1. Tại sao nhà quản trị lại cần những kỹ năng?
Người quản trị đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau để thực hiện công việc một cách hiệu quả và mang lại tối đa lợi ích cho cả tổ chức của họ lẫn đối tác liên quan. Những khả năng này có thể được đúc kết từ kiến thức, kinh nghiệm và mất nhiều năm để thành thạo.
Trên thực tế, để trở thành một nhà quản trị thành công đòi hỏi bạn phải tập hợp một lượng kiến thức khác nhau theo từng ngành. Những kỹ năng sẽ mang lại những lợi ích to lớn có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển sự nghiệp của các nhà quản trị.
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị mà topcvai.com xin giới thiệu đến các bạn.
Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh
2. Các kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị
2.1. Lãnh đạo
Kỹ năng nổi trội hơn tất cả so với mọi thành viên của nhà quản trị chắc chắn là kỹ năng lãnh đạo. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng kỹ năng lãnh đạo cho phép các nhà quản trị đưa ra các chiến lược của công ty và lãnh đạo một tổ chức hiệu quả.
Với vai trò là một nhà quản trị, bạn sẽ không chỉ chịu trách nhiệm tạo ra một kế hoạch tốt và còn phải dẫn dắt các thành viên khác đạt được mục tiêu đề ra. Điều này đòi hỏi bạn phải là cầu nối, trung gian và động viên các thành viên khi cần thiết. Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau và có thể áp dụng tùy vào tổ chức của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng nó không chỉ là việc quản lý các nhiệm vụ mà còn quản lý con người.
2.2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp luôn đi cùng với lãnh đạo. Bạn không thể là một nhà lãnh đạo giỏi nếu bạn không thể truyền tải những gì mình muốn với tổ chức của mình. Ngoài việc giao tiếp với các thành viên khác thì nhà quản trị sẽ cần trao đổi rõ ràng, khéo léo với các bên đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư và cả khách hàng.
Việc giao tiếp có thể được thực hiện thông qua các công cụ hỗ trợ, phần mềm trao đổi. Các công cụ này có thể kết nối các bên mà không cần gặp mặt trực tiếp ví dụ cuộc họp nhóm online, chat video.
2.3. Khả năng lên kế hoạch
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị là kỹ năng lập kế hoạch. Để đạt được mục tiêu mà nhà quản trị cũng như tổ chức đề ra thì cần chia mục tiêu đó thành các nhiệm vụ chi tiết trong một thời gian nhất định. Công việc này bao gồm xây dựng một lịch trình cụ thể, sau đó quản lý các nguồn lực để theo kịp tiến độ hoàn thành công việc thành công đúng thời hạn. Tuy kỹ năng này quan trọng nhưng đang có rất nhiều nhà quản trị thiếu hụt trong việc phát triển khả năng lên kế hoạch.
2.4. Quản lý rủi ro
Trong kinh doanh thì làm bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra rủi ro. Việc lập kế hoạch cho tổ chức, dù lớn hay nhỏ đều sẽ tiềm ẩn những rủi ro khác nhau. Với góc độ là một nhà quản trị thì bạn cần xem xét những vấn đề đó trước khi chúng xảy ra. Vì vậy, trước khi thực hiện một mục tiêu cụ thể, bạn cần xác định, đánh giá và có phương án kiểm soát rủi ro có thể xảy ra.
Nếu quản lý rủi ro tốt, mục tiêu và kế hoạch của bạn sẽ dễ dàng thành công hơn. Tất nhiên bạn sẽ không thể lường trước được mọi khả năng sẽ phát sinh nên bạn cần có một quy trình cụ thể để xử lý những vấn đề đấy nếu nó xuất hiện.
2.5. Kỹ năng kinh nghiệm chuyên môn
Đầu tiên để được cân nhắc lên chức vụ quản trị thì năng lực làm việc của nhà quản trị phải tốt. Dù bạn có khả năng lãnh đạo, giao tiếp tốt nhưng không có khả năng chuyên môn thì bạn cũng không thể định hướng, điều chỉnh công ty đi đúng hướng và tạo ra lợi nhuận. Không có chuyên môn thì lời nói của bạn chỉ là sáo rỗng, không có cơ sở căn cứ. Chuyên môn ở đây được hiểu về chuyên môn về lĩnh vực nghề nghiệp bên cạnh đó còn là các kiến thức xã hội, pháp luật. Bởi điều hành một công ty, tổ chức không hề dễ dàng, một công ty hoạt động, kinh doanh gắn với nhiều yếu tố khác nhau.
2.6. Quản lý chi phí
Khi thực hiện một kế hoạch hay mục tiêu nào đó, bạn sẽ cần tiền để hoạt động, cần có một ngân sách cho những việc làm đó. Công việc đầu tiên của bạn là phải đảm bảo ngân sách đó thực tế và có khả năng đáp ứng được nhu cầu tài chính của dự án và kiểm soát các chi phí đó thông qua việc thực hiện nhiệm vụ.
Việc không thực hiện theo các nhu cầu này có thể gây hại cho tất cả các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức hoạt động với ngân sách eo hẹp. Các nhà quản trị giỏi trong việc quản lý chi phí có thể đảm bảo các mục tiêu hoàn thành đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách.
2.7. Kỹ năng đàm phán
Đàm phán không chỉ đơn thuần là việc mặc cả để có mức giá tốt nhất từ một nhà cung cấp hoặc nhà thầu trong hợp đồng, nó còn là khả năng giải quyết các xung đột giữa các bên liên quan đến tổ chức. Nếu bạn làm việc với mọi người và có vai trò ra quyết định, bạn sẽ cần biết cách thương lượng.
2.8. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện không chỉ là việc phân tích và đánh giá một tình huống hay một vấn đề, bạn cần nhận định nó một cách khách quan. Có một thực tế là tư duy phản biện là cơ sở của mọi quyết định đúng đắn và các quyết định của công ty cũng không nằm ngoài quy luật này. Các nhà quản trị cần cân nhắc những ưu và khuyết điểm của các phương án tiềm năng cho các vấn đề cụ thể nhằm rèn luyện tư duy phản biện.
2.9. Xây dựng mối quan hệ với các nhân viên
Có một mối quan hệ vững chắc với mọi người trong nhóm của bạn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị. Dù những việc bạn làm giúp họ hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp, giúp họ nâng cao giá trị bản thân hay chỉ làm quen ở mức độ cá nhân mà thôi.
Những nhân viên nhận thấy có giá trị ở trong công việc sẽ gắn bó lâu dài với công ty hơn nữa. Việc tăng cường các mối quan hệ trong tổ chức của bạn để tạo dựng lòng tin từ các nhân viên, tránh làm công việc lung lay và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Để phát triển kỹ năng này tốt, nhà quản trị nên học cách nhận biết cảm xúc và tình cảm của người khác để kết nối nhiều mặt với họ hơn. Đồng thời nên tìm hiểu điều gì giúp họ thúc đẩy và phát triển để giúp họ hoàn thành được mục tiêu của mình. Quan trọng nhất là tin vào khả năng của các nhân viên của bạn.
2.10. Sự kiên nhẫn
Các mục tiêu có thể diễn ra trong dài hạn, một nhà quản trị cần làm là kiên nhẫn thực hiện các mục tiêu và quy trình. Các mục tiêu sẽ cần thời gian để nghiên cứu, lập kế hoạch, chúng cần thời gian để suy nghĩ thấu đáo. Đương nhiên, dù làm tốt những việc trên, chúng vẫn có thể gặp các bạn đề, lúc đò nhà quản trị sẽ cần kiên nhẫn, bình tĩnh giải quyết các rắc rối.
Trên đây là những kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị cần nắm vững. Việc trở thành nhà quản trị giỏi hội tụ rất nhiều yếu tố, rèn luyện các kỹ năng và kiến thức từ từ sẽ là điều bắt buộc bạn cần nhớ. Mong rằng với bài viết trên, các bạn cũng như các nhà quản trị tương lai có thể đút kết và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
Tham gia bình luận ngay!