Nhiều người cho rằng học giỏi môn Ngữ văn là do năng khiếu, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Không thể phủ nhận rằng có những học sinh từ khi mới bắt đầu đã thể hiện được sự xuất sắc của mình đối với môn Văn, nhưng cũng có nhiều học sinh dành nhiều thời gian chinh phục vẫn đạt được thành quả. Bởi vậy năng khiếu chỉ là 1 phần còn bạn vẫn có thể học giỏi môn văn khi bản thân mong muốn.
1. Tạo nguồn cảm hứng với môn Văn
Nguồn cảm hứng là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn làm tốt một công việc gì đó, điển hình là việc học văn. Bạn biết đấy, trong bất kỳ lĩnh vực nào, để gắn bó lâu dài thì cần phải có sự yêu thích, niềm đam mê.
Với việc học văn, đừng nghĩ nó là môn học bắt buộc, hãy nghĩ rằng khi học nó bạn sẽ được thư giãn, bạn sẽ được mở rộng thêm tầm hiểu biết với những vốn kiến thức mơ mộng.
Khi bạn đọc 1 câu chuyện nào đó, hãy cố gắng hoá thân mình vào từng nhân vật sau đó cảm nhận tất cả mọi thứ đang diễn ra. Hoặc có thể coi câu chuyện đó như thước phim đầy màu sắc rực rỡ và bạn đang đóng vai là khán giả. Khi đọc bài thơ, đừng ngần ngại, hãy tưởng tượng mình là nhà thơ để cảm nhận về những hình ảnh, những tình tiết thú vị được nhắc tới, chắc chắn với những vai trò ấy bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều hay ho từ tác phẩm mình đọc đấy.
2. Rèn luyện cách đọc nhanh, đọc nhiều và đọc hiểu
Cấu trúc chuẩn của một văn bản được chia theo tỉ lệ đó là 20% từ khóa chính còn lại là 80% từ thừa. Bởi vậy đừng vội sợ hãi khi bạn đang học 1 bài tập đọc với độ dài 5, 6 trang sách bởi nếu rút gọn ý chính thì nó cũng không phải là con số lớn.
Nói đến thuật ngữ đọc nhanh bạn có thấy quen thuộc? Đâu đó trong số các bạn ở đây cũng đã từng được cô giảng về cách đọc này rồi, giờ nói không biết là do trước đây không để ý đó thôi.
Cô thường dạy về cách đọc nhanh hay còn gọi là đọc lướt qua trước khi bắt đầu bài học, vậy mục đích là để làm gì? Nhiều người cho rằng nó không có tác dụng nhưng thực ra bạn lại có thể nắm chắc được cốt truyện chỉ trong vài phút với cách học này đấy nhé.
Việc đọc lướt nhanh như vậy sẽ khiến não bộ của bạn tập trung hơn, do đó những từ ngữ không phải cốt lõi sẽ bị bỏ qua, bạn chỉ lưu lại trong đầu mình những tình tiết chính, những nhân vật chính và từ đó có thể tóm tắt được cả câu chuyện một cách “ngon lành” rồi.
Xem thêm: Làm sao để viết văn hay? Tuyệt chiêu viết văn tràn đầy cảm xúc!
3. Học cách ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu
Trong cuốn sách với tựa đề “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của tác giả Adam Khoo có chia sẻ về 1 phương pháp ghi nhớ cực kỳ hiệu quả đó là sử dụng “Sơ đồ tư duy”.
Áp dụng vào văn học, khi bạn đọc 1 tác phẩm, việc đầu tiên là bạn cần nắm được trọng tâm hay nội dung chính của tác phẩm. Sơ đồ được thể hiện như sau:
Đặt tên tác phẩm ở chính giữa để làm gốc, sau đó có thể phát triển theo các ý xung quanh, bên dưới hoặc bên cạnh tuỳ ý. Thể hiện làm sao khi viết xong bạn vẫn có thể hiểu và tóm tắt được bài học. Có thể sử dụng các ý cùng cấp độ với màu mực khác nhau để dễ nhớ.
4. Tư duy theo cách riêng của bạn
Tư duy chính là thể hiện của việc sử dụng chất xám, theo đó bạn có thể suy nghĩ 1 vấn đề trong văn học theo cách riêng, tự vận động trí óc để phát triển các ý liên quan khác tới bài học.
Bạn có thể tự mình phân tích bài học theo cách riêng của mình, sau đó so sánh với bài giảng mẫu trên lớp để hiểu rõ bản chất vấn đề.
5. Chăm chỉ học tập là phương pháp chắc chắn
Dù là môn học nào, muốn học giỏi bạn cũng cần chăm chỉ, cần cù bù thông minh..
Với mỗi tác phẩm văn học, bạn nên đọc tất cả những kiến thức có liên quan, sau đó học cách viết lại theo ý hiểu của mình để kiểm tra khả năng ghi nhớ và hiểu bản chất bài học đến đâu. Khi đã hình thành được dàn ý, tình tiết thì việc viết lại và học thuộc nó chỉ là chuyện đơn giản.
Bất kể khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi cần tới sự giải trí, vậy thì cũng đừng quên tìm đến những tác phẩm văn học thú vị nào đó nhé. Cứ như vậy dần dần bạn sẽ hình thành được thói quen tốt cho mình, lấy văn học làm nguồn cảm hứng cho cuộc sống sau này.
Khi bạn có thói quen và cảm hứng với văn học, công thêm cả sự chăm chỉ sẽ giúp kết quả môn Ngữ văn của bạn thay đổi một cách bất ngờ đấy.
Đọc thêm: Các thể loại văn học của Việt Nam!
6. Tạo thói quen tự kiểm tra bài sau khi làm
Khi làm bài tập môn văn hoặc viết 1 bài văn theo yêu cầu của giáo viên bạn cần tạo thói quen kiểm tra lại toàn bài để xem có lỗi sai gì không.
Trước khi làm, hãy đọc kỹ đề bài để xác định đúng nhất yêu cầu, từ đó không bị lạc đề. Với những bài tập đã được chấm điểm, thông thường thầy cô sẽ để lại lời phê, bạn hãy đọc lại tất cả những lời phê đó để sửa lỗi sai cho mình.
Hãy luôn nhớ tới những lỗi sai được cô giáo phê trong những bài kiểm tra để tránh đề cập cho những bài văn mới.
Có một cách rất hay mà nhiều học sinh vẫn thường làm đó là tham khảo những bài văn được điểm cao trong lớp để học tập.
Học văn bạn cần phải thả lỏng tâm trạng mới cảm nhận được những điều hay ho, trong đó không ngần ngại điểm ra những hạn chế, những lỗi sai của bản thân để có cách khắc phục về sau này.
7. Tập trung nghe giảng
Theo quy định của các trường phổ thông thì các bạn học sinh không được phép làm việc riêng trong lớp. Tuy nhiên trên thực tế thì vẫn có nhiều bạn còn nói chuyện, ăn quà vặt hay nghe nhạc trong giờ học, nhất là những tiết học văn khiến các bạn buồn ngủ.
Việc không tập trung nghe giảng vô hình chung đã làm mất đi 1 lượng kiến thức nhất định của bài học, từ đó khiến các bạn không nắm vững kiến thức của bài học.
Ghi chép cũng là một trong những phương pháp giúp ích cho học sinh nhất là với môn học nhiều chữ như Ngữ văn. Bạn sẽ chẳng có bất cứ tài liệu nào để tham khảo khi được cô hỏi tới nếu như không ghi chép đầy đủ. Bạn cũng sẽ chẳng có căn cứ nào để làm bài tập về nhà khi cô yêu cầu, thậm chí những bài học đó còn có tác dụng lúc ôn thi nữa. Vậy bạn có nên bỏ lỡ việc ghi chép hàng ngay với môn Ngữ văn này hay không?
Tham khảo: [Ngữ văn] Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt hiện nay
8. Học văn không phụ thuộc vào sách tham khảo
Vẫn biết tài liệu tham khảo là giúp các em giải đáp những câu hỏi khó khăn nhất, nó chính là 1 công cụ hỗ trợ tốt nhất cho học sinh khi chưa cảm được môn học này. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, trái ngược với công dụng vừa rồi, rất có thể nó sẽ khiến học sinh bị phụ thuộc vào tài liệu khi học văn, một khi đã bị phụ thuộc thì bạn sẽ chẳng có bất cứ 1 nguồn sáng tạo nào để phát triển cho những chủ đề viết văn được giao cả.
Nếu biết cách thì tài liệu tham khảo sẽ giúp bạn trở nên tiến bộ hơn nhưng nếu sử dụng sai mục đích thì sớm muộn gì kết quả của bạn cũng sẽ bị giảm sút.
Vậy bạn đã biết cách làm sao để học giỏi văn chưa? Mong rằng những kiến thức vừa rồi sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các bạn, nhất là các em học sinh đang trong độ tuổi gắn bó với môn học này. Đón đọc nhiều bài viết của topcvai.com để biết thêm nhiều tin tức thú vị khác nhé.
Tham gia bình luận ngay!