1. Kết nối máy chấm công qua Internet, có hay không?
Trong thời đại công nghệ lên ngôi, mạng internet phát triển và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Từ điện thoại thông minh, máy tính bảng cho tới TV,...tất cả đều có thể thực hiện việc kết nối internet một cách dễ dàng. Vậy, liệu có thể kết nối máy chấm công qua internet được hay không?
Câu trả lời chính là có. Việc kết nối máy chấm công qua internet là hoàn toàn có khả năng. Tuy nhiên, cũng giống như các thiết bị khác, máy chấm công có thể kết nối internet phải là máy chấm công thuộc đời mới, có cấu hình phù hợp và thuận tiện cho việc kết nối internet dễ dàng. Điều này có ý nghĩa rằng không phải bất cứ loại máy chấm công nào cũng có thể kết nối internet, chỉ có thể thực hiện việc kết nối máy chấm công đời mới qua internet mà thôi.
Những máy chấm công này sẽ cần phải có khả năng để lấy các thông tin từ xa. Và với việc kết nối internet, máy chấm công sẽ có một tên miền riêng, hỗ trợ cho việc truyền dữ liệu đi xa một cách nhanh chóng. Hầu hết, hiện nay, việc kết nối máy chấm công qua internet chủ yếu để gửi các dữ liệu từ các công ty là chi nhánh, công ty con tới trụ sở chính để có thể tổng hợp và quản lý toàn bộ nhân viên một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Thực tế thì những điều đó cũng là lý do chính để phát triển các máy chấm công có khả năng kết nối internet. Thông qua vài thao tác được thực hiện, trụ sở chính hoàn toàn có thể kiểm soát và quản lý công tác chấm công cũng như quản lý nhân viên ở các công ty con hay chi nhánh một cách đơn giản mà lại đem đến hiệu quả tốt nhất. Những dữ liệu từ các máy chấm công đó sẽ được gửi về máy chủ của trụ sở chỉ trong tích tắc. Từ đó, việc tổng hợp, quản lý nhân viên và việc chấm công cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Xem thêm: Tra cứu số đăng ký máy chấm công
Không những vậy, với việc kết nối máy chấm công qua internet thì các nhà quản lý có thể thực hiện việc kiểm tra nhân viên hay truy xuất dữ liệu của máy chấm công từ xa một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Đó cũng là một trong những điều dẫn đến nhu cầu đòi hỏi một chiếc máy chấm công có khả năng kết nối internet ra đời.
2. Kết nối máy chấm công qua internet cần có điều kiện gì?
Như đã nói ở trên, việc kết nối máy chấm công qua internet là hoàn toàn có khả năng. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại máy chấm công nào cũng có được tính năng đem đến sự tiện ích đa dạng này. Vậy, để có thể kết nối máy chấm công qua internet thì cần thỏa mãn những điều kiện gì? Hay các yêu cầu được đặt ra cho việc thực hiện kết nối máy chấm công qua internet ra sao?
Và ngay sau đây sẽ là các điều kiện đưa ra cho việc kết nối máy chấm công qua internet như sau:
- Máy chấm công có khả năng kết nối internet
Điều kiện đầu tiên để thực hiện việc kết nối máy chấm công qua internet chính là một chiếc máy chấm công có khả năng này. Bởi nếu máy chấm công của bạn là đời cũ, cấu hình không phù hợp và thuận tiện cho việc kết nối thì việc kết nối máy chấm công qua internet sẽ không bao giờ có thể thực hiện được.
Như vậy thì việc truyền dữ liệu đi xa cũng là không có khả năng. Do đó, một máy chấm công có cấu hình tương thích với việc kết nối internet và gửi dữ liệu đi xa là điều cần thiết.
- Vị trí có internet
Để thực hiện việc kết nối máy chấm công qua internet thì máy chấm công phải được lắp đặt tại những vị trí có nguồn internet hoạt động. Với việc kết nối internet thì các bạn có thể thực hiện kết nối thông qua wifi hoặc mạng LAN hay còn gọi là mạng dây đều được. Tuy nhiên, nếu muốn có một sự kết nối ổn định nhất thì mạng dây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho việc kết nối máy chấm công qua internet.
Xem thêm: Việc làm trưởng nhóm nhân sự
- Mô hình kết nối máy chấm công qua internet
Các doanh nghiệp sử dụng máy chấm công có khả năng kết nối internet thì cần xây dựng một mô hình cho quá trình này. Bởi điều này sẽ giúp các máy chấm công kết nối qua internet được hoạt động dễ dàng, thuận tiện hơn.
- Các phần mềm chấm công được tích hợp
Với việc xây dựng mô hình kết nối máy chấm công qua internet thì các doanh nghiệp cần đảm bảo các máy tính được kết nối đã có các phần mềm chấm công tương ứng. Ví dụ như phần mềm chấm công Ronald Jack hay phần mềm wise eye,...
Điều này sẽ giúp cho việc cập nhật, truy xuất dữ liệu từ các máy chấm công có thể thực hiện được và tổng hợp thông tin đảm bảo sự chính xác nhất có thể.
- Thực hiện việc cài đặt NAT port
Được biết đến là một cổng giao tiếp dùng để truyền dữ liệu và tiếp nhận các thông tin được gửi đến. Việc kết nối máy chấm công qua internet cũng cần phải có một cổng giao tiếp này. Loại port thường dùng có thể là 4370 hay 5005.
Việc cài đặt xong là chưa đủ, các bạn cũng cần phải kiểm tra chắc chắn xem liệu port đã được mở hay chưa. Có thể sử dụng ping eu trong quy trình kiểm tra này.
Đó là những điều kiện, yêu cầu cơ bản cho việc kết nối máy chấm công qua internet có thể được thực hiện.
Các điều kiện này về bản chất sẽ không quá khó để có thể thỏa mãn khi các máy chấm công đời mới với cấu hình cao hơn rất nhiều hiện có mặt trên thị trường với số lượng lớn và đa dạng các chủng loại khác nhau. người dùng có thể tùy ý để lựa chọn máy chấm công phù hợp với nhu cầu của mình.
3. Kết nối máy chấm công qua internet như thế nào?
Cách để kết nối máy chấm công qua internet ra sao có lẽ là điều mà các bạn muốn biết nhất. Thực tế thì các thao tác được đánh giá là khá đơn giản và dễ dàng để có thể thực hiện thành công ngay lần đầu tiện.
Để thực hiện việc kết nối máy chấm công qua internet thì các bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Thực hiện việc đăng ký tài khoản
Kết nối máy chấm công qua internet đòi hỏi bạn cần có một tên miền riêng cho máy chấm công với việc tạo tài khoản ở trên hệ thống. Để làm được điều này thì các bạn cần truy cập vào trang web dyndns để đăng ký ngay một tài khoản cho máy chấm công của mình.
Các bước đăng ký thì không quá khó khăn khi bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của hệ thống mà thôi. Tuy nhiên, điều mà các bạn cần lưu ý chính là việc điền địa chỉ IP. Nên nhớ rằng, IP mà bạn cần điền vào chính là địa chỉ IP của máy tính được sử dụng để truy xuất các dữ liệu từ phần mềm máy chấm công tương ứng cài đặt trên đó.
Nếu không điền đúng địa chỉ IP thì việc kết nối sẽ không thành công và bạn sẽ không thể thực hiện bất cứ thao tác nào khác.
- Bước 2: Thực hiện việc cài đặt và điền thông tin
Sau khi đã điền đúng IP tĩnh ở bước 1 thì các bạn sẽ cần cài đặt cho việc liên kết. Tức là cài đặt các địa chỉ Gateway cùng với địa chỉ của mạng LAN được sử dụng. Ở bước này, các bạn sẽ cần điền thêm tên miền DNS ở phần mục lấy dữ liệu từ xa.
Tiếp đến, bạn sẽ cần điền các thông tin, địa chỉ của máy chủ, chính là máy có vai trò kết nối và tổng hợp các máy chấm công khác với nhau. Khi điền đúng thì thông báo sẽ được gửi về cho bạn để bạn biết được mình đã thành công trong việc kết nối với máy chủ.
Và lúc này thì máy chấm công của bạn đã hoàn toàn được kết nối qua internet. Điều này có nghĩa là các máy chấm công ở các cơ sở sẽ hoàn toàn tự động cập nhật vào máy chủ khi đã được cài đặt trước đó.
Lưu ý là trong trường hợp máy chấm công của bạn chưa có tên miền riêng thì việc cài đặt thủ công là điều cần thiết. Các bước sẽ hơi phức tạp hơn một chút và bạn cần phải có một địa chỉ email cho việc xác nhận. Chính vì thế mà lựa chọn các máy chấm công có sẵn các tên miền tự động sẽ là phương pháp tối ưu hơn cả.
Trên đây chính là chia sẻ về việc kết nối máy chấm công qua internet. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn.
Tham gia bình luận ngay!