Kỹ sư cơ khí là gì? Thông tin bạn không nên bỏ lỡ về kỹ sư cơ khí

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-06-02 17:21:34

Kỹ sư cơ khí là gì? Là một việc làm thuộc ngành cơ khí, kỹ sư cơ khí có tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của xã hội. Đặc biệt là với nền kinh tế thì sự ứng dụng của thiết bị, máy móc là rất lớn. Do vậy mà việc làm kỹ sư cơ khí sẽ là một trong những việc làm tạo ra nhiều cơ hội phát triển. Vậy chính xác thì kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội thăng tiến và phát triển ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về kỹ sư cơ khí để bạn có thể hiểu rõ hơn về việc làm này.

1. Khái niệm kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí - Mechanical Engineering là một ngành khoa học ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật vào việc thiết kế, chế tạo, phân tích các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Kỹ thuật cơ khí là một ngành lâu đời, rộng lớn nhất của kỹ thuật. Nó là một lĩnh vực liên quan tới thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc.

Kỹ sư cơ khí về bản chất chính là chỉ những người thực hiện việc thiết kế hay chế tạo ra các loại thiết bị, máy móc sử dụng cho đời sống sinh hoạt hay sản xuất cũng như các lĩnh vực quan trọng khác như quân sự,....

Việc làm kỹ sư cơ khí là một việc làm thuộc lĩnh vực cơ khí. Đây là một ngành có sự ứng dụng của các kiến thức vật lý quan trọng như các nguyên lý về động lực học hay các định luật bảo toàn về năng lượng, khối lượng,... Mục đích chính là để có thể nghiên cứu và tìm ra những nguyên vật liệu, những cơ chế phù hợp và tạo ra các loại máy móc phục vụ đúng nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau.

Kỹ sư cơ khí là gì?
Kỹ sư cơ khí là gì?

Hiện nay, từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, cho tới việc sản xuất phát triển kinh tế hay trong lĩnh vực quân sự, hàng không,... bất kể ngành nghề nào ta cũng thấy được sự ứng dụng của các loại máy móc, dây chuyền thiết bị. Chính vì thế mà ngành cơ khí có sự ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới sự phát triển chung của xã hội của quốc gia dân tộc. Và kỹ sư cơ khí sẽ là một việc làm vô cùng tiềm năng, rộng mở cho các ứng viên.

2. Khám phá bản mô tả công việc kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí làm những công việc gì? Nhiệm vụ của kỹ sư cơ khí ra sao? Có lẽ nhiều bạn đang khá thắc mắc về vấn đề này khi chưa thực sự hiểu rõ về việc làm kỹ sư cơ khí.

Ngay sau đây sẽ là bản mô tả công việc kỹ sư cơ khí để các bạn hiểu rõ hơn.

- Chịu trách nhiệm thiết kế và thi công lắp đặt các loại thiết bị, máy móc

Kỹ sư cơ khí sẽ là người tham gia xuyên suốt quá trình một sản phẩm cơ khí được tạo ra và đưa vào ứng dụng. Từ khâu thiết kế, kỹ sư cơ khí sẽ chịu trách nhiệm lên ý tưởng và đưa ra bản vẽ về thiết bị đó, tiếp đến, sẽ trực tiếp chỉ đạo trong quá trình tạo ra sản phẩm thực tế. Điều này nhằm mục đích đảm bảo thiết bị được tạo ra theo đúng các yêu cầu và ý đồ của kỹ sư cơ khí đồng thời có thể khắc phục được ngay các sai sót bất ngờ mà trước đó chưa ngờ tới.

Mô tả công việc kỹ sư cơ khí
Mô tả công việc kỹ sư cơ khí

- Thực hiện việc lắp đặt và vận hành máy móc 

Là người hiểu rõ về các bộ phận và cơ chế hoạt động của thiết bị, chính vì thế mà kỹ sư cơ khí sẽ có nhiệm vụ trong việc lắp đặt và vận hành máy móc. Điều này đảm bảo máy móc được lắp đặt đúng cách và hoạt động một cách bình thường. Sau khi lắp đặt xong thì kỹ sư cơ khí sẽ cần vận hành máy móc để chạy thử, kiểm tra máy móc có hoạt động hay không và có đảm bảo được các yêu cầu đề ra hay không.

- Chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo trì thiết bị

Với các loại thiết bị, máy móc xảy ra vấn đề thì các kỹ sư cơ khí sẽ có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và tiến hành sửa chữa, đảm bảo máy móc khôi phục lại chức năng và hoạt động bình thường.

Ngoài ra, kỹ sư cơ khí cũng cần có sự chủ động trong việc kiểm tra và bảo trì các loại thiết bị, máy móc. Điều này nhằm tránh cho việc máy móc bị hỏng hóc do không được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và sử dụng.

- Thực hiện việc cải tiến máy móc, thiết bị

Các nhiệm vụ cụ thể
Các nhiệm vụ cụ thể

Máy móc, thiết bị cần có sự cải tiến, nâng cao để đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu sản xuất hay các nhu cầu khác cũng ngày càng lớn hơn. Do vậy mà kỹ sư cơ khí sẽ cần tiến hành việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hữu ích và giúp cho việc cải tiến máy móc, thiết bị được thuận lợi hơn, nâng cao được năng suất và chất lượng.

- Thực hiện các báo cáo liên quan

Bên cạnh các công việc chuyên môn thì kỹ sư cơ khí sẽ có nhiệm vụ làm báo cáo về việc sửa chữa, hay lắp đặt, cải tiến máy móc, thiết bị. Nói chung là báo cáo về công việc của mình cũng như các thực trạng còn tồn tại. 

Thêm vào đó, kỹ sư cơ khí sẽ cần đưa ra các đề xuất hay những ý tưởng để phát triển máy móc, thiết bị nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra thì kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Đó là những nhiệm vụ, công việc cơ bản của các kỹ sư cơ khí hiện nay. Và để hoàn thành tốt công việc của mình thì kỹ sư cơ khí sẽ cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu công việc mà việc làm kỹ sư cơ khí đòi hỏi.

Đọc thêm: Cơ khí chế tạo là gì? Thông tin giúp bạn thảnh thơi bước vào nghề

3. Những yếu tố giúp bạn thành công với nghề kỹ sư cơ khí

Để trở thành một kỹ sư cơ khí và giỏi nghề thì đó sẽ là cả một quá trình mà bạn làm việc và đúc kết kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà các bạn cần có chính là việc đáp ứng đúng những yêu cầu công việc mà vị trí này đề ra.

yêu cầu công việc kỹ sư cơ khí
Yêu cầu công việc kỹ sư cơ khí

- Yêu cầu về học vấn và bằng cấp

+ Tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên các chuyên ngành như kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy hay những ngành liên quan khác.

+ Có kiến thức và sự am hiểu về nguyên lý hoạt động của một số máy móc, thiết bị cơ bản có sự ứng dụng và phục vụ cho việc phát triển và sáng tạo ra các loại thiết bị mới.

+ Nắm chắc các kiến thức vật lý chuyên ngành, những nguyên lý tác động trong quá trình chế tạo và sử dụng máy.

+ Sử dụng thành thạo và hiểu rõ các tính năng của các phần mềm hỗ trợ như AutoCad,...

+ Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong nghề, đây là yêu cầu cơ bản trong rất nhiều tin tuyển dụng về việc làm kỹ sư cơ khí hiện nay.

- Yêu cầu về kỹ năng

+ Có kỹ năng trong việc giao tiếp và trình bày vấn đề. Điều này nhằm giúp cho việc truyền đạt ý kiến và kiến thức tới người khác được thuận tiện và hiệu quả hơn.

Kiến thức và kỹ năng cần có
Kiến thức và kỹ năng cần có

+ Có sự nhạy bén với công nghệ và các thay đổi của lĩnh vực này trong đời sống. Sự tinh tế và nhanh nhạy sẽ giúp bạn có được các ý tưởng sáng tạo mới mẻ và khả năng tạo ra các thiết bị hữu ích và chất lượng tốt.

+ Có óc quan sát và giải quyết các vấn đề bất ngờ một cách nhanh chóng.

+ Có sự cẩn thận, kiên trì và tận tâm với công việc của mình. Đây là điều cơ bản mà bạn cần có để đảm bảo chất lượng công việc cũng như thể hiện được sự trách nhiệm trong công việc.

Nếu như thỏa mãn và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản này thì bạn hoàn toàn có thể định hướng cho mình với việc làm kỹ sư cơ khí. Tuy nhiên, hơn hết thì sự đam mê và yêu thích công việc sẽ là động lực để bạn phấn đấu phát triển và gắn bó với công việc kỹ sư cơ khí này.

Đọc thêm: Có nên học cơ khí chế tạo máy và vị thế của nghề này trong xã hội

4. Cơ hội và triển vọng của kỹ sư cơ khí ra sao?

Dựa trên báo cáo từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thì nhu cầu của ngành cơ khí chiếm 25%. Con số này cho thấy cơ khí là một ngành luôn đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và đây cũng là ngành mở ra rất nhiều cơ hội phát triển.

Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

Thông qua ngành cơ khí, con người sẽ có thể giải phóng được sức lao động bằng tay chân và thay vào đó chính là sự tham gia của máy móc thiết bị. Điều này giúp cho năng suất được cao hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả cần có. Đặc biệt là khi công nghệ đang có sự phát triển mạnh mẽ, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta, ngành cơ khí phần nào sẽ thể hiện được sự phát triển của một quốc gia đang ở mức nào. 

Lựa chọn kỹ sư cơ khí, bạn hoàn toàn có thể hướng tới cho mình các vị trí công việc sau:

- Trở thành một cán bộ chuyên nghiên cứu và giảng dạy: Kỹ sư cơ khí hoàn toàn có thể đảm nhận công việc truyền đạt tri thức khi bạn có khả năng sư phạm ổn. Đồng thời chính là việc thực hiện các nghiên cứu về kỹ thuật máy móc và chuyển giao các kết quả đó để ứng dụng trong thực tiễn.

- Trở thành cố vấn tại các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sở hữu các xí nghiệp, nhà máy sản xuất sẽ rất cần tới các cố vấn trong việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị đảm bảo hiệu quả. Cùng với đó là các đề xuất cải tiến để nâng cao chất lượng hay việc chuyển giao công nghệ trong nhà máy,...

- Trở thành kỹ sư chuyên thiết kế: Với vị trí này, bạn sẽ làm việc trong văn phòng là chủ yếu và nhiệm vụ chính là lên ý tưởng và thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu đề ra và có hiệu quả nhất định.

Những vị trí tương lai
Những vị trí tương lai

- Trở thành kỹ sư điều hành công nghệ: Khác với kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành sẽ làm việc trực tiếp tại các nhà máy, xí nghiệp. Nhiệm vụ chính là việc quản lý, theo dõi và giám sát các thiết bị, máy móc. Đảm bảo hoạt động ổn định và sửa chữa kịp thời những hỏng hóc xảy ra.

- Trở thành kỹ sư giám sát: chịu trách nhiệm chính trong quá trình gia công và chế tạo sản phẩm cơ khí. Kỹ sư giám sát sẽ cần phải nắm bắt các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các quy định liên quan, đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình và yêu cầu đặt ra.

Với các vị trí như trên thì kỹ sư cơ khí có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, đào tạo hay các nhà máy, cơ sở xí nghiệp của các doanh nghiệp hay những bộ phận, cơ quan nhà nước có sự sở hữu và quản lý,...

Có thể nhận thấy kỹ sư cơ khí đem lại cho bạn khá nhiều cơ hội nghề nghiệp với sự ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các lĩnh vực hiện nay.

Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đọc bản vẽ cơ khí cho người mới từ A - Z

5. Mức lương của các kỹ sư cơ khí hiện nay

Hiện nay, mức thu nhập của kỹ sư cơ khí sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình như khu vực làm việc, kinh nghiệm trong nghề và bằng cấp tương ứng. Do vậy, với việc sở hữu các yếu tố tác động khác nhau thì mức thu nhập giữa các kỹ sư cơ khí cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Thu nhập của kỹ sư cơ khí
Thu nhập của kỹ sư cơ khí

Theo nghiên cứu thì tại khu vực Hà Nội, mức lương của kỹ sư cơ khí sẽ dao động từ 9 triệu - 18 triệu đồng/ tháng, ở thành phố Hồ Chí Minh là từ 10 triệu - 20 triệu đồng và ở Đà Nẵng là 7 triệu - 154 triệu đồng.

Với mức thu nhập như trên thì kỹ sư cơ khí thực sự là một việc làm đầy hứa hẹn và triển vọng. Tuy nhiên, trước khi bạn có được mức thu nhập hấp dẫn trên thì việc mới bắt đầu hành nghề,mức thu nhập của bạn sẽ nằm trong khoảng từ 5 triệu - 8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là một con số khá ổn định cho những bạn mới trong nghề.

Trên đây là trọn bộ thông tin về kỹ sư cơ khí. Hy vọng các bạn đã hiểu kỹ sư cơ khí là gì và triển vọng với việc làm kỹ sư cơ khí hiện nay.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: