1. Lắng nghe là gì?
Nếu bạn muốn hiểu được lắng nghe là gì thì trước tiên bạn phải biết được hành động nghe là gì đã.
Nghe là việc tiếp nhận thông tin một cách thụ động của mọi người khi có tiếng động phát ra truyền đến tai ta. Khi sinh ra bình thường thì ai cũng có khả năng nghe và nói. Nghe trước rồi mới nói sau.
Còn lắng nghe là một quá trình chủ động lắng nghe một câu chuyện, một sự việc nào đó. Nghe sẽ không giống lắng nghe vì:
Lắng nghe thể hiện sự tập trung của người nghe vào nội dung của người nói. Lắng nghe từng diễn biến câu chuyện, sự vật sự việc trong câu chuyện hiểu họ đang nói đến vấn đề gì để đưa ra lời khuyên, hướng giải quyết, lời đáp cho người đối diện.
Lắng nghe là một quá trình hoàn toàn chủ động. Nó không hề bị động và có thể do bạn quyết định có sử dụng nó hay không?
Lắng nghe là cả một nghệ thuật cần phải rèn luyện để đạt được hiệu quả sau. Nội dung sau đây sẽ hướng dẫn rèn luyện kỹ năng lắng nghe.
Tham khảo: Kỹ năng mềm là gì?
2. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Như đã phân tích ở trên chúng ta đã hiểu và trả lời được câu hỏi lắng nghe là gì? chúng ta thấy được lắng nghe hiệu quả cần cả một quá trình và cần phải rèn luyện để nâng cao kỹ năng này. Hãy cùng tham khảo một số kỹ năng sau trong việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe.
2.1. Tập trung lắng nghe
Kỹ năng đầu tiên cần phải rèn luyện để mang đến hiệu quả cao khi lắng nghe đó chính là tập trung lắng nghe.
Tập trung vào những gì người khác nói thể hiện sự tôn trọng đối phương, trong quá trình giao tiếp trao đổi giữa mọi người với nhau nếu bạn không tập trung thì việc này sẽ thể hiện việc bạn không tôn trọng người nói gây ra cảm giác khó chịu đối với người nói.Nếu bạn tập trung nghe theo kiểu thụ động và không hiểu người kia nói gì thì thật sự cái bạn gọi là tập trung đó không phải là tập trung. Nếu có thể bạn có thể biểu lộ cảm xúc, sự thoải mái, cử chỉ hoặc trao đổi với người đối diện để cuộc trò chuyện của bạn được hiệu quả hơn. Bạn không nhất thiết phải chèn lời vào câu chuyện của người kia đang nói, sự tập trung tương tác với người nói có thể được thể hiện bằng ánh mắt. Hãy ra hiệu bằng ánh mắt cho thấy bạn đang tập trung lắng nghe đối phương.
2.2. Khuyến khích người nói
Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần là bạn tập trung lắng nghe người khác nói mà bạn cần phải khuyến khích người nói nữa, thì mới đạt được hiệu quả.
Khuyến khích người nói được thể hiện qua hành động như ngạc nhiên, tiếc nuối, vui vẻ, hạnh phúc, lo lắng… Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để thể hiện những gì mình đang nghe và tương tác lại người nói. Sử dụng ngôn ngữ hình thể như lắc lư, gật đầu, bắt tay, nhìn vào mắt người nói… Rất nhiều cử chỉ cơ thể để bạn thể hiện để có thể tương tác với người nói.
2.3. Phản hồi người nó
Phản hồi người nói cũng chính là sự biểu hiện của của lắng nghe vì lắng nghe đâu chỉ đơn thuần là nghe không. Bạn còn cần phải phản hồi để thấy được sự thấu hiểu về vấn đề đó như thế nào. Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng có phản hồi tức là bạn đã lắng nghe.
Cuộc trò chuyện thành công khi người nói phải có người nghe và nghe cần phải tương tác và đưa ra ý kiến.
Khi mọi người nói chuyện với nhau, bàn tán về chủ đề nếu chỉ yên lặng lắng nghe, chăm chú lắng nghe theo bạn cuộc nói chuyện đó có thành công hay không?
Phản hồi người nói trong lắng nghe
Nếu chỉ nghe không thôi thì chưa đủ cuộc trò chuyện thành công khi bạn phải biết tương tác, bạn cần phải trả lời những câu hỏi do người đối diện đặt ra, sự phản hồi của bạn sẽ giúp cho cuộc hội thoại được diễn ra hấp dẫn hơn.
2.4. Có hiểu biết về vấn đề đang trao đổi
Để việc lắng nghe mang lại hiệu quả thì người nghe cũng cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức liên quan đến vấn đề bạn đang trao đổi.
Ví dụ: bạn đang trao đổi với bạn bè về việc làm thời trang, lĩnh vực thời trang nhưng trong câu chuyện đó mọi người lại nói và bạn không hiểu gì, bạn không có một kiến thức chút ít nào về lĩnh vực thời trang. Vậy nên cuộc nói chuyện của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có thể bạn chỉ nghe mọi người nói theo một cách thụ động mà không biết họ nói gì? không hiểu nói gì?
Việc không hiểu sẽ dẫn đến việc bạn không thể đưa ra ý kiến của mình, điều chắc chắn là bạn cũng không thực hiện được việc lắng nghe thành công. Một trong những kỹ năng để bạn lắng nghe hiệu quả đó chính là tìm hiểu những thông tin liên quan đến câu chuyện được bàn luật. Có như vậy bạn mới có thể lắng nghe tốt được.
Đọc thêm: Ambivert là gì?
3. Tầm quan trọng của lắng nghe
Công việc hàng ngày đã chiếm hết thời gian của mọi người, chúng ta ít có thời gian tụ tập, tâm sự và tám với nhau, ít thời gian gặp gỡ nhau, những điều đó không quan trọng. Quan trọng là chúng ta đã có các thiết bị hiện đại kết nối mọi người lại với nhau qua fb, zalo bạn có thể trao đổi trò chuyện với nhau. Nhưng cũng chính những thiết bị này làm cho những kỹ năng về lăng nghe không thể hiện được hết. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc trao đổi, nội dung dưới đây sẽ cho các bạn thấy được tầm quan trọng của lắng nghe trong cuộc sống hàng ngày.
Sự lắng nghe có một vai trò rất quan trọng trong tất cả mọi sự việc xảy ra xung quanh bạn mà đôi khi nếu thiếu nó thì bạn có thể sẽ trở thành người bảo thủ, cố chấp và đôi khi bạn sẽ cô độc trong những nơi bạn thân quen nhất.
3.1. Đối với cuộc sống thường ngày
Như những phần tích ở trên bạn đã hiểu được khái niệm của lắng nghe là gì? Đã biết được cách rèn luyện những kỹ năng lắng nghe đó để có thể lắng nghe một cách hiệu quả mang đến nhiều kết quả tốt cho bạn.
Trong cuộc sống nó đóng một vai trò rất quan trọng. Sự lắng nghe là chất xúc tác để làm cho cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn. Nó có những vai trò chủ yếu như sau:
+ Tạo ra sự thân thiết. Nếu bạn biết lắng nghe thì bạn là một người rất được quý trọng và luôn được mọi người yêu quý bởi bạn luôn luôn thấu hiểu và lắng nghe mọi việc.
+ Làm cho cuộc sống của bạn được tốt hơn. Khi bạn lắng nghe bạn sẽ hiểu được cuộc sống hơn, hiểu được mọi thứ xung quanh hơn và gặp một vấn đề gì thì bạn có thể bình tĩnh để giải quyết. Chứ không nóng nảy mất kiểm soát.
+ Khiến bạn hiểu về nhiều điều hơn. Lắng nghe có sự suy nghĩ, đầu tư trong đó. Vì thế nếu bạn thật sự biết lắng nghe thì bạn sẽ là một người rất thông thái.
+ Bạn sẽ được nhiều người yêu quý. Bởi sự điềm tĩnh từ bạn luôn làm cho người khác có cảm giác an toàn khi nói chuyện với bạn.
Trong cuộc sống hàng ngày khi bạn biết cách lắng nghe người khác bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt với mọi người. Lắng nghe giúp bạn hiểu chuyện hơn, giúp bạn có được những cầu trả lời và ý kiến đúng với câu chuyện bạn đang trao đổi.
3.2. Đối với công việc
Như phân tích ở trên thì kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng kỹ năng lắng nghe trong công việc lại còn giúp ích nhiều hơn cho các bạn rất nhiều.
+ Nó giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Để làm tốt được công việc của mình thì bạn cần phải học hỏi và lắng nghe rất nhiều. Đơn giản là bạn tập trung lắng nghe thì bạn sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh nhất.
+ Luôn được lòng mọi người. Là một người lắng nghe trong công việc, bạn sẽ thấu hiểu được mọi chuyện và đặc biệt nếu bạn là sếp thì kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng không thể thiếu. Thấu hiểu được nhân viên của mình là yếu tố quan trọng để bạn có thể lãnh đạo tốt và cũng như giữ chân được họ đồng hành cùng mình.
+ Thăng tiến trong công việc. Sự thăng tiến dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của bạn nhưng bạn có biết những kỹ năng đó là nhờ sự lắng nghe học hỏi mà ra không? Nếu tận dụng được ưu điểm này cộng với sự cần cù, siêng năng thì chắc chắn một ngày không xa bạn sẽ có được thành công.
Như các bạn đã biết việc lắng nghe trong quá trình làm việc và công việc là điều tất yếu. Lắng nghe để bạn tiếp nhận thông tin và đưa ra những ý kiến cho các vấn đề. Lắng nghe giúp bạn giải quyết công việc một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà lắng nghe trong công việc là điều trọng và không thể thiếu.
3.3. Lắng nghe trong học tập
Nghe thầy cô giảng bài là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập. Vậy tại sao có những bạn tiếp thu bài rất tốt, lại có những bạn không tiếp thu được bài, Có phải đó là do kỹ năng lắng nghe không?
Đúng là như vậy. Trong tất cả các lĩnh vực thì lắng nghe trong học tập là phần được áp dụng và thể hiện rõ ràng nhất.
+ Lắng nghe giúp bạn tiếp thu bài tốt hơn. Một người không tập trung thì sẽ không được nhiều bằng một người tập trung và đương nhiên là thành tích học tập cũng sẽ có sự chênh lệch.
+ Lắng nghe còn giúp bạn hiểu sau hơn vấn đề. Đôi khi một số vấn đề cần bạn phải tập trung cao độ thì mới có thể hiểu được. Đó là lý do mà có người học giỏi, có người học dốt tuy xuất phát điểm hoàn toàn giống nhau.
Tóm lại thì dù lắng nghe trong lĩnh vực nào thì luôn có lợi ích của nó và sẽ giúp bạn được nhiều trong cuộc sống. Hãy nhớ luôn lắng nghe để thấu hiểu hơn nhé.
4. Những công việc yêu cầu kỹ năng lắng nghe cao
Kỹ năng lắng nghe nắm giữ vai trò quyết định trong thành công của giao tiếp, bạn muốn thành công trong công việc thì kỹ năng lắng nghe là không thể thiếu.
Với một số công việc yêu cầu tuyển dụng bắt buộc nhân viên cần phải có kỹ năng lắng nghe đó là những công việc như:
Tư vấn viên, luật sự, chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng… Rất nhiều ngành nghề công việc khác mà khi đăng tin tuyển dụng nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên của mình phải có kỹ năng lắng nghe.
Nếu bạn có thế mạnh về lắng nghe, muốn tìm kiếm một công việc liên quan đến kỹ năng lắng nghe bạn có thể tìm kiếm nó trên topcvai.com. Đây chắc chắn là một địa chỉ tin cậy giúp bạn tìm việc làm nhanh theo mong muốn yêu cầu của mình.
Tham khảo: Việc làm tư vấn
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và trả lời được câu hỏi lắng nghe là gì? Những thông tin trên còn giúp bạn rèn luyện được những kỹ năng lắng nghe. Chúc các bạn chinh phục nghệ thuật lắng nghe thành công!
Tham gia bình luận ngay!