1. Tổng quan về việc làm HR
1.1. Khái niệm HR là gì?
HR (Human Resourses) là tên viết tắt tiếng Anh chỉ chung về ngành quản trị nhân sự. HR là thuật ngữ chỉ những người làm việc liên quan đến con người, cụ thể là các hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai và thực thi các chính sách phù hợp nhằm duy trì nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; lên kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cho nhân sự phát triển năng lực cá nhân, hoàn thiện bản thân, các phòng ban để hoàn thiện công việc chung một cách có hiệu quả nhất.
Đối với ngành HR, các nhân viên làm trong lĩnh vực này sẽ đảm nhận các công việc chung như là:
- Tuyển dụng các nhân sự mới cho doanh nghiệp, công ty bao gồm các hoạt động ví dụ như: tìm kiếm ứng viên bằng hình thức đăng tải JD tuyển dụng, tiến hành xét duyệt CV, tiến hành tổ chức buổi phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục để ứng viên thử việc thuận lợi nhất,…
- Chuẩn bị và làm hợp đồng ký kết giữa tuyển dụng và ứng viên, các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ đãi ngộ cho các nhân viên mới
- Thực hiện đánh giá năng lực nhân viên thông qua chỉ số KPI và hiệu suất công việc, từ đó đề xuất thăng tiến tiền lương cũng như luân chuyển các luồng nhân sự về với đúng vị trí chuyên môn
- Lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các nhân viên mới, chưa có năng lực, chưa có tay nghề, đề xuất các chế độ đãi giúp nhằm giữ nhân các nhân sự, nhất là các nhân sự giỏi, có tài năng; tổ chức các hoạt động gắn kết mối quan hệ nhân sự với nhân sự và nhân sự với cấp trên; xây dựng, duy trì và cải thiện văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử giữa các nhân viên; …
Nhìn chung, nhiệm vụ chính của một nhân viên làm trong lĩnh vực quản trị nhân sự hay nói chung là một HR sẽ là phụ trách về yếu tố con người trong các doanh nghiệp, đó là nguồn nhân lực của các công ty sao cho có thể duy trì những nhân sự giỏi nhất cho các doanh nghiệp, đồng thời loại bỏ các nhân tố làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
1.2. Các đặc điểm nổi bật của HR
HR nói chung khi nhắc tới sẽ mang những đặc điểm chung sau:
- Phụ trách tất cả các vấn đề liên quan tới nhân sự - con người của doanh nghiệp
- Là sự kết nối mật thiết giữa các nhân sự với doanh nghiệp
- Có chuyên môn tốt và am hiểu về nhân sự của mình
HR được chia làm 2 mảng chính, bao gồm:
- HR về quản trị nhân sự: là công tác quản lý hành chính và thực hiện các chính sách về lao động
- HR về quản trị nguồn nhân lực: là công tác quản lý mang tính chất lâu dài của doanh nghiệp, cụ thể là thực hiện các công việc chiêu mô và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tìm ra và phát huy nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên.
1.3 Xu hướng phát triển ngành nghề HR
Mặc dù chưa được nhiều người biết tới hay HR còn là một thuật ngữ khá mới lạ, xuất hiện trong những năm gần đây khi mà sự đa dạng ngành nghề cũng như du nhập thêm các ngành nghề từ phía nước ngoài. Tuy nhiên, ngành HR hiện đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ ưa thích. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, đây là một ngành nghề hiện đại và rất cần thiết cho các doanh nghiệp, vì vậy, một công việc ổn định và lâu dài là điều mà các ứng viên tìm đến. Hơn hết, công việc này mang tới một mức lương hấp dẫn.
Thứ hai, ngành HR phụ trách quản lý con người và văn hóa của doanh nghiệp nên chắc hẳn sẽ gặt hái được nhiều thành công và thăng tiến cao hơn trong công việc.
Thứ ba, đó là danh vọng mà ngành nghề HR mang lại.
Xem ngay: Việc làm chuyên viên nhân sự
2. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành HR mà ứng viên có thể gặp phải
2.1. Thuận lợi
Bất kỳ một ngành nghề nào cũng sẽ gặp những thuận lợi nhất định, HR cũng vậy. Là một nhân viên làm trong lĩnh vực HR hay quản trị nhân sự thì bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc và gặp rất nhiều người với những tính cách khác nhau và có cả những định hướng nghề nghiệp khác nhau. Do đó, bạn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tuyển dụng cũng như đào tạo, dẫn dắt và phát triển bền vững cho mục đích to lớn nhất của doanh nghiệp và cả những nhân sự đó. Bạn sẽ dễ dàng có được tình cảm yêu quý từ mọi người nếu như bạn giúp đỡ họ dựa trên chức năng công việc của mình, việc nhận lại sự giúp đỡ từ mọi người là có thể.
Một HR sẽ là chìa khóa chính của các doanh nghiệp vì nhân sự chính là nguồn sống của doanh nghiệp đó, nếu không có nhân sự, các doanh nghiệp chỉ như bộ xương. Vì vậy, bạn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển hoạt động của doanh nghiệp đó.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi mà một nhân viên làm trong lĩnh vực HR có được thì cũng gặp những khó khăn không nhỏ. Bạn luôn phải biết cân bằng giữa lợi ích người lao động và người sử dụng lao động, nhằm không tạo ra cuộc chiến tiền lương và đãi ngộ vô cùng quen thuộc. Để làm được điều này, các HR cần phải khéo léo, thông minh và kiên nhẫn giải quyết.
Tiếp đó, các HR sẽ thường xuyên phải hứng chịu và lắng nghe những phàn nàn, tranh cãi từ phía nhân sự khi nhu cầu, mong muốn của họ không được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đủ để đạt đến sự thỏa mãn. Đồng thời, các vấn đề nan giải như đình công, nghỉ việc, thiếu nhân sự, nhân sự lười biếng,… thường xuyên xảy ra sẽ gây rắc rối cho cả bạn và doanh nghiệp.
Cuối cùng đó là bài toán nan giải về đào tạo nhân sự. Như bạn biết đấy vấn đề đào tạo không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nhân sự có thể giỏi lên ngay được, tuy nhiên, các doanh nghiệp lại mong muốn chi phí đào tạo bỏ ra thấp nhưng nhận lại được nhiều hơn những gì mà mình bỏ ra, cụ thể là đào tạo nhanh chóng và nhân sự thì phải giỏi lên nhiều. Đây cũng là khó khăn không hề nhỏ của các nhân viên làm trong lĩnh vực quản trị nhân sự hay HR.
3. Một số công việc HR thông dụng hiện nay
3.1. Vị trí HR Admin (Hành chính)
Nếu bạn là sinh viên vừa mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì HR Admin hay HR hành chính là vị trí phù hợp cho bạn đó. Công việc chính của một HR Admin chủ yếu liên quan trực tiếp đến các giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên, ví dự như xe đi lại, máy tính, …, các báo cáo về kiểm kê tài sản,…
Yêu cầu tuyển dụng của các HR hành chính đó là: có bằng cấp ngành quản trị và có kỹ năng tin học tốt để soạn thảo các mẫu văn bản hành chính một cách chính xác, đồng thời cẩn thận và có kỹ năng giám sát đồ đạc tốt.
Tham khảo: Việc làm HR excutive
3.2. Vị trí HR tuyển dụng
Vị trí HR tuyển dụng cũng là vị trí hợp lý với các sinh viên vừa mới ra trường, vì công việc này khá đơn giản. Các HR tuyển dụng sẽ đảm nhận vị trí này với nhiệm vụ thêm nữa đó là giao thoa và trao đổi với các phòng ban, các cấp ban quản lý nhằm nắm được vững các nhu cầu và chất lượng nhân sự của doanh nghiệp vừa mới tuyển dụng. Công việc chính của các HR tuyển dụng đó là tìm kiếm, sàng lọc các đơn CV hay sơ yếu lý lịch của ứng viên để tìm ra ứng viên phù hợp. Bên cạnh đó, các HR tuyển dụng phải biết sắp xếp, lên lịch phỏng vấn, cung cấp thông tin cho ứng viên qua điện thoại hoặc trực tiếp, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá năng lực ứng viên, báo cáo tình hình tuyển dụng cũng như định hướng cho các nhân viên mới vào.
Yêu cầu tuyển dụng của các HR tuyển dụng đó là: có bằng cấp ngành quản trị và có kỹ năng tin học tốt, có kỹ năng lên kế hoạch và theo sát nó.
Gợi ý: Việc làm hr director
3.3. Vị trí HR đào tạo nhân sự
Nếu như các bạn là các ứng viên đã từng có kinh nghiệm nhất định thì có thể thử sức với công việc HR đào tạo nhân sự nhé! Nhiệm vụ chính của các HR đào tạo nhân sự đó chính là dành nhiều thời gian nghiên cứu đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp, công ty; trao đổi với cấp trên tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên; tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức.
Yêu cầu tuyển dụng đối với các HR đào tạo nhân sự: có bằng cấp ngành quản trị nhân sự, có kinh nghiệm và kỹ năng đào tạo, có chuyên môn tốt, biết định hướng và dẫn dắt nhân sự mới, thân thiện và khả năng thuyết phục.
3.4. Vị trí HR Manager
Nhiệm vụ chủ yếu của cacsc HR Manager hay quản lý là tổ chức các cuộc họp liên quan đến kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp và lợi ích của nhân sự. Các vị trí quản lý có thể bắt đầu một ngày với công việc điển hình đó là các cuộc hợp, họp về cách bàn kế hoạch, về cách quản lý giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp về các vấn đề như: tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, điều chỉnh chính sách,… hay là các cuộc hợp mang tính chất nội bộ.
Yêu cầu tuyển dụng: kỹ năng quản lý, bằng cấp, kinh nghiệm từ 3-5 năm, trình độ tốt, sự thân thiện và biết cách quản lý con người, sáng tạo và chủ động.
Trên đây là thông tin về HR là gì? Một số công việc thu hút nhiều lao động nhất của HR mà các bạn có thể quan tâm tới và muốn thử sức mình ở một lĩnh vực khá mới mẻ này. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe và dành thời gian cho chúng tôi! Chúc các bạn may mắn và sớm tiềm kiếm được việc làm ưng ý cho bản thân nhé!
Tham gia bình luận ngay!