn nếu như dưới 30 thành viên thì sẽ do điều lệ quy định.
Đối với ban kiểm soát hợp tác xã và kiểm soát viên sẽ hoạt động một cách độc lập, kiểm tra các hoạt động của hợp tác xã xem có đúng quy định của điều lệ hay pháp luật hay không.
Đó chính là những nội dung mà nếu như ai muốn thành lập hợp tác xã thì có thể tham khảo để thành lập theo đúng quy định của pháp luật.
4. Đặc điểm của hợp tác xã
Về hợp tác xã có những đặc điểm riêng biệt và nhất định của nó, bao gồm đặc điểm về xã hội, về nguồn nhân lực hay hoạt động theo nguyên tắc. Trong đó về từng đặc điểm thì chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong phần viết bên dưới đây nhé!
4.1. Có tính xã hội
- Bạn cần phải biết hợp tác xã là một mô hình hoạt động có tính phân chia vô cùng rõ ràng. Đối với lợi nhuận thì 1 phần trong đó sẽ được sử dụng để làm quỹ hoạt động, phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt của thành viên, các nhu cầu hoạt động về xã hội. Còn một phần về lợi nhuận của hợp tác xã sẽ được phân chia theo tỷ lệ đóng góp sức lao động của các thành viên. Người nào làm nhiều được hưởng nhiều, người nào làm ít thì được hưởng ít.
- Về tổ chức quản lý của hợp tác xã thì mọi thành viên đều bình đẳng và có quyền đưa ra ý kiến của mình.
- Hợp tác xã được thành lập dựa trên mục đích chính là hợp tác và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các thành viên. Phần nào đó giúp giảm bớt lượng người thất nghiệp hàng năm.
4.2. Có tính về nhân lực
Về nguồn nhân lực của hợp tác xã thì ngay trong những phần đầu tiên chúng tôi cũng đã nhấn mạnh rằng muốn thành lập hợp tác xã thì phải có ít nhất 7 người. Đối với một hợp tác xã thì số lượng thành viên trong hợp tác không bị giới hạn là bao nhiêu người. Chính vì thế mà có những hợp tác xã con số thành viên lên rất đông, khoảng vào trăm, nghìn người.
4.3. Hợp tác xã phải hoạt động theo nguyên tắc
Đối với một số hợp tác xã hiện nay thì có tư cách pháp nhân, họ sẽ có những con dấu riêng của hợp tác xã mình, họ có thể tự chủ về tài chính cũng như những quyết định trong hoạt động của chính mình. Các thành viên trong hợp tác xã sẽ có cùng nhau chịu trách nhiệm.
Đối với các thành viên ra nhập hợp tác xã thì họ có thể tự nguyện ra nhập và tự nguyện rời khỏi hợp tác xã nếu nhu cầu hoạt động của họ không còn.
Đó chính là một vài đặc điểm của hoạt động hợp tác xã mà bạn cần phải biết, đây là những đặc điểm nổi bật mà bất kỳ một hợp tác xã nào thành lập cũng cần phải có.
5. Giải đáp thắc mắc hợp tác xã và công ty cổ phần có giống nhau không?
Nhiều người cho rằng hợp tác xã và công ty cổ phần là một, tuy nhiên không phải như vậy, nó có những điểm giống nhau thế nhưng cũng có những điểm khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!
5.1. Điểm giống nhau của hợp tác xã và công ty cổ phần
- Về điểm giống nhau đầu tiên thì công ty cổ phần với hợp tác xã đều có tư cách pháp nhân, các thành viên tham gia đều góp vốn với nhau, họ là những cá nhân, pháp nhân, tổ chức và chịu trách nhiệm về phạm vi góp vốn.
- Điểm giống thứ hai là về nguồn vốn, vốn chủ yếu là từ các thành viên góp vốn, tuy nhiên cũng có thể là từ việc vay ngân hàng.
5.2. Điểm khác nhau của hợp tác xã và công ty cổ phần
- Về việc phát hành chứng khoán đẻ thu hút đầu tư thì công ty cổ phần có quyền phát hành còn hợp tác xã thì không.
- Đối với công ty cổ phần thì sẽ có vốn điều lệ và được chia thành phần nhỉ, mỗi phần này sẽ tương đương với mức vốn góp bằng nhau.
- Người góp vốn vào công ty cổ phần thì gọi là cổ đông, còn đối với hợp tác xã là xã viên, tác nhân.
- Cổ đông của của công ty cổ phần tối thiểu phải là 3 người, còn với hợp tác xã thì tối thiểu là 7 người.
Như vậy, hợp tã xã và công ty cổ phần có những điểm giống và khác nhau, nhưng lại không phải là một, chính vì thế mà bạn cần phải hiểu rõ về điều này nhé!
6. Hợp tác xã có những ưu nhược điểm nhất định
6.1. Ưu điểm của hợp tác xã
Ngay từ thời bao cấp, hợp tác xã đã có những ưu điểm nhất định của mình, nó mang tính xã hội rất cao. Cho đến tận ngày nay thì hợp tác xã vẫn giữ cho mình những ưu điểm đó. Nó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho thành viên, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân hơn.
Hợp tác xã là mô hình hoạt động công bằng, tất cả các thành viên đều có quyền lợi bình đẳng như nhau, có tiếng nói giống nhau và mức quyền lợi họ được hưởng dựa trên sự đóng góp về sức lao động. Như vậy sẽ không có sự bất công và ỉ lại vào sức làm việc của người khác.
Đối với những xã viên khi góp vốn thì họ sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản là hữu hạn, với những gì mà họ đã đóng góp.
6.2. Nhược điểm của hợp tác xã
Về nhược điểm, có thể nói đây là một mô hình hoạt động rất khó để huy động hay kêu gọi vốn từ bên ngoài. Bởi việc họ phân chia lợi nhuận với nhau không phụ thuộc vào chi tiêu mà lại dựa theo mức độ sử dụng sản phẩm và các dịch vụ.
Hợp tác xã không bị giới hạn về thành viên, chính vì thế mà đối với những hợp tác xã đông người thì việc quản lý thành viên lại vô cùng khó khăn.
Những quyết định của hợp tác xã luôn bị giới hạn bởi sở hữu tài sản, chính vì thế mà mỗi khi đưa ra quyết định sẽ rất khó khăn.
Như vậy là bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu về hợp tác xã là gì và những thông tin liên quan đến hợp tác xã. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ thật sự hữu ích cho chính bạn.
Tham gia bình luận ngay!