1. Vai trò của kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn
Chắc hẳn mỗi ứng viên khi đi xin việc đều phải thực hiện qua các bước là tìm hiểu các công việc, lựa chọn những công việc phù hợp với mình, gửi hồ sơ xin việc, đến phỏng vấn và chờ nhận kết quả. Nhưng không phải ứng viên nào cũng thành công trong việc ứng tuyển vào vị trí mà mình mong muốn. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc các ứng viên không được nhà tuyển dụng lựa chọn như chuyên môn, kinh nghiệm còn kém, không phù hợp với tiêu chí của công việc,…
Trên thực tế, có một nguyên nhân rất phổ biến mà nhiều ứng viên còn mắc phải, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm chính là kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn hay không. Nhà tuyển dụng sẽ dựa trên sự chuẩn bị hồ sơ xin việc của bạn để đánh giá được khát quát nhất về tính cách cũng như những khả năng của bạn. Song song với đó, kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thuyết phục hoàn toàn nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.
Vì vậy, có thể nói để thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm, bạn không thể bỏ qua kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn. Hãy cùng Topcvai đi tiếp để tìm hiểu về kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn sẽ như thế nào nhé.
2. Kỹ năng lập hồ sơ xin việc
Hồ sơ xin việc là bước đầu tiên giúp ứng viên giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng, là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng với mỗi ứng viên. Mà ấn tượng ban đầu lại là yếu tố có sức ảnh hưởng khá quan trọng trong cả quá trình lựa chọn 1 ứng viên của nhà tuyển dụng. Với một ấn tượng tốt ngày từ ban đầu, bạn hoàn toàn có thể chiếm ưu thế hơn so với những ứng viên khác. Vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt hồ sơ xin việc của mình nhé.
2.1. Hồ sơ xin việc gồm những tài liệu gì?
Một bộ hồ sơ xin việc thông thường sẽ bao gồm các tài liệu như sơ yếu lý lịch, cv xin việc, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, photo chứng minh thư hoặc căn cước công dân có công chứng, ảnh 3x4 và các bằng cấp, chứng chỉ khác. Tùy với quy định của từng công ty mà hồ sơ xin việc cũng có những thay đổi khác nhau. Điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý là nắm thật chính xác các yêu cầu về hồ sơ xin việc của công ty mà bạn ứng tuyển để chuẩn bị đầy đủ nhất nhé.
2.2. Lưu ý khi lập hồ sơ xin việc
- Đối với sơ yếu lý lịch, bạn cần phải viết thật chính xác, sạch sẽ, không gạch xóa dưới bất kì hình thức nào bởi đây là tài liệu được yêu cầu phải có dấu xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Dấu xác nhận của sơ yếu lý lịch chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Đối với cv xin việc và đơn xin việc, các ứng viên cần phải phân định rõ ràng điểm khác nhau giữa hai tài liệu để xác định các nội dung chính xác và hiệu quả nhất. Hiện nay đã có rất nhiều các trang web hỗ trợ ứng viên trong việc tạo các form mẫu có sẵn của cv xin việc và đơn xin việc. Điều đó đã giúp các ứng viên vừa giải quyết được vấn đề dễ nhầm lẫn giữa các yếu tố vừa tiết kiệm được khá nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ xin việc.
Với nội dung của 2 tài liệu này bạn cần bám sát vào các yêu cầu của nhà tuyển dụng để lựa chọn những nội dung sao cho phù hợp và nổi bật nhất. Đây sẽ là những nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất của mỗi ứng viên để có thể đưa ra những đánh giá tổng quát nhất.
- Giấy khám sức khỏe cũng là yếu tố cần thiết đối với hồ sơ xin việc, bạn cần luôn chủ động chuẩn bị giấy khám khi có ý định tìm kiếm việc làm để không gây ảnh hưởng tới việc nộp hồ sơ xin việc của mình. Bên cạnh đó, bản photo chứng minh thư hoặc căn cước công dân, ảnh thẻ, bằng cấp, chứng chỉ cũng là những yếu cần thiết mà nhà tuyển dụng cần các ứng viên phải đáp ứng. Hãy chú ý đến các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra như số lượng bản photo hay kích thước ảnh để chuẩn bị cho chính xác.
Xem thêm: Quy trình phỏng vấn xin việc chuẩn được nhiều doanh nghiệp sử dụng
3. Kỹ năng phỏng vấn
3.1. Chuẩn bị phỏng vấn
Bước chuẩn bị luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong bất cứ công việc nào trong cuộc sống của chúng ta. Và phỏng vấn xin việc cũng là một trong những công việc cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận để đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy một ứng viên cần làm gì ở bước chuẩn bị phỏng vấn?
- Tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển. Câu nói “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng” chính là điển hình nhất cho yếu tố này. Việc bạn tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến công việc sẽ tạo một ấn tượng cực tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
- Chuẩn bị hồ sơ xin việc thật chuẩn chỉnh và mang cá tính của riêng mình. Nhà tuyển dụng là những người phải tiếp xúc với rất nhiều ứng viên và hồ sơ xin việc mỗi ngày nên việc chuẩn bị một hồ sơ xin việc khác biệt, mang cá tính riêng sẽ khiến các nhà tuyển dụng ấn tượng hơn về bạn.
- Vấn đề tâm lý cũng là yếu tố mà mỗi ứng viên phải chuẩn bị sẵn sàng trước mỗi buổi phỏng vấn. Yếu tố tâm lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả buổi phỏng vấn của bạn. Vì vậy, hãy tạo cho mình một tâm lý thật thoải mái và tự tin nhất trước mỗi buổi phỏng vấn nhé.
- Trang phục, đầu tóc cũng là những yếu tố bạn cần quan tâm trước mỗi buổi phỏng vấn. Thông thường, khi đến phỏng vấn các ứng viên nên lựa chọn những bộ trang phục nhã nhặn, lịch sự, tóc tai gọn gàng nhưng cũng không nên gượng ép bản thân mặc những bộ trang phục quá gò bó, nó sẽ làm bạn mất thoải mái trong buổi phỏng vấn.
- Các ứng viên nên đến sớm trước 15 phút diễn ra buổi phỏng vấn để thực hiện các công tác như chuẩn bị, lấy lại tinh thần và cũng là yếu tố khiến các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn ở bạn so với những ứng viên khác.
3.2. Trong buổi phỏng vấn
- Bạn chỉ nên ngồi xuống vị trí phỏng vấn khi nhà tuyển dụng đã đưa ra yêu cầu, bởi trong trường hợp này bạn là khách, cần phải giữ phép lịch sự tối thiểu nhất khi đến “nhà” của người khác.
- Các ứng viên nên bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một cái bắt tay hoặc một lời chào để giảm bớt sự căng thẳng cũng như gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
- Trong buổi phỏng vấn, bạn nên trực tiếp nhìn vào mắt nhà tuyển dụng để trả lời, tránh việc chỉ tập trung nhìn vào những khu vực khác khi trả lời câu hỏi sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về bạn. Việc bạn không nhìn thẳng vào người đang giao tiếp sẽ cho thấy bạn đang mất tự tin hoặc thể hiện một sự thiếu tôn trọng với người đối diện với bạn.
- Hãy thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu khi nhà tuyển dụng đang trao đổi các thông tin với bạn, tránh việc ngắt lời, chen ngang khi nhà tuyển dụng đang nói, đó sẽ là lỗi khiến nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể loại bạn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
- Với các câu trả lời của mình, bạn không nên đi quá dài dòng, lan man, hãy tập trung vào nội dung chính mà nhà tuyển dụng muốn bạn trả lời, khéo léo để làm nổi bật bật lên những thế mạnh của bản thân trong khi trả lời các câu hỏi.
- Bạn cũng cần phải biết cách đặt lại các câu hỏi đối với nhà tuyển dụng để thể hiện được sự chủ động của mình. Các câu hỏi mà bạn có thể lựa chọn để đưa ra trong các buổi phỏng vấn như mức lương, nội quy công ty, các chính sách đối với nhân viên, thời gian thử việc,…
Kết lại buổi phỏng vấn bạn có thể nhấn mạnh lại một lần nữa về mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài với công ty, hỏi lại nhà tuyển dụng về thời gian mà bạn có thể nhận được kết quả buổi phỏng vấn của mình. Không quên gửi lời cảm ơn và lời chào tới các nhà tuyển dụng nữa nhé.
Trên đây là các thông tin về kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn. Chúc bạn sẽ luôn thành công trong việc tìm kiếm các công việc mà mình yêu thích nhé.
Tham gia bình luận ngay!