Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ chính là cách tốt nhất mà bạn có thể làm để cải thiện tình trạng hay quên của mình. Vậy kỹ năng để ghi nhớ là như thế nào, rèn luyện nó ra sao? Dành chút thời gian để cùng topcvai.com tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết bên dưới bạn nhé.
1. Kỹ năng ghi nhớ hiểu như thế nào?
Kỹ năng ghi nhớ được hiểu là quá trình đưa tài liệu, thông tin vào bộ nhớ, kết hợp với những hành động thực tế để làm nền tảng lưu trữ lại lâu dài.
Kỹ năng này thường được diễn ra theo 2 chiều hướng khác nhau đó là: Ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không có chủ định. Trong đó:
- Ghi nhớ có chủ định là việc ghi nhớ theo kế hoạch từ trước, như vậy khi tiến hành việc ghi nhớ này thì buộc người học phải nỗ lực, cố gắng và kiên trì một cách tối đa nhất để đạt được kết quả như mong muốn.
- Ghi nhớ không có chủ đích là việc ghi nhớ không có mục đích cụ thể từ trước, với hình thức này thì bạn chẳng cần phải mất công học tập hay rèn luyện để nhớ, tài liệu đã tự in sâu trong đầu một cách tự nhiên nhất. Thời gian lưu trữ kiến thức này trong đầu sẽ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nó, theo đó những thông tin mang tính sáng tạo hoặc chứa đựng cảm xúc mạnh sẽ được lưu trữ lâu hơn.
Ví dụ: Một bài hát hay nó không được ghi nhớ cho đến khi bạn cứ hát đi hát lại theo nhạc.
Trong cuộc sống hay công việc, sở hữu kỹ năng ghi nhớ luôn đem lại cho bạn nhiều điều bất ngờ và thú vị. Nó có thể khiến bạn thành công hơn và nhanh chóng đạt được mục tiêu mà mình đề ra. Vậy với những người dữ liệu vào một đường ra một nẻo thì phải làm gì để cải thiện trí nhớ tốt hơn? Theo dõi những thông tin bên dưới để truy tìm đáp án nhé.
Xem thêm: Khám phá 6 thói quen làm việc hiệu quả
2. Làm thế nào để có kỹ năng ghi nhớ tốt nhất?
Có rất nhiều cách để bạn có thể ghi nhớ thông tin thế nhưng lựa chọn thực hiện theo phương pháp nào để hiệu quả mới là điều quan trọng. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để sở hữu một trí nhớ siêu phàm nhé.
2.1. Chia nhỏ thông tin để nhớ nhanh hơn
Hãy liên tưởng đến môn lịch sử, bạn đã học thuộc bài cũ bằng cách nào? Với những thiên tài bẩm sinh thì họ có thể đọc lướt qua một vài lần cả trang, thậm chí là nửa quyển sách vẫn có thể nhớ, còn bạn thì sao? Bạn có thể làm được như họ?
Theo như kinh nghiệm của tôi cùng với tình trạng học lịch sử chung của học sinh Việt Nam thì việc chia nhỏ thông tin sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.
Vậy có nghĩa là để ghi nhớ được lâu hơn hoặc nhanh hơn thì bạn có thể áp dụng biện pháp chia nhỏ thông tin để học. Đặc biệt nó rất hiệu quả trong tình huống mà bạn cần ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng đấy.
2.2. Nói không với học vẹt
Việc học vẹt chỉ có tác dụng là nhớ được tạm thời để trả bài nhưng thực chất bạn không hiểu được bản chất của những kiến thức đó. Hành động chỉ xoay quanh đọc và ghi nhớ không có bước đọc - hiểu. Do đó để ghi nhớ lâu hơn bạn hãy nắm vững nội dung cốt lõi, ý chính của đoạn này là gì, nói về gì. Chỉ cần bạn hiểu bạn có thể triển khai theo ý của mình.
2.3. Tập trung khi ghi nhớ
Tập trung chính là cách hiệu quả để bạn ghi nhớ thông tin nhanh hơn. Có nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra tác dụng của việc tập trung tốt cho não bộ thế nào, khi làm việc, bộ não cần sự tập trung cao độ để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất. Bởi thế cho nên, khi tập trung nghe giảng hay chú ý vào bài học bạn sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn so với việc vừa học vừa làm việc khác.
Bạn có thể dành khoảng 2 tiếng hoặc lâu hơn để học bài ở nhà, trong khoảng thời gian đó hãy chỉ tập trung vào việc học và bỏ qua tất cả những hoạt động khác ngoài lề. Cứ duy trì thói quen ấy mỗi ngày tự khắc bạn sẽ thấy nó hiệu quả như thế nào.
Xem thêm: Việc làm dịch vụ
2.4. Ghi chú đúng cách giúp bạn nhớ lâu hơn
Bạn có biết rằng dù bạn thông minh đến cỡ nào, bạn có trí tuệ siêu phàm ra sao thì thông tin sẽ bị biến mất sau đó không lâu, cho nên việc ghi chép luôn là cần thiết để bạn có thể lấy ra và sử dụng bất cứ khi nào.
Chẳng phải tự nhiên mà thầy cô lại bắt học sinh của mình phải ghi chép lại toàn bộ bài học, những tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập khi làm bài kiểm tra hoặc bài thi sau này.
Việc ghi nhớ là cần thiết thế nhưng ghi chú đúng cách còn cần thiết hơn bạn nhé, trước cả “rừng” thông tin nhiều vô kể, làm sao để bạn tìm được ý quan trọng nếu không có Google hỗ trợ đây?
Ghi chú với những thông tin quan trọng, đặc biệt như công thức, lưu ý,... để lúc cần lục lại dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như là bút nhớ, bút đỏ để làm chúng nổi bật nhé.
Với những thông tin được truyền đạt theo một cách nhanh chóng, vội vàng, điều mà bạn cần làm đó chính là ghi chú lại những ý chính, với lượng công việc quá dài mà bạn chưa thể nhớ ngay thì cũng thực hiện theo cách này để đảm bảo mình sẽ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
2.5. Đọc sách mỗi ngày
Đọc sách mỗi ngày chính là cách để bạn rèn luyện trí nhớ một cách hiệu quả, theo đó bộ não của bạn sẽ được làm việc đều đặn, điều này kích thích mọi cơ quan điều khiển phải hoạt động theo, tư duy cũng vì thế mà phát triển.
Nếu chưa có thói quen này thì bạn cần thực hiện ngay để sớm có kỹ năng ghi nhớ tốt nhất bạn nhé.
3. Thực hiện kỹ năng ghi nhớ cần lưu ý những gì?
Không phải cứ áp dụng những kỹ năng ghi nhớ vừa rồi là bạn có thể sở hữu một trí nhớ tốt đâu nhé, hãy ghi nhớ thêm một vài lưu ý dưới đây để quá trình này diễn ra hoàn hảo nhất.
3.1. Kiên trì học tập, rèn luyện
Kiến thức và thực hành luôn có sự chênh lệch hay còn gọi là khoảng cách, Có nhiều điều mà chúng ta tưởng chừng nó rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì nó lại rất phức tạp và khó khăn.
Để đạt được mục tiêu thì không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải phấn đấu, cố gắng và kiên trì. Hãy luôn nhớ rằng thành công không thể đến bên bạn chỉ trong ngày một ngày hai, nó là cả quá trình đòi hỏi bạn kiên trì.
3.2. Liên hệ dữ liệu cũ và mới để tạo thành hệ thống thông tin hoàn chỉnh
Bộ nhớ của con người thực ra không có giới hạn dung lượng, có thể ghi nhớ được bao nhiêu thông tin đều là do cách mà bạn rèn luyện nó. Một người chăm chỉ đọc sách, rèn luyện trí nhớ hàng ngày chắc chắn bộ não của anh ta sẽ chứa được nhiều thông tin hơn một người lười biếng cả ngày chỉ có ăn với ngủ.
Khi bạn tiếp nhận một thông tin nào đó đưa vào bộ nhớ, bạn có thể lưu trữ nó lâu dài, nếu đó là thông tin quan trọng thì ngay cả khi bạn tiếp nhận thông tin mới hơn thì nó cũng không bị mất đi. Hơn nữa những kiến thức cũ có thể sẽ là nền tảng để bạn phát triển cái mới, do vậy hãy sử dụng triệt để thông tin vừa cũ vừa mới để thu về kết quả tốt nhất.
Vậy là những thông tin về kỹ năng ghi nhớ vừa được làm rõ bởi topcvai.com, hy vọng rằng những ai hay quên thì có thể nhanh chóng cải thiện trí nhớ của mình để thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
Tham gia bình luận ngay!