1. Tìm hiểu về KPI
1.1. KPI là gì?
KPI được viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator và được hiểu là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của người lao động. KPI của từng bộ phận, từng lĩnh vực sẽ khác nhau. Mỗi công ty sẽ đặt ra một KPI phù hợp với từng vị trí để đo lường năng suất lao đồng. Việc xây dựng và dự dụng những KPI mẫu hoàn hảo mang đến rất nhiều lợi ích. Những nếu KPI không hoàn hảo thì cũng mang lại khá nhiều nhược điểm. Hãy cùng tham khảo ưu nhược điểm của KPI nhé.
1.2. Ưu điểm của KPI
- Có thể nói KPI là thước đo năng suất lao động của từng cá nhân, việc áp dụng KPI vào công việc sẽ giúp công ty, doanh nghiệp dễ quản lý hơn, KPI sẽ được minh bạch, điều này dễ dàng đo lường được sự tăng trưởng cũng từ KPI người quản lý có để tìm ra được những vấn đề khó khăn mà nhân viên mình đang gặp phải và lập kế hoạch mới tốt hơn.
- KPI giúp tăng hiệu suất làm việc của cá nhân và đội nhóm. Nhờ có KPI mà người lao động sẽ có cố gắng hơn trong quá trình làm việc. Xác định được những việc cần phải thực hiện, đích đến là gì.
- KPI còn giúp tăng sự liên kết của các bộ phận, nhân viên giúp công việc trở nên mượt mà hơn bình thường.
- KPI được đánh giá và đo đạc qua những con số chính vì vậy mà người ta dễ dàng nhận ra được mình đang thực hiện công việc ở khoảng nào. Và cần phải làm thế nào để đạt được KPI đã đặt ra.
Có thể nói KPI mang đến rất nhiều những ưu điểm cho người dùng nhưng nó cũng mang lại nhược điểm. Dưới đây là nhược điểm của KPI bạn cùng tham khảo.
1.3. Nhược điểm của KPI
KPI có một nhược điểm duy nhất mà rất nhiều người gặp phải khó khăn đó chính là người thiết lập KPI phải là những người có trình độ, chuyên môn, có kiến thức, nắm bắt được nguồn lực ở điểm nào, để đưa ra KPI mẫu hoàn hảo. Ngoài ra việc áp dụng KPI trong thời gian dài vô hình dung sẽ bị giảm hiệu quả. Đây là những nhược điểm gặp phải khi sử dụng KPI bạn cần chú ý để tìm cách khắc phục.
Tham khảo: Bảng đánh giá nhân viên và những điều cần biết để phát triển
2. Lợi ích của việc xây dựng một KPI cá nhân hoàn hảo
Nếu bạn sử dụng những KPI hoàn hảo thì chắc chắn nó sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, dưới đây là một số lợi ích của KPI mang lại bạn có thể tham khảo.
- Đo lường mục tiêu của bạn: Lợi ích đầu tiên bạn cần phải kể đến đó chính là bạn đo lượng được năng lực của bản thân, khi bạn đặt ra KPI việc bạn thực hiện được đúng theo KPI đã đặt ra hay thực hiện không đúng theo KPI điều này sẽ đo lường được năng lực của bạn, theo KPI sẽ biết bạn sai ở đâu từ đó đưa ra những quyết định chính xác để đạt được mục tiêu nhanh hơn.
- Tiếp nhận những thông tin quan trọng kịp thời: Khi có một KPI hoàn hảo bạn sẽ nhìn ra một cách tổng quan về bức tranh tổng quan về hiệu suất trong công ty. Những thông tin này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình.
- Khuyến khích tinh thần trách nhiệm: Khi có một KPI hoàn hảo sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình, hoàn thành mục tiêu. Việc sử dụng KPI sẽ giúp bạn nhìn nhận ra mình đang ở đâu và phải làm gì để đạt được KPI đã đề ra.
Nhìn chung một KPI hoàn hảo mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng. Chính vì vậy việc xây dựng một KPI hoàn hảo không hề đơn giản. Bạn có thể tham khảo những bước sau đây để xây dựng KPI.
Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên của các doanh nghiệp
3. Quy trình xây dựng các chỉ số KPI hoàn hảo
Để có một KPI hoàn hảo ngoài vấn đề người lập KPI phải là người có trình độ chuyên môn, có hiểu biết và kinh nghiệm thì người lập cũng cần tuân thủ những bước sau đây để có thể lập được những KPI hoàn hảo.
Bước 1: Khi lập KPI cần phải nắm vững chuyên môn, hiểu rõ được chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Hiểu rõ được công dụng của từng sản phẩm, năng lực của từng nhân viên. Hay có thể nói theo một cách đơn giản đó chính là tìm hiểu thế kỷ những vấn đề liên quan khi lập KPI.
Bước 2: Sau khi đã tìm hiểu rất kỹ về những vấn đề liên quan thì người lập KPI cần phải thiết lập ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng công ty. Lập và đưa ra những chỉ số căn bản cần được cải thiết. Sau khi đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu là bạn đã hoàn thành được bước hai của quá trình lập KPI.
Bước 3: Hệ thống hóa lại các chỉ số, lập các checklist công việc cần phải làm để đạt được những mục tiêu hay để cải thiện các chỉ số đó.
Bước 4: Đến bước này người lập KPI sẽ lập kế hoạch mẫu cho nhóm, phân công việc một cách rõ ràng cho từng nhóm.
Bước 5: Người lập KPI sẽ lập kế hoạch làm việc cho từng cá nhân, dựa trên nhiệm vụ của nhóm để thực hiện việc lập KPI cho từng người.
Bước 6: Đo đạt hiệu quả công việc cá nhân theo nhóm, hiệu chỉnh lại các chỉ số dựa trên năng lực nhân. Những người quản lý là những người đôn đốc nhân viên của mình, cổ động nhân viên của mình để đạt được KPI cao hơn mức đã đặt ra.
Bước 7: Xác định lại các chỉ số cốt yếu, phản ánh hiệu suất công việc của nhóm, của bộ phận.
Bước 8: Xây dựng các kỳ kiểm tra đánh giá cụ thể cho từng KPI.
Bước 9: Đây là bước cuối cùng, bước này sẽ đo đạc,đánh giá và hiệu chỉnh lại theo thời gian, tối ưu từng KPI theo thời gian.
4. Các KPI mẫu cho bạn tham khảo
Đối với từng ngành nghề, công việc sẽ có những KPI phù hợp cho từng ngành đó. Dưới đây là một số KPI mẫu bạn có thể tham khảo để áp dụng cho nhân viên của mình. Khi áp dụng KPI hoàn hảo sẽ mang đến những kết quả tuyệt vời nhất.
4.1. KPI mẫu cho nhân viên thiết kế
Nhân viên thiết kế của mỗi công ty sẽ có những KPI riêng phù hợp cho từng vị trí và từng công việc khác nhau, tuy nhiên bạn có thể tham khảo mẫu KPI sau đây để có thể hiểu hơn về KPI của nhân viên thiết kế.
- Với mỗi nhân viên thiết kế thì tỷ lệ thiết kế phù hợp với thi công là bao nhiêu.
- Tỷ lệ thiết kế cho khách chốt ngay lần đầu tiên như thế nào.
- Khi thiết kế thì tỷ lệ lỗi ra sao, tỷ lệ khách trả lại hàng như thế nào, tỷ lệ hài lòng của khách ra sao và tỷ lệ thành công mỗi Task như thế nào.
Trên đây là những tiêu chí khi xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế bạn có thể tham khảo, để xây dựng nên những KPI cho nhân viên thiết kế thật sự hoàn hảo để thúc đẩy năng lực của từng cá nhân. Mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
4.2. KPI mẫu cho bộ phận kinh doanh
Bộ phần kinh doanh có thể nói là một bộ phận quan trọng của các công ty, doanh nghiệp. Muốn phát triển mạnh cần phải có bộ phận kinh doanh mạnh. Để xây dựng một bộ phận kinh doanh mạnh cần rất nhiều yếu tố và yếu tố quan trọng nhất phải kể đến đó chính là việc xây dựng KPI mẫu cho bộ phận kinh doanh.
- Doanh thu mục tiêu: Tỷ số này thường được đặt ra từ đầu năm, quy tháng để phòng kinh doanh làm mục tiêu để đạt được.
- Tăng trưởng doanh thu hàng tháng. Chỉ số này dùng để đo lường doanh số bán hàng của nhân viên kinh doanh trong tháng tăng hay giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận trung bình: Với chỉ số này nhân viên kinh doanh sẽ đánh giá được tỷ suất lợi nhuận dựa trên những sản phẩm dịch vụ mà người nhân viên kinh doanh đó đang bán.
- Tỷ lệ đơn hàng thành công trên những khách hàng được đánh giá là tiềm năng. Với phương pháp này giúp cho toàn bộ nhân viên kinh doanh rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc của mình để biết được phương thức bán hàng nào là hiệu quả, từ đó có được những kinh nghiệm ở những tháng sau.
- Giá trị đơn hàng trung bình dựa vào chỉ số này, nhân viên kinh doanh có thể xác định được giá trị định lượng chó mỗi cơ hội tiềm năng.
- Tỷ lệ giữ chân đơn hàng và tỷ lệ hủy đơn hàng với chỉ số này những người quản lý sẽ biết được nhân viên nào có khả năng chốt đơn hay còn được gọi là những nhân viên làm việc hiệu quả.
- Số lượng đơn hàng trên một nhân viên sale điều này cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả công việc của từng nhân viên. Từ đó biết được điểm mạnh điểm yếu của từng nhân viên để đưa ra tệp khách hàng phù hợp theo năng lực của nhân viên đó.
4.3. KPI mẫu cho nhân viên marketing
Cũng giống như KPI mẫu của các ngành nghề công việc khác thì KPI mẫu của nhân viên kinh doanh cũng phụ thuộc vào chuyên ngành và công việc của từng nhân viên. Dưới đây là KPI mẫu bạn có thể tham khảo.
- Đầu tiên là chi phí trên 1000 lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng
- Số lượng khách hàng inbox, tương tác
- Số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn tiếp cần được mỗi tháng
- Số lượng khách hàng tiềm năng bạn tiếp cận được mỗi tháng
- KPI của nhân viên kinh doanh còn được đánh giá qua số lượng người dùng tiếp cần website mỗi tháng.
- Số lượng tương tác trên nền tảng xã hội,
- Những ý kiến phản hồi của khách hàng về các thông điệp bạn đã quảng cáo.
Trên đây là một số những thông tin chỉ số bạn có thể đưa ra để làm tiêu chí KPI cho nhân viên marketing. Bạn có thể tham khảo.
Như những thông tin ở trên chúng ta thấy việc xây dựng một KPI hoàn hảo mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy nên chúng ta nên xây dựng cho mình những KPI mẫu thất hoàn hảo để. Bạn cần tham khảo và hiểu hơn về vị trí công việc, lĩnh vực của mình để lập KPI cho phù hợp.
Tham gia bình luận ngay!