1. Bạn hiểu kinh phí công đoàn là gì?
Bạn có bao giờ quan tâm đến các hoạt động của đoàn đội không? Khi tham gia vào các đoàn đội này, bạn sẽ bắt gặp cụm từ “kinh phí công đoàn”. Kinh phí công đoàn là những khoản thu phí chung để nộp vào ngân sách tài trợ các hoạt động bên lề của các cấp, các đoàn. Dựa vào những quy định mà nhà nước ban hành, 2% là tỉ lệ nguồn kinh phí công đoàn sẽ được trích ra từ số tiền lương mà các cơ quan, công ty, doanh nghiệp sẽ phải trả lương cho người lao động.
Đương nhiên, những khoản kinh phí này sẽ do các doanh nghiệp chi trả và phải được sử dụng một cách hợp lý khi đóng vào kinh phí công đoàn. Trong kinh phí công đoàn đó, một nửa số tiền này sẽ được giao nộp cho các công đoàn cấp trên, còn một nửa số tiền còn lại sẽ được các công ty và doanh nghiệp giữ lại để tài trợ cho mọi hoạt động liên quan đến công tác đoàn đội trong tổ chức, tập thể doanh nghiệp.
Để dễ dàng xử lý và tổng hợp lại, các khoản đóng kinh phí công đoàn có thể được chia ra để thu theo một số khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn: thu theo kỳ, theo tháng hoặc theo năm,... Mỗi công ty, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cách đóng kinh phí công đoàn theo cách riêng ở nơi đó nên thời gian thu kinh phí ở mỗi nơi là khác nhau.
Tham khảo: Công đoàn là gì? Lợi ích công đoàn mang lại cho người lao động
2. Một số câu hỏi liên quan đến kinh phí công đoàn
2.1. Cách tính mức đóng kinh phí công đoàn
Nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động liên quan đến bên đoàn đội thì bạn nên quan tâm đến những vấn đề diễn ra xung quanh chủ đề kinh phí. Có bao giờ bạn thắc mắc về cách đóng kinh phí công đoàn chưa? Lúc nào mức phí tăng? Lúc nào mức phí giảm? Hãy theo dõi thật kỹ về cách đóng mức phí để đảm bảo quyền lợi của chính bạn nhé.
Khi nhắc đến cách tính mức đóng kinh phí công đoàn, chúng ta sẽ có hai trường hợp phổ biến như sau:
- Trường hợp 1: Những doanh nghiệp đã thành lập cơ quan và có Công đoàn cơ sở
Trong tổng quỹ lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, kinh phí công đoàn sẽ trích ra 2% để bổ sung vào ngân sách chung. Trong đó, 35% là số tiền sẽ nộp lên Liên đoàn lao động (cấp trên) quản lý, 65% còn lại sẽ được chuyển sang Công đoàn cơ sở.
Chưa hết, mức lương cơ bản của nhân viên còn bị trừ đi 1% theo tỷ lệ như sau: giao cho Công đoàn tại doanh nghiệp 60%, chuyển về Liên đoàn lao động ở các Quận (Huyện) quản lý 40%.
- Trường hợp 2: Những doanh nghiệp mới thành lập cơ quan và chưa có Công đoàn cơ sở
Nhân viên sẽ không bị trừ đi mức lương cơ bản là 1%. Thay vào đó, số tiền phải đóng cũng tương tự như trên: 65% thuộc về Công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm, với điều kiện là đơn vị này phải thuộc địa bàn đơn vị kinh doanh đã đăng ký cấp giấy phép hoạt động, còn 35% sẽ nộp vào quỹ công đoàn chung của Nhà nước dựa trên tinh thần tự nguyện và tuân thủ đúng các thủ tục, quy trình.
Xem thêm: Công đoàn cơ sở là gì? Click để được giải đáp chi tiết ngay.
2.2. Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Có phải bất cứ ai cũng được đóng kinh phí công đoàn hay không? Phải chăng vẫn có những điều kiện khác về đối tượng được phép đóng kinh phí công đoàn? Tham khảo Khoản 2, Điều 26, Luật công đoàn 2012, tất cả các cơ quan, công ty, doanh nghiệp đều được quy định phải đóng đoàn phí. Còn chi tiết hơn thì như sau:
- Đóng kinh phí công đoàn là trách nhiệm thuộc về các cơ quan nhà nước mà cụ thể là Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tất cả những đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tất cả các tổ chức chính trị: tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
- Tất cả các cơ quan, đơn vị công lập hoặc ngoài công lập đều bắt buộc phải tham gia hoạt động đóng kinh phí công đoàn.
- Đóng kinh phí công đoàn cũng được coi là một hình thức đóng thuế cho các doanh nghiệp được thành lập theo thành phần kinh tế, tuân thủ đúng Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư do Nhà nước quy định.
- Các hợp tác xã, những liên hiệp hợp tác xã đã, đang và sắp được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Những cơ quan, tổ chức hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam như: cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế chuyên tham gia các hoạt động liên quan đến công tác đoàn đội tại Việt Nam, những cơ quan thuê người làm việc là người Việt Nam thì cần phải đóng kinh phí công đoàn.
- Tất cả các tổ chức đang sử dụng người lao động theo quy định của pháp luật, không ngoại trừ trường hợp nào.
2.3. Kinh phí công đoàn được sử dụng ra sao?
Sau khi đóng kinh phí công đoàn, những khoản tiền này sẽ được xử lý ra sao? Các khoản phí này sẽ được chi trả cho những hoạt động gì? Ý nghĩa của việc đóng tiên này là như thế nào? Có bao giờ bạn đưa ra những câu hỏi thắc mắc như vậy không?
Không chỉ phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp, những nguồn phí này sẽ được tận dụng một cách hiệu quả và triệt để nhằm thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn, góp phần phát triển và xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh. Ngoài ra, những khoản đóng tiền này sẽ được chia nhỏ vào các hoạt động công đoàn để làm tròn quyền và nghĩa vị của công đoàn đối với nhà nước. Cụ thể:
- Kinh phí công đoàn được sử dụng vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đúng đắn về những chính sách và chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Là nguồn kinh phí hỗ trợ cho các khóa học đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.
- Phát động các cuộc thi, phong trào thi đua.
- Tổ chức các chương trình hoạt động thiện nguyện, cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Chẳng hạn: hỗ trợ kinh phí cho những đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động tu dưỡng đạo đức, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực công đoàn.
- Tài trợ cho các cuộc thi, hoạt động thể thao, văn hóa, du lịch cho tập thể.
- Tổ chức các chương trình tuyên truyền về các vấn đề xã hội (luật lao động, luật gia đình, luật bình đẳng giới,...)
- Kinh phí công đoàn sẽ được trích ra một phần để hỗ trợ các đoàn viên gặp những vấn đề bệnh tật, đau ốm, tổ chức kịp thời các cuộc thăm hỏi, động viên và khích lệ kịp thời tinh thần cho những người lao động này.
- Trích ra một phần khen thưởng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, đạt nhiều kết quả tốt trong công việc.
- Phụ cấp cho những cán bộ chuyên quản lý, phụ trách các hoạt động công đoàn.
- Đóng góp cho sự hiện diện và hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
2.4. Đóng kinh phí công đoàn có bắt buộc không?
- Người lao động
Nhà nước đã quy định, người lao động có quyền gia nhập công đoàn nhưng không bắt buộc phải tham gia các hoạt động của công đoàn. Ngoài ra, Luật lao động Việt Nam cũng ghi rất rõ: các doanh nghiệp và tổ chức không được bắt ép người lao động phải gia nhập công đoàn. Mỗi cá nhân tham gia công đoàn đều dựa trên tinh thần tự nguyện và suy nghĩ tích cực. Do đó, tuyệt đối không được dồn nén người lao động về vấn đề này.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người lao động không bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn. Chỉ những người nào đã là đoàn viên, những người muốn xin vào đoàn mới phải nộp kinh phí theo quy định.
- Doanh nghiệp
Trái ngược lại với người lao động, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn, bao gồm cả doanh nghiệp đã hoặc chưa có cơ sở. Nơi nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp thường là các Liên đoàn lao động.
Sở dĩ có quy định như vậy vì doanh nghiệp là một bộ phận phát triển của xã hội. Các tập thể phải tốt thì cá nhân mới tốt. Doanh nghiệp phải tiên phong, đi đầu trong công tác xây dựng công đoàn. Hơn nữa, đây cũng là một hình thức nhằm đảm bảo người lao động được hưởng nhiều chế độ tốt.
3. Không đóng kinh phí công đoàn có bị phạt không?
Câu trả lời chắc chắn là: Có! Nếu không nộp kinh phí công đoàn hoặc có nộp nhưng không hoàn thiện đầy đủ thì sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước. Áp dụng Điều 24 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về xử lý vi phạm khi đóng kinh phí công đoàn, có hai mức phạt hành chính:
- Phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền doanh nghiệp sẽ chuẩn bị phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng cho những doanh nghiệp sử dụng lao động cho các trường hợp:
+ Doanh nghiệp đóng quá hạn kinh phí công đoàn.
+ Doanh nghiệp đóng không đúng các khoản kinh phí công đoàn theo quy định của nhà nước.
+ Doanh nghiệp đóng không đủ kinh phí công đoàn, đóng hộ không đủ cho các đối tượng.
- Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền doanh nghiệp sẽ chuẩn bị phải đóng kinh phí công đoàn. Tuy nhiên, đối với trường hợp các doanh nghiệp không đóng hộ kinh phí công đoàn thay cho những đối tượng là người lao động thuộc diện phải đóng phí thì phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu xong về chủ đề kinh phí công đoàn. Bạn đã thấy bài viết này đã đủ làm thỏa mãn những tò mò và hiếu kỳ của bạn chưa? Đừng quên thường xuyên truy cập trang web topcvai.com để đón đọc thêm nhiều tin tức bổ ích và thú vị nhé.
Tham gia bình luận ngay!