1. Định nghĩa KRA là gì?
KRA được viết đầy đủ trong tiếng anh Key Result Area, dịch nghĩa trong tiếng Việt là khu vực kết quả chủ yếu. Được hiểu một cách đơn giản là những công việc cần hoàn thành ở một lĩnh vực hay vị trí nào đó. KRA luôn cần phải đạt được tiêu chí, rõ ràng, cụ thể, làm nổi bật các đặc điểm có thể đo lường được và luôn nằm trong tầm kiểm soát của bản thân sát sao. Ta có thể ví dụ như công việc tuyển dụng nhân sự là kết nối, tìm hiểu với các ứng viên, nhân viên trong một công ty.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy, KRA đã được xếp vào một hoạt động sản xuất kinh doanh thiết yếu. Nếu mỗi cá nhân có thể tạo ra một KRA và bám sát vào KRA đó thì hoàn toàn có thể tạo ra những kết quả tốt nhất nhưng không quá bận rộn công việc. Trong mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có KRA khác nhau.
2. Chỉ số và giá trị của KRA trong doanh nghiệp
2.1. Các chỉ số KRA
KRA là một thước đo phổ biến trong cá nhân và trong doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy mỗi vị trí khác nhau sẽ có từ 3 đến 5 chỉ số KRA. Một số lĩnh vực thường thấy chỉ số KRA:
Vị trí giám đốc kinh doanh: Người đứng đầu bộ phận kinh doanh sẽ có các chỉ số KRA:
- Doanh thu
- Lợi nhuận trước thuế
- Doanh thu ròng
- Mức độ % tăng giá của cổ phần
- Mức độ % năng suất lao động
Vị trí trưởng phòng kinh doanh: Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ số:
- Tăng trưởng thị trường
- Số lượng khách hàng mới
- Mức độ tăng % của bán hàng
2.2. Các giá trị mà KRA mang lại
Trong doanh nghiệp, chỉ số KRA không chỉ đem lại lợi ích trong doanh thu, mà còn giúp các cá nhân đạt được các chỉ số tốt, các giá trị tuyệt vời trong doanh thu. Đầu tiên, KRA giúp xác định rõ vai trò và vị trí của từng cá nhân trong từng vị trí. Không những vậy, KRA còn giúp tập trung chủ yếu vào kết quả và hành động của từng cá nhân. Điều này, sẽ giúp xây dựng và định hướng kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng.
Không chỉ vậy, KRA còn giúp truyền đạt các mục tiêu cá nhân, giúp đem lại quản lý công việc và thời gian hiệu quả hơn trong quản lí thời gian thông thường.
Tất cả các chỉ KRA đều được chọn cụ thể để mang chiều hướng đánh giá và phát triển doanh nghiệp cho nên chúng ta có thể dựa vào chỉ số KRA để xem doanh nghiệp có đi đúng hướng, đi trên đúng con đường.
Theo như các nhà quản trị, 80% vai trò của KRA được thể hiện trong các nhiệm vụ của công ty, còn 20% còn lại thể hiện yếu tố trách nhiệm chung. Điều đó, đã cho thấy ý nghĩa của KRA được thể hiện trong bất kỳ vị trí của công việc.
3. Chỉ số KPI và KRA
Trong một hoạt động kinh tế, doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ dựa trên chỉ số KRA mà còn cả chỉ số KPI. Hai chỉ số luôn gắn liền và gắn chặt với nhau trong từng hoạt động. KRA chính là chỉ số ban đầu để các nhà quản trị tính toán đưa ra các chỉ số KPI hợp lí. Tuy nhiên, mọi người thường hay nhầm lẫn hai chỉ số này lại nhau. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự khác biệt giữa hai chỉ số này sau đây.
3.1. Sự nhầm lẫn giữa chỉ số KPI và KRA
Chúng ta có thể dễ dàng thấy những điểm dễ gây nhầm lẫn của hai chỉ số này như sau. Đầu tiên, ta có thể thấy chỉ số KPI và KRA đều mang các chức năng đo lường, đánh giá. Hai chỉ số này luôn có hệ thống, tác động qua lại với nhau nhưng lại không thể đánh đồng với nhau. Cũng bởi vì sự nhầm lẫn này, mà nhiều người đã thường đánh đồng hai chỉ số này với nhau làm một chỉ số.
Sự nhầm lẫn này đã gây ra những hậu quả trong phát triển doanh nghiệp, tạo ra những bước cản khiến nhà quản trị gặp khó khặn trong việc xác định những vấn đề trong quản lý nhân sự.
3.2. Sự khác nhau của chỉ số KPI và KRA
Tuy có nhiều điểm tương đồng dễ gây nhầm lần, nhưng ta vẫn có thể dễ dàng thấy các điểm khác biệt giữa hai chỉ số như sau.
Đầu tiên theo định nghĩa, KPI được viết tắt từ tiếng anh Indicator of performance là chỉ số đánh giá, đo lường hiệu quả công việc của một cá nhân hay tổ chức. Như vậy, ta có thể thấy KPI sẽ đánh giá đo lường hiệu quả công việc, còn KRA sẽ đánh giá số lượng công viêc cần hoàn thành.
Thứ hai, KPI sẽ như là một thước đo số liệu, đánh giá mức độ hiệu quả của một hoạt động nào đó. Còn KRA sẽ đảm nhận vai trò là yếu tố chiến lược, thực hiện số lượng các mục tiêu nhằm đạt được các hiệu suất cao hơn những đối thủ sẽ cạnh tranh.
Thứ ba, KPI sẽ đề ra đánh giá các mục tiêu ở phương diệ thành công ở các mức độ. Còn chỉ số KRA sẽ thực hiện phác thảo, đề suất tạo ra các chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp.
Thư tư, ta có thể dễ dàng nhận ra KPI chính là tiền đề tạo ra KRA. KRA sẽ thiết kế các mục tiêu, đo lường sự thành công dựa trên chỉ số KPI.
Thứ năm, KRA chính là sự đòi hỏi, thể hiện cao về mặt hiệu suất, luôn cần đạt những yếu tố trong sản xuất kinh doanh, từ đó để giúp doanh nghiệp tồn tại trong một phạm vi. Còn KPI sẽ là một phần nhỏ của KRA, tập trung vào hiệu suất của các công việc.
Thứ sáu, KRA chính là thực hiện cho sự phục vụ phạm vi của các sản phẩm, còn KPI sẽ nắm vai trò đo lường mức độ thành công khi thực hiện các mức độ khác nhau.
Như vậy, chúng ta đã có thể phân biệt được dễ dàng giữa chỉ số KPI và KRA. Việc tạo lập và xây dựng chỉ số KPI và KRA là một việc hết sức khó khăn của nhà quản trị, buộc các nhà quản trị cần phải hình dung và tạo ra các giả pháp phù hợp.
4. Cách tạo ra KRA hiệu quả
4.1. Cách sử dụng KRA để tạo mục tiêu KPI
Ở KPI, người quản trị có thể quản lý khối lượng công viêc, quản lý hiệu suất, chất lượng hiệu quả của công việc thông qua sử dụng chỉ số KRA. KRA luôn đóng vai trò nhiệm vụ chính trong khối lượng công việc của một phòng ban, do nên KRA sẽ đưa tất cả những nhiệm vụ quan trọng, các vai trò không thể thiếu trong một công việc.
Chúng ta cần chú ý trong việc xây dựng số lượng KRA, ta chỉ nên xây dựng từ 3 đến 5 yếu tố, nếu nhiều hơn dễ gây quá tải cho nhân viên, làm giảm hiệu suất, trì trệ công việc.
Chúng ta sẽ dựa vào KRA để tạo nên một KPI với các phương diện mục tiêu – chỉ tiêu – mục đích.
Hai chỉ số này có mối quan hệ tương quan với nhau. Với hai chỉ số này, các nhà quản trị có thể đánh giá, kiểm tra, mức độ, hiệu suất của từng nhân viên. Hai chỉ số này rất phù hợp để xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo dựng trong một lĩnh vực mới trong tương lai.
4.2. Ứng dụng của KRA trong doanh nghiệp
4.2.1. KRA giúp đánh giá lại hoạt động
Trước khi bắt đầu một công việc, chúng ta cần đánh giá vai trò và nhiệm vụ. Bạn có thể đánh giá hiệu quả công việc, thời gian thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần. Chúng ta cũng cần chú ý trách nhiệm, vai trò mà mình cần đảm nhận và những trách nhiệm, vai trò của người khác.
4.2.2. Thảo luận, tạo KRA cùng nhà quản lý
Chúng ta cần thảo luận công việc, nhiệm vụ của mình với các quản lí liên quan đến các KRA mà bạn cần làm và đạt được. Nếu trong một nhóm, bạn cần thảo luận để tạo ra các KRA cần làm được trong một nhóm.
Khi thảo luận vấn đề KRA, chúng ta luôn cần công khai, minh bạch, cần trình bày một cách rõ ràng chi tiết để có sự thống nhất giữa các thành viên và đạt mục tiêu chung.
4.2.3. Tạo ra các công việc cá nhân
Bạn cần phải phác thảo các công việc cụ thể, các nhiệm vụ quan trọng bạn cần làm trong từng hoạt động. Bạn cũng cần phải luôn đánh giá sự hiệu quả trong từng hoạt động của bản thân mình.
Bạn có thể luyện tập trước một tuần để thêm bớt các hoạt động, nhiệm vụ, số lượng một cách phù hợp nhất. Mục tiêu của việc làm này chính là xác định, hiểu rõ, công việc mà mình sẽ thực hiện. Xác định, hình dung toàn bộ nhiệm vụ một công việc, để xem xét chúng có phù hợp với vai trò hiện tại của bản thân hay không. Bạn cần lưu ý chỉ tập trung đánh giá các công việc quan trọng nhất đối với công ty, để đảm bảo yếu tố chất lượng của công ty.
Có thể nói, KRA chính là chỉ số quan trọng để đánh giá các đầu mục công việc mà một nhân viên cần phải thực hiện. Nó quyết các chỉ số quan trọng cần áp dụng cho một doanh nghiệp.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu chỉ số KRA là gì và lý do vì sao các nhà quản trị lại tin dùng chỉ số này trong đánh giá hoàn thành một công việc. Còn chần chờ gì nữa! Tiếp tục tìm hiểu kiến thức kinh tế trong các bài viết tiếp theo thôi!
Tham gia bình luận ngay!