1. Thuật ngữ Kickstart
1.1. Kickstart có nghĩa là gì?
Kickstart là một nền tảng crowdfunding (gọi vốn cộng đồng) mà ở đó sẽ cho phép các doanh nhân phát triển các sản phẩm của mình cũng như trình bày các dự án với mục đích nhằm kêu gọi những nguồn vốn từ tất cả các người dùng trên Kickstart với phạm vi là toàn cầu.
Ngoài ra, Kickstart còn có thể được hiểu theo cách đơn giản là một công ty hoạt động chuyên về mảng huy động nguồn vốn từ đại chúng và cho phép các doanh nhân trên nền tảng này có thể tự do phát triển, sáng tạo những sản phẩm, tác phẩm, dự án của mình để huy động những nguồn vốn từ người dùng thông qua mạng Internet. Hiện nay thì hình thức Kickstart vẫn khá xa lạ và mới mẻ với các startup trẻ. Chúng khác hoàn toàn so với hình thức kêu gọi vốn theo kiểu truyền thống trước kia.
1.2. Mô hình Kickstart hiện nay
Hiện nay thì các startup có thể dễ dàng hơn trong việc giới thiệu các dự án đầu tư của mình đến với người tiêu dùng trên nền tảng Kickstart để kêu gọi vốn đầu tư cho dự án. Ưu điểm của nền tảng Kickstart chính là những dự án sẽ được phân loại ra thành nhiều lĩnh vực riêng biệt như là sản phẩm nghệ thuật, phim ảnh, sản phẩm tiêu dùng hoặc những dự án game, ...
Hiện nay, có thể coi mô hình Kickstart là một cầu nối quan trọng trong việc kêu nguồn vốn cho các dự án trên toàn thế giới và khiến cho việc kêu gọi vốn đầu tư cho cộng đồng khởi nghiệp trở nên vô cùng phổ biến. Mặc dù vậy tuy nhiên ở Việt Nam thì khái niệm này vẫn còn khá lạ lẫm, do vậy đã có không ít các startup đã bỏ lỡ những cơ hội bằng vàng trong quá trình khởi nghiệp.
1.2.1. Những lợi ích của việc gọi vốn đầu tư đem lại trên nền tảng Kickstart
Giống như là một số nền tảng khác thì nền tảng Kickstart cũng sẽ mang lại các cơ hội rất lớn để các startup có thể thực hiện hóa các dự án của mình. Đầu tiên, lợi ích mà Kickstart sẽ mang lại cho các startup đó chính là nguồn vốn đầu tư cho các dự án. Tuy nhiên thì lợi ích sẽ không chỉ dừng lại ở số vốn sẽ nhận được mà còn là rất nhiều những lợi ích khác dành cho các startup đang muốn xây dựng sự nghiệp và theo đuổi ước mơ.
Trên thực tế khi bạn bắt đầu giới thiệu và trình bày về dự án của bản thân trên nền tảng Kickstart thì bạn sẽ có thể xác định được sự quan tâm của các người dùng trên nền tảng đến với dự án như thế nào dựa theo số tiền đầu tư mà bạn sẽ nhận được. Ngoài ra thì những ý kiến, bình luận, những lời chia sẻ hoặc góp ý về dự án trên nền tảng Kickstart sẽ giúp bạn có thể đánh giá được về dự án đó có thu hút được sự quan tâm của người dùng hay không hoặc là tính khả thi của nó so với kế hoạch ban đầu là như thế nào.
Không những thế, những người đầu tư và ủng hộ cho dự án của các startup trên nền tảng Kickstart trong tương lai cũng có thể sẽ là những khách hàng tiềm năng đối với dự án của họ.
1.2.2. Cách thức vận hành của mô hình Kickstart hiện nay
Với những lợi ích và cơ hội lớn như vậy thì việc mô hình Kickstart hoạt động như thế nào đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ nhiều đối tượng, đặc biệt là với những startup trẻ hiện nay. Khi một nhà kinh doanh bắt đầu dự án và đưa chúng lên Kickstart với mục đích là kêu gọi vốn đầu tư thì trước tiên sẽ cần phải xác định được mức vốn đầu tư cần thiết cũng như là về thời gian để hoàn thành các dự án. Từ thời gian bắt đầu đến khi kết thúc dự án thì tổng số vốn mà bạn nhận được phải lớn hơn hoặc bằng so với mức vốn dự kiến đã đặt ra ban đầu.
Để có thể nhận được số tiền đầu tư trên nền tảng Kickstart thì người kêu gọi vốn cần phải thực hiện các chiến dịch sao cho thu hút được sự quan tâm, chú ý từ các nhà đầu tư thông qua bằng những cách như là trình bày ý tưởng của dự án bằng một đoạn văn bản hoặc là một video ngắn nhưng phải thuyết phục. Điều quan trọng nhất đó là phải tận dụng được tối đa những tính năng và lợi thế ở trên mạng xã hội để có thể nhận được những sự quan tâm từ nhà đầu.
Trong khoảng thời gian mà các chủ dự án kêu gọi vốn đầu tư thì sẽ có thể nhận được rất nhiều các ý kiến trái chiều, các phản hồi từ người dùng hoặc thậm chí là các lời góp ý về việc cần phải thay đổi một số chi tiết của dự án để phù hợp hơn. Tuy nhiên thì các nhà đầu tư cũng có thể dựa vào mức độ khả thi và sự hấp dẫn của dự án đó mà tăng mức vốn, đồng thời họ cũng sẽ nhận được thêm nhiều ưu đãi khi tham gia vào việc phát triển các dự án đó.
Thông thường thì các dự án khi đã kêu gọi vốn đầu tư thành công trên nền tảng Kickstart thì sẽ bị giữ lại 5% tổng số tiền đầu tư đó, số còn lại sẽ được chuyển cho chủ dự án. Đối với các quá trình kêu gọi không thành công thì tổng số tiền được ủng hộ sẽ chuyển toàn bộ cho các chủ đầu tư đã góp vốn.
Các chủ dự án sau khi nhận được số tiền đầu tư sẽ cần phải nhanh chóng thực hiện dự án và sẽ phải gửi trả lại lãi hoặc là bất kỳ ưu đãi, phần thưởng theo thỏa thuận ban đầu cho các nhà đầu tư. Kickstart cũng đặt ra những điều khoản và quy luật vô cùng chặt chẽ để có thể quản lý cũng như ngăn chặn được những hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản từ nhiều đối tượng trong việc kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng.
2. Những cơ hội và thách thức đối với startup Việt Nam trên Kickstart
2.1. Cơ hội
Hiện nay, có rất nhiều người trên thế giới đã gây dựng được sự nghiệp thành công thông qua nền tảng Kickstart mặc dù đã trải qua rất nhiều sự thất bại trước đó. Để có thể thành công thì các startup Việt Nam sẽ cần phải nghiên cứu, suy nghĩ và học hỏi để có thể tạo ra các cơ hội cho bản thân, nhận được nhiều sự góp ý có ích từ cộng đồng, các nhà đầu tư trên khắp thế giới cũng như kêu gọi vốn thành công để theo đuổi sự nghiệp mà mình mơ ước.
Mặc dù mô hình Kickstart nghe khá xa lạ ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay lại đang có rất nhiều startup trẻ đang tìm hiểu và dành sự quan tâm đến với những nhân vật thành công và nổi tiếng qua nền tảng này như HidrateMe, Code4Startup hay Jelly Galaxy. Họ đều đã tạo được tiếng vang và thành công lớn trên nền tảng Kickstart và trở thành những động lực và cơ hội để loại mô hình crowdfunding này trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam.
2.2. Thách thức
Ngoài những cơ hội mà Kickstart mang lại ra thì cũng có rất nhiều những thách thức dành cho các startup Việt Nam. Đầu tiên đó là về cách thức phân phối các sản phẩm. Đây là điều mà rất nhiều các startup Việt Nam dành sự quan tâm khi giới thiệu các dự án của mình trên nền tảng Kickstart. Tuy nhiên thì không gian về địa lý ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối các mặt hàng đến với toàn cầu nếu như các startup kêu gọi được vốn thành công. Tiếp theo đó là về những rào cản chi phí để có thể vận chuyển được hàng hóa cũng như là về các thủ tục hải quan có thể gây ra sự khó khăn nhất định đối với các startup Việt Nam hiện nay. Đây có thể được xem là thách thức to lớn nhất đối với các startup Việt khi đưa các dự án lên Kickstart.
Để có thể khắc phục được những vấn đề này, Boxme Global đã đưa ra một giải pháp để hỗ trợ việc hiện thực hóa các ý tưởng trên nền tảng Kickstart, đó là các giải pháp về việc hậu cần kho vận chuyển, cho thuê kho bãi hoặc là xử lý các vấn đề về hàng hóa theo như mong muốn của chủ dự án.
Trên đây là những phân tích nhằm giải đáp cho câu hỏi Kickstart là gì. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về nền tảng Kickstart.
Tham gia bình luận ngay!