1. Kiến tập là gì?
Kiến tập chính là việc mà các bạn sinh viên sau một quãng thời gian được học và đào tạo tại trường Đại học của mình thì sẽ được đi ra các cơ sở thực hành bên ngoài, tương ứng với ngành nghề học phù hợp của mình để quan sát, học thêm bên ngoài thực tế, cùng với đó thì sẽ áp dụng những những kiến thức từ ngoài thực tế, thực hành với nghề đó. Và kiến tập sẽ là việc quan sát cách mà họ làm việc trên thực tế, để từ đó đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân và chủ yếu đó chính là nghiệp vụ nghề nghiệp. Ở trong các buổi hay là các khóa kiến tập thì đây chính là những lúc, là cơ hội để tiếp thêm đam mê cũng như là lòng nhiệt huyết, nhiệt thành, máu lửa hơn với nghề. Thường thì thời gian kiến tập của các bạn sinh viên tại các trường Đại học sẽ được diễn ra vào cuối năm 2 hoặc cuối năm 3.
Trong chương trình học tập tại các trường Đại học cũng như các trường Cao đăng thì kỳ kiến tập sẽ giúp cho các bạn sinh viên tiếp cận được những kiến thức nghề bên ngoài thực tế, những công việc mà các bạn được học ở trong thực tế. Trong khoảng thời gian kiến tập thì hầu hết tất cả các bạn sinh viên sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định của công việc, nhưng các bạn hãy thật cố gắng cũng như tin tưởng vào bản thân mình để học hỏi cũng như tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn bên ngoài thực tế, từ đó sử dụng nó để sau này làm nghề cho mình.
2. Vui buồn trong kỳ kiến tập
Có thể khẳng định được một điều như thế này rằng, đó chính là kỳ kiến tập được xem như là một trong những dấu mốc vô cùng đáng nhớ trong đời sinh viên, vì đây chính là cơ hội để các bạn sinh viên có thể trực tiếp khẳng định được khả năng cũng như là tay nghề của mình đối với lĩnh vực nghề nghiệp mà mình hiện tại đang theo học, là thời gian các bạn sinh viên khẳng định được chính bản thân mình, học hỏi được thêm nhiều những kinh nghiệm, những điều vô cùng mới mẻ từ thực tế làm việc mà không phải trên giảng đường lúc nào cũng được học. Thế nhưng ở trong kỳ kiến tập này, sẽ không ít lần mà các bạn sinh viên phải dở khóc dở cười.
2.1. Kiến tập tuy mệt nhưng lại vui
Khi vẫn còn đang quen với việc học hỏi những kiến thức cơ bản, những lý thuyết trên ghế nhà trường, thì đùng cái, bạn phải ra bên ngoài thực tế để tham gia kỳ kiến tập của mình và hoàn thành chương trình học đó. Có nhiều trường sẽ “dắt tay chỉ lối” cho sinh viên trường mình đến những cơ sở lớn để thực tập, như vậy thì các bạn sinh viên không phải lo lắng gì về nơi để kiến tập cả. Nhưng cũng có một số trường Đại học và Cao Đẳng muốn sinh viên của mình phải tự lực hết, tự tạo được cho mình một mối quan hệ cũng như là nơi kiến tập, nên chỉ đưa cho sinh viên giấy giới thiệu của trường mà thôi, rồi từ đó sinh viên phải tự mình tìm đến các cơ sở để có thể tự kiên tập và mang báo cáo cũng như là kết quả về trường để đánh giá cũng như vào điểm.
Sau đây sẽ là câu chuyện có thật cảu một bạn sinh viên trong thời gian đi kiến tập, tạm gọi là bạn T. Bạn T học ở ngành sư phạm về ngữ văn tại ngôi trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. Bạn đã trải qua một kỳ kiến tập vô cùng là đáng nhớ. Kỳ kiến tập của bạn được kéo dài trong khoảng thời gian là gần 2 tháng tại một trường cấp 2 trên địa bàn thành phố. T cho biết rằng, bạn đã được nhà trường tạo cho mình rất nhiều cơ hội để đứng lớp. Trong mỗi một tuần, thì ngoài thời gian mà bạn được ngồi dự giờ trên lớp và quan sát các anh chị, tiền bối đang là giáo viên hướng dẫn giảng bài, T đã được phân công để đứng lớp 2 tiết dạy cho học sinh lớp 9. Trước mỗi buổi mà T đứng lớp, thì bạn được các giáo viên ở trong trường giúp bạn chuẩn bị về gióa án và cả những phương pháp cũng như là những mẹo để giúp cho bạn trị được những người học trò cứng đầu, không chịu nghe lời.
Khi mà lần đầu tiên được lên lớp cũng như là đứng lớp thì bạn còn gặp khá nhiều khó khăn cũng như là sự bỡ ngỡ, nhưng mà nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các tiền bối đang là giáo viên đi trước cùng với đó chính là sự hợp tác của các bạn học sinh mà T đã dần trở nên tiến bộ hơn trong nghề. Qua được gần 2 tháng kiến tập ấy, T thật sự đã có được trong mình sự tự tin hơn trước cũng như là, bạn học thêm được nhiều cách truyền tải về kiến thức, về quản lý cũng như là tổ chức ở lớp học, xử lý về tình huống… đặc biệt hơn cả chính là những tình cảm đến từ sự chân thành của những cô cậu học trò dành cho chính mình.
Sau hơn một tháng của kỳ kiến tập ấy kết thúc thì T háo hức chia sẻ: “Kết thúc được kỳ kiến tập, một điều quý giá nhất mà mình nhận được đó chính là có thêm thật nhiều các mối quan hệ tốt với các anh chị đi trước đang làm thày, làm cô giáo ở trong trường. Không những vậy mà mình còn có đươẹc những kỷ niệm thật sự không thể nòa quên với những cô cậu học trò khá là dễ thương, và có lẽ trong suốt cuộc đời này mình sẽ không bao giờ quên về quãng thời gian tươi đẹp ấy”.
Lại một câu chuyện khác của một bạn sinh viên trường báo chí. Mặc dù công việc trong Đài truyền hình của tỉnh khá là vất vả như N, một sinh viên chuyên ngành về báo chí đa phương tiện, đã rất cố gắng rất nhiều để hoàn thành được nhiệm vụ mà trưởng ban giao phó. Có những lúc cô bạn được đi cùng các vị tiền bối để lấy tin tức, để quay phim… tì công việc sẽ khá là thoải mái và cũng học hỏi được rất nhiều từ đó, nhưng cũng có lúc cô bạn phải tự mình đến địa điểm rồi tự quay, tự viết tin bài mà gửi về. Công việc khá áp lực và khó khăn, nhưng cô nàng vẫn cố gắng làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành những tin bài để phát sóng trên truyền hình. Cô nàng chia sẻ: “Mình cảm thấy đôi lúc đi làm một mình thật sự rất áp lực và khó khăn, vì đây là lần đầu tiên vòa làm nghề của mình trong thực tế, minh đã cố gắng áp dụng những kiến thức được học từ trên trường vào những chuyến đi công tác và làm việc này, nhưng khi mà tác nghiệp thực tế thì nó lại khác rất nhiều. Đôi lúc nản, muốn từ bỏ, nhưng rồi lại nghĩ bụng nếu như mà bỏ không làm thì tối nay sẽ không có chương trình để phát sóng, ảnh hưởng rất nhiều, nên mình lại càng nỗ lực và cố gắng hơn để mà hoàn thành. Cho đến khi bản tin của mình được phát sóng thì mình cảm thấy nhẹ nhõm và vui vẻ hơn, lại càng có ngọn lửa trong nghề và đam mê với nghề hơn”.
Tìm hiểu thêm: Cách viết bản báo cáo thực tập chi tiết
2.2. Kỳ kiến tập không như là mơ
Có nhiều trường hợp là các bạn sinh viên không phải chật vật gì trong vấn đề đến các cơ sở để xin kiến tập, vì các bạn đã được gia đình và người thân quen giới thiệu cho mình vào thực tập ở những cơ sở khá. Như trường hợp của bạn Minh Trí, học ngành ngân hàng. Trước khi mà đến với kỳ kiến tập thì cậu bạn thật sự rất hào hứng vì trong đầu cậu đã có sẵn một suy nghĩ rằng, vì là chỗ thân quen nên sẽ được giúp đỡ cũng như là tạo cho mình một điều kiện làm việc tuyệt vời và có được nhiều cơ hội học hỏi trong nghề hơn. Nhưng một thực tế phũ phàng lại hiện ra trước mắt của cậu. Trong ngày đầu tiên mà cậu bước chân vào ngân hàng được giới thiệu để kiến tập theo điều kiện học tập cũng như là giấy giới thiệu của trường thì Trí đã được đích thân người quen ra chỉ đạo đặc biệt là “không cần phải có mặt tại cơ quan” những số liệu cũng như những thông tin có liên quan đến ngân hàng giúp ích cho cậu bạn trong việc viết báo cáo sẽ được gửi thẳng qua gmail. Không muốn như vậy, trí muốn được làm việc và được học hỏi nên đã ngỏ lời muốn lên ngân hàng để quan sát và học hỏi, nhưng có vẻ như tình hình không được khả quan hơn. Cho đến cuối của kỳ kiến tập thì cậu bạn này nhận được phần đánh giá xuất sác cho công việc, nhưng trong khi đó cậu lại không được làm gì. Trí buồn bã kể lại: “Thật sự mình rất kỳ vọng vào kỳ kiến tập này để mình được học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm để sau này làm việc, nhưng mình lại chẳng được làm gì cả, chẳng đượ khẳng định bản thân mình cũng như áp dụng những kiến thức mà mình cố gắng học được trường vào trong công việc”
Bên cạnh câu chuyện đó thì còn khá là nhiều những trường hợp đi kiến tập của nhiều bạn sinh viên khác, dường như các bạn chỉ được làm “chân sai vặt” mà không được làm những công việc theo đúng chuyên môn, chuyên ngành của mình được học ở trên trường. Chính vì vậy mới nơi rằng Kỳ kiến tập không như là mơ.
Gợi ý: Việc làm thực tập có lương
3. Kỳ kiến tập chính là hoạt động bổ ích
Hàng năm thì thường sẽ có rất nhiều trường Đại học cũng như trường Cao Đẳng trên cả nước cho phép sinh viên của mình ra bên ngoài cơ sở thực tập hay là kiên tập. Và thường sẽ là sinh viên cuối năm ba hoạc năm tư, một số trường sẽ là sinh viên cuối năm hai. Những bạn sinh viên này sẽ đến đến những cơ quan, công ty thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành của mình để làm quen với môi trường làm việc trong tương lai cũng như học hỏi kinh nghiệm và thậm chí trực tiếp làm những công việc theo đúng chuyên ngành học của mình.
Các kỳ kiến tập hay là thực tập như thế này thật sự là rất cần thiết và bổ ích đối với các bạn sinh viên. Đây là dịp lý tưởng để sinh viên tiếp xúc với công việc thực tế và gần gũi nhất. Cũng là cơ hội thử lửa, rèn nghề cho sinh viên, là phép thử ban đầu xem sinh viên đó có đủ năng lực và tố chất với nghề đã chọn hay không.
Từ bài viết trên của topcvai.com đã cho các bạn biết được về kiến tập là gì? Đi cùng với đó là Vô vàn câu chuyện kiến tập của sinh viên, để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Cũng từ đó mà xác định được đúng ngành học và nghề nghiệp của mình trong tương lai. Chúc các bạn luôn thành công.
Tham gia bình luận ngay!