1. Định nghĩa về kế toán
Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính cho các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế toán đề cập đến quá trình lưu giữ liên tục các thông tin cho mọi giao dịch tài chính, tức là mua hoặc bán bất kỳ mặt hàng nào và lập báo cáo tài chính cần thiết.
Kế toán sẽ bao gồm các nghiệp vụ nắm bắt, phân loại, ghi chép, tóm tắt, phân tích và trình bày các giao dịch tài chính vào hồ sơ, báo cáo để thể hiện khả năng sinh lời và tính hình tài chính tại một tổ chức, có thể là doanh nghiệp hoặc đơn vị bắt kỳ. Chức năng chính của kế toán là cung cấp thông tin trọng yếu, thường là bản chất tài chính để người lãnh đạo đưa ra các quyết định hay chiến lược.
Các lĩnh vực của kế toán là: Kế toán quản trị, Kế toán chi phí, Kế toán thuế, Kế toán tài chính, Kế toán nguồn nhân lực, Kế toán trách nhiệm xã hội, Kế toán chứng thực,... Mục tiêu của kế toán sẽ bao gồm:
- Ghi chép sổ sách vào nhật ký, sổ phụ, sổ cái.
- Xác định kết quả (khả năng sinh lời từ thông tin được cập nhật qua các khoản giao dịch và tài khoản lãi, tài khoản lỗ.
- Thể hiện tình hình tài chính của tổ chức thông qua bảng cân đối kế toán.
- Cung cấp thông tin trọng yếu về khả năng thanh toán và tính thanh khoản cho các bên liên quan.
- Đưa ra báo cáo tài chính, miêu tả chân thực về khả năng tiền tệ của tổ chức.
Công việc kế toán ở doanh nghiệp hay tổ chức sẽ thường được thực hiện bởi các nhân viên của tổ chức đó, gọi là kế toán viên. Việc hạch toán kế toán diễn ra gần như là liên tục trong suốt năm tài chính.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán chi phí là gì?
2. Định nghĩa về kiểm toán
Kiểm toán là một hoạt động nhằm kiểm tra các thông tin tài chính của một tổ chức một cách độc lập trên quan điểm trung thực và công bằng. Nói cách khác, kiểm toán là quá trình đánh giá toàn diện các báo cáo tài chính hoặc các hồ sơ được lập theo quy trình kế toán. Mục đích chính của kiểm toán là xác minh độ tin cậy của các báo cáo tài chính.
Kiểm toán cần được thực hiện bắt buộc đối với tất cả các pháp nhân riêng biệt. Công việc kiểm toán sẽ được thực hiện sau khi lập các báo cáo tài chính. Kiểm toán sẽ gồm việc kiểm tra và kiểm toán các báo cáo tài chính theo luật và đưa ra ý kiến khách quan là những báo cáo hay hồ sơ tài chính có được ghi chép chính xác và phản ánh tình hình thực tế của công ty hay không.
Kiểm toán viên có hai loại chính là kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài:
- Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi đánh giá viên nội bộ, thường là nhân viên của công ty. Mục đích của kiểm toán nội bộ là tư vấn và đảm bảo khách quan, chính xác các giá trị gia tăng và giúp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của tổ chức.
- Kế toán bên ngoài thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật do thay cho các cổ đông hay cơ quan quản lý của Nhà nước.
Xem thêm: học kiểm toán ra làm gì? câu trả lời sẽ được giải đáp ở đây
3. Sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán
Ngoài việc khác nhau ở định nghĩa thì kế toán và kiểm toán có sự khác nhau ở nhiều mặt. Kế toán là một quá trình liên tục và trọng tâm là ghi chép chính xác các giao dịch tài chính hằng ngày, sau đó lập báo cáo tài chính. Trong khi đó, kiểm toán là hoạt động độc lập và được thực hiện theo quý hoặc theo năm. Kiểm toán liên quan đến việc đánh giá tính chính xác các báo cáo tài chính một cách khách quan.
Kế toán sẽ lấy dữ liệu đầu vào từ sổ sách kế toán, các giao dịch mua bán, giao dịch tài chính hằng ngày sau đó dùng chúng để lập báo cáo tài chính. Kiểm toán sẽ bắt đầu sau khi công việc kế toán kết thúc.
Phạm vi hoạt động của kế toán là bao gồm tất cả các hồ sơ, báo cáo liên quan đến tài chính còn kiểm toán là chủ yếu liên quan đến hồ sơ và báo cáo tài chính cuối cùng của tổ chức. Thời gian của kế toán thì là các giao dịch và hoạt động tài chính hiện tại, kiểm toán là các báo cáo tài chính trong quá khứ.
Mục đích của kiểm toán và kế toán cũng rất khác nhau. Mục đích chính của kế toán là xác định xem hoạt động một công ty lỗ hay lãi, từ đó thiết lập tài hình tài chính cho tổ chức đó trong một giai đoạn cụ thể. Còn mục đích của kiểm toán mang tính xác minh xem báo cáo tài chính của tổ chức có hợp lệ trung thực hay không. Đồng thời, kiểm toán sẽ nhằm phát hiện các sai sót hay gian lận trong báo cáo, có hành vi chiếm đoạt hay theo túng tài khoản hay không. Nếu có bất kỳ sai sót hoặc gian lận nào không được phát hiện thì kiểm toán viên sẽ phải chịu trách nhiệm.
Kế toán rất chi tiết và nắm bắt mọi thông tin giao dịch, kiểm toán thường sử dụng các báo cáo tài chính và hồ sơ giao dịch mẫu. Kế toán được điều chỉnh bởi các chuẩn mực các chuẩn mực kế toán với một số mức độ tùy chỉnh. Trong khi đó hoạt động kiểm toán chịu sự điều chỉnh của các chuẩn mực kiểm toán và không mang lại nhiều tính linh hoạt
Hoạt động kế toán sẽ do kế toán viên đảm nhiệm, người này được bổ nhiệm bởi lãnh đạo công ty nên công ty là người trả lương cho kế toán viên. Kiểm toán viên - một người làm việc độc lập được cổ đông hoặc cơ quan quản lý chỉ định thực hiện công việc kiểm toán và kiểm toán viên sẽ nhận được khoản phí do những bên này chi trả.
Kế toán bao gồm các loại báo cáo như sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Kiểm toán thì chỉ gồm hai loại báo cáo là: Báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán.
Kế toán và kiểm toán đều là những lĩnh vực chuyên môn, tuy nhiên phạm vi của kiểm toán rộng hơn kế toán vì kiểm toán viên cần hiểu biết về các hành vi khác nhau, các quy định về thuế, các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán.
Ngoài ra, các yêu cầu cơ bản phải được duy trì trong khi thực hiện thủ tục kiểm toán, tính bảo mật, liêm chính, trung thực và độc lập. Các báo cáo do kiểm toán viên đệ trình đến các đối tượng như chủ nợ, cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ, cơ quan Nhà nước,... giúp ích cho việc đưa ra quyết định hợp lý. Còn kết quả làm việc của kế toán viên sẽ gửi cho ban quản lý của tổ chức nhằm giúp người lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về hoạt động tài chính.
Kế toán và kiểm toán có rất nhiều điểm khác nhau nhưng chúng cũng bổ sung các khía cạnh cho nhau nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán, tài chính của một tổ chức. Qua bài viết bên trên thì topcvai.com mong rằng các bạn đã giải đáp được câu hỏi kiểm toán và kế toán khác nhau thế nào rồi nhé!
Tham gia bình luận ngay!