Kiểm sát viên là gì? Yêu cầu, nhiệm vụ của kiểm sát viên

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-06-15 09:37:11

Được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực pháp luật, tưởng như khái niệm kiểm sát viên đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi người thế nhưng trong thực tế, có rất nhiều cá nhân lại chẳng thể đưa ra được một khái niệm rõ ràng, chính xác kiểm sát viên là gì. Nếu bạn đang có mục tiêu nghề nghiệp sẽ trở thành một kiểm sát viên trong tương lai thì nhất định hãy cùng Băng Tâm làm sáng tỏ khái niệm về kiểm sát viên qua việc khai thác nội dung của bài viết này.

1. Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp của viện kiểm sát nhân dân Việt Nam, Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc về công tố và kiểm sát các hoạt động về tư pháp.

Kiểm sát viên là gì?
Kiểm sát viên là gì?

Cụ thể, vai trò của họ thể hiện rất rõ trong các vụ án hình sự trong các phiên tòa, được cơ quan tư pháp giao cho quyền buộc tội bị cáo có hành vi vi phạm luật pháp. Nhờ có họ mà những bản án được oan sai được hạn chế, đảm bảo cán cân công lý luôn ở trạng thái công bằng và sáng tỏ.

Ngoài ra, họ cũng là những cá nhân có quyền kiểm soát tất cả các hoạt động tư pháp, trở thành hình ảnh đại diện cho viện kiểm sát nhân dân. Với nét đẹp nghề nghiệp như vậy, kiểm sát viên luôn là một vị trí hấp dẫn được nhiều sinh viên ngành luật mơ ước được trở thành.

Sáng tỏ khái niệm kiểm sát viên
Sáng tỏ khái niệm kiểm sát viên

Thế nhưng để đứng vào vị trí việc làm danh giá như vậy không phải là một việc đơn giản. Phải bỏ ra bao nhiêu thời gian công sức, đầu tư bao nhiêu tâm huyết trong suốt hành trình học tập mới có được danh vị vẻ vang này. Cụ thể những điều gì đã mang đến cơ hội cho một cá nhân được đứng vào hàng ngũ Kiểm sát viên?

Cùng Băng Tâm khám phá thêm thật nhiều thông tin liên quan đến chức danh nghề nghiệp này và qua đó bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng một con đường phát triển bản thân thật bài bản.

2. Những quy định của pháp luật về kiểm sát viên

Với thông tin chi tiết làm rõ khái niệm kiểm sát viên là gì đã nêu ở trên đây, việc đưa ra các quy định luật pháp cho chức danh nghề nghiệp này rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Trong đó, Luật tổ chức viện kiểm sát Nhân dân ban hành năm 2014 đã đưa ra những nội dung cụ thể để quy định về ngạch và tiêu chuẩn để trở thành một kiểm sát viên.

Ở tại nội dung tiếp sau đây, chúng ta sẽ làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi mà trong vị trí kiểm sát viên bạn sẽ được hưởng.

2.1. Nhiệm vụ của kiểm sát viên

Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ quan trọng là thực hiện quyền công tố, được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công phụ trách các hoạt động tư pháp. Với nghiệp vụ cơ bản của mình, họ sẽ đứng ra để chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về tất cả các vấn đề xảy ra trong phạm vi chức năng nhiệm vụ trước Viện trưởng.

Nhiệm vụ cơ bản của kiểm sát viên
Nhiệm vụ cơ bản của kiểm sát viên

Trong quá trình công tác, kiểm sát viên dù có những quyền hành nhất định nhưng đều phải được thực hiện đúng theo các hướng dẫn chỉ đạo được chỉ thị, ban xuống của Viện trưởng. Không những vậy, kiểm sát viên phải luôn thật tỉnh táo và giữ cho mình một cái đầu lạnh để đưa mọi thứ vào trong các giá trị công bằng, minh bạch mà suy xét.

Nếu như được giao cho các nhiệm vụ trái với pháp luật thì họ hoàn toàn có quyền từ chối, đồng thời có trách nhiệm báo cáo lại sự việc cho cấp cao hơn để xử lý triệt để vấn đề công tác sai trái pháp luật.

2.2. Quyền của người kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên bên cạnh trách nhiệm, chức năng nghiệp vụ thì có những quyền hạn sau đây có thể thực hiện trong quá trình hành nghề kiểm sát:

- Thứ nhất, người kiểm sát viên có quyền kiểm sát để khởi tố thông qua các hồ sơ dự án được cung cấp bởi các đơn vị điều tra.

- Thứ hai, được quyền yêu cầu tiến hành điều tra đối với các đối tượng có hành vi vi phạm vào các điều luật của luật pháp ban hành.

Quyền hạn của kiểm sát viên
Quyền hạn của kiểm sát viên

- Thứ ba, có quyền tạm giam giữ, bắt người.

- Thứ tư, được đề nghị điều tra những đối tượng có hành vi làm trái luật pháp.

- Thứ năm, kiểm sát viên có quyền triệu hồi và tiến hành hỏi cung đối với những đối tượng bao gồm: bị can, người bị hại, người làm chứng,… nói chung thực hiện quyền này với tất cả những ai có liên quan tới vụ an.

- Thứ sáu, đưa ra quan điểm và các ý kiến riêng, đọc bản cáo trạng, đưa ra các quyết định cần thiết và phù hợp ở trong một phiên tòa.

- Thứ bảy, được kiểm sát đối với toàn bộ quá trình xét xử vụ án tại tòa án. Đồng thời được kiểm sát cho đến kết quả cuối cùng mà Viện kiểm sát đưa ra kết luận vụ án.

- Thứ tám, thực hành công việc khác dưới sự sắp xếp, phân công từ Viện trưởng.

Kiểm sát viên có những quyền hạn gì?
Kiểm sát viên có những quyền hạn gì?

Tất cả kiểm sát viên nói chung đều phải thể hiện được năng lực hành nghề của mình cũng như sẵn sàng đứng ra chịu mọi trách nhiệm đối với tất cả thông tin và phát ngôn do bản thân đưa ra. Với giá trị nghề nghiệp gắn liền với tính pháp lý, mọi yếu tố hành nghề đều phải cẩn trọng. Do đó, có không ít những yêu cầu nghiêm ngặt dành cho vị trí kiểm sát viên. Khi theo đuổi nghề này, bạn cũng đồng thời phải nắm bắt được những yếu tố đó.

3. Những yêu cầu cơ bản dành cho một kiểm sát viên cần nắm bắt được

Bạn cần đáp ứng những yêu cầu nào để có thể trở thành một kiểm sát viên chân chính? Trước tiên bạn cần phải tốt nghiệp ra từ những trường đào tạo chính quy chuyên ngành về luật – pháp lý cũng như chuyên ngành kiểm sát. Hệ thống giáo dục đại học, học viện của Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chương trình đào tạo nghiệp vụ liên quan đến luật vô cùng bài bản và chặt chẽ, do đó nếu như bạn được học tập tại những cơ sở giáo dục chính quy này thì hoàn toàn có đủ kiến thức, kỹ năng để hành nghề đáp ứng mọi yêu cầu.

Yêu cầu cơ bản dành cho kiểm sát viên
Yêu cầu cơ bản dành cho kiểm sát viên

Ngoài ra, những kiểm sát viên tương lai còn cần có tấm bằng cử nhân về Luật. trước khi chính thức trở thành kiểm sát viên thì bạn cần phải tham gia vào kỳ thi viên chức được Viện kiểm sát tổ chức.

Nhìn chung, những thông tin trên đây đã đem đến cho bạn đọc quan tâm cái nhìn sâu sắc để hiểu được kiểm sát viên là gì. Đây là một vị trí danh giá và có tương lai phát triển rộng mở vậy nên bạn hãy tu dưỡng đạo đức bên cạnh những nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng, hình thành tác phong nghiệp vụ chuẩn mực nghề nghiệp để có đủ năng lực bước vào nghề nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: