1. Kiểm định chất lượng của giáo dục được hiểu như nào?
1.1. Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục
Đối với những cán bộ giáo viên đang công tác trong môi trường đặc biệt này chắc hẳn đã từng nghe qua khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục. Theo Pháp luật, căn cứ vào điều 2 tại khoản 2 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT đã Ban hành đã quy định khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục đó là:
Kiểm định chất lượng giáo dục được hiểu là hoạt động đánh giá, công nhận về mức độ thực hiện những chương trình, mục tiêu, nội dung giáo dục từ bên ngoài đối với nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Hoạt động này sẽ bao gồm kiểm định chất lượng cơ sở và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục.
Đối với kiểm định chất lượng cơ sở hay còn gọi là kiểm định chất lượng trường học thì sẽ được áp dụng với tất cả các cơ sở của toàn bộ các cấp học và trình độ đào tạo (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,...). Đối với kiểm định chất lượng chương trình thì sẽ được áp dụng với cà trường hợp như chương trình giáo dục, trình độ đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp, hệ cao đẳng, đại học cho đến thạc sĩ và tiến sĩ.
1.2. Đặc điểm của kiểm định chất lượng giáo dục
Khi nhắc khái niệm này, chúng ta sẽ cần lưu ý đến một số đặc điểm như sau. Kiểm định chất lượng trong giáo dục sẽ được tiến hành ở trong một phạm vi cơ sở, trường lớp và nó hoàn toàn là một hoạt động tự nguyện xuất phát từ mục đích kiểm soát chất lượng về giảng dạy và cơ sở vật chất.
Đặc điểm thứ hai của kiểm định chất lượng trong giáo dục sẽ là gắn liền với các hành động đánh giá đồng cấp và đồng nghiệp với những tiêu chuẩn , chuẩn mực linh hoạt. Sự đánh giá sẽ được biến đổi tùy theo những mục tiêu khác nhau của từng trường chứ không áp đặt tất cả các cơ sở đều phải giống nhau theo một khuôn mẫu sẵn có.
1.3. Các bước trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Trên thực tế thì việc kiểm định này sẽ được tiến hành dựa trên những quy trình, tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì chúng ta có thể gói gọn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong bốn bước:
Bước 1: Đầu tiên đó là xây dựng và cập nhật liên tục những công cụ kiểm định chất lượng giáo dục.
Bước 2: Tiếp theo đó là các cơ sở giáo dục tự đánh giá cơ sở vật chất và chương trình đào tạo của chính mình.
Bước 3: Thực hiện hoạt động đánh giá đối với đồng nghiệp, đồng các cấp với nhau dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp.
Bước 4: Cuối cùng là rút ra kết quả, thực hiện chứng nhận và xác nhận đối với chương trình giáo dục, cơ sở đào tạo đã đạt tiêu chuẩn.
2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
2.1. Vai trò của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Có thể nói, đây là một hoạt động có đóng góp không nhỏ trong sự phát triển và cải thiện chất lượng giáo dục nước nhà. Duy trì các chuẩn mực trong môi trường sư phạm đồng thời đáp ứng những nhu cầu về cung cấp nguồn nhân lực tương lai để đảm bảo sự phát triển lâu dài của đất nước. Vậy cụ thể những vai trò đó là gì?
2.1.1. Định hướng và xác định tiêu chuẩn chất lượng
Được nhà nước, cụ thể là Bộ Giáo dục ban hành kể từ năm 2007, chuẩn mực chất lượng về giáo dục đã trở thành cơ sở để phân tích, mô tả thực trạng và chỉ ra những điểm mạnh cùng những tồn đọng, thiếu sót,... Thông qua hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mà các cơ sở giáo dục đã tìm ra được những giải pháp để giải quyết những tồn tại hạn chế trong giáo dục. Định hướng, xác định tiêu chuẩn chất lượng để phát triển cho những giai đoạn tiếp theo.
2.1.2. Điều chỉnh hoạt động theo chuẩn mực để phát triển
Trên thực tế, kiểm định chất lượng giáo dục sẽ không tạo ngay được chất lượng cho một môi trường cụ thể mà nó là hoạt động phản ánh lại toàn bộ những gì đang xảy ra trong môi trường giáo dục đó. Chính vì vậy mà nó có vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý giáo dục xem xét, điều chỉnh lại những điểm còn thiếu sót, phát huy những điểm mạnh của cơ sở giáo dục và từ đó có cho mình những bước đi cụ thể trong tương lai một cách phù hợp.
2.1.3. Khẳng định chất lượng cho nhà trường
Có thể nói, việc kiểm định chất lượng giáo dục sẽ như một lời khẳng định của cơ sở giáo dục đó với tất cả các bên liên quan về chất lượng đào tạo, chất lượng vật chất của tường. Đăng ký kiểm định chất lượng trong giáo dục sẽ là lời cam kết về những giá trị mà nhà tường mang lại cho người học của mình. Đồng thời đó cũng là lời cam kết với tất cả các bên liên quan như nhà tuyển dụng, các cơ sở giáo dục khác,... Ngoài ra, kết quả của việc kiểm định sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác về chất lượng của nhà trường cho các bên liên quan để họ có thể đưa ra sự lựa chọn và quyết định sử dụng dịch vụ giáo dục cho phù hợp.
2.1.4. Cơ sở xây dựng văn hóa và chất lượng cho trường học
Vai trò cuối cùng của kiểm định chất lượng giáo dục đó chính là tạo ra cơ sở, nền tảng để các trường học có thể xây dựng văn hóa và chất lượng cho mình. Hoạt động này sẽ được đánh giá dựa trên những chỉ số, chuẩn mực cụ thể và nó giúp cho cơ sở giáo dục hiểu rõ hơn về những nhiệm vụ, công việc của mình. Từ đó chủ động trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng cho mình. Những điều nhỏ nhặt sẽ tạo nên những điều lớn lao và khi mà tất cả những cán bộ, thành viên đều ý thức được sự phát triển thì chất lượng sẽ không ngừng được đẩy mạnh. Văn hóa về những sự tích cực sẽ hình thành và tạo ra sự phát triển lâu dài cho chính cơ sở đó.
2.2. Ý nghĩa của kiểm định trong giáo dục
Mang trong mình những ý nghĩa và đóng góp vai trò không nhỏ đến tương lai của đất nước, kiểm định giáo dục đang ngày càng trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy những ý nghĩa mà hoạt động này tạo ra là gì?
2.2.1. Ý nghĩa với sự phát triển của xã hội
Sự phát triển và chuyển mình không ngừng đã kéo theo những yêu cầu của xã hội với con người đang ngày càng trở nên khắt khe. Khi đó, giáo dục như một cách thức để chúng ta có thể “nâng tầm” những giá trị về kiến thức cho chính mình. Cách thức đó có thực sự hiệu quả và đảm bảo hay không thì được quyết định rất nhiều từ việc kiểm định chất lượng giáo dục.
Chỉ khi giáo dục phát triển và mang đến những giá trị tốt đẹp thì khi đó đất nước, con người mới tạo ra được những bước tiến mới với thời đại. Thúc đẩy nền kinh tế xã hội bằng việc mang lại những nguồn nhân lực chất lượng cao từ nền tảng giáo dục đạt chuẩn.
2.2.2. Ý nghĩa với các cơ sở giáo dục
Bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước thì kiểm định giáo dục cũng mang lại những ý nghĩa đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục. Nhờ vào những nhận thức về mục đích, vai trò mà hoạt động này mang lại, các cơ sở giáo dục sẽ tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc tích cực, khách quan và trung thực để mang lại những giá trị giáo dục hiệu quả nhất.
Nói một cách đơn giản thì ý nghĩa của công tác này là đảm bảo đạt được những chuẩn mực tiêu chí nhất định trong việc đào tạo cũng như nỗ lực không ngừng chất lượng đào tạo, nhằm đảm bảo quyền lợi người đọc cùng với đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực.
Trên đây là những chia sẻ về những thông tin liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã có cho mình được những điều cần thiết khi muốn tìm hiểu về vấn đề này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, học tập tốt và đừng quên theo dõi người bạn đồng hành topcvai.com này nhé!
Tham gia bình luận ngay!