Lễ tân ngoại giao là gì? Vai trò to lớn của lễ tân ngoại giao

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2022-09-21 08:12:01

Khi nhắc đến lễ tân ngoại giao chắc hẳn nhiều bạn sẽ tò mò, thắc mắc và muốn biết đó là nghề gì đúng không nào? Thông thường, chúng ta chỉ hay nghe nhắc đến lễ tân ngành quản lý khách sạn, receptionist chứ không mấy khi nghe đến lễ tân ngoại giao. Vậy lễ tân ngoại giao là gì? Hãy cùng topcvai.com tìm hiểu thế nào là lễ tân ngoại giao nhé.

1. Lễ tân ngoại giao là gì?

Lễ tân ngoại giao là gì
Lễ tân ngoại giao là gì

Lễ tân ngoại giao có thể hiểu là sự vận dụng, tổng hợp những nguyên tắc và quy định của pháp luật quốc tế, là sự phù hợp của luật pháp quốc gia của các nước hữu quan. Đồng thời, lễ tân ngoại giao cũng phải phù hợp với truyền thống và tập quán lịch thiệp của quốc tế hay những đặc điểm văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc trên thế giới. Mặc dù không có quy định nào hay trong bất cứ điều ước quốc tế nào, nhưng lễ tân ngoại giao vẫn phải tuân thủ những thói quen hình thành từ lâu, trở thành nề nếp trong sinh hoạt và giao tiếp quốc tế.

Đối tượng phục vụ của lễ tân ngoại giao là các lãnh đạo, các vị đứng đầu nhà nước, chính phủ, các bộ ngoại giao, các viên chức ngoại giao và các đại sứ quán. Lễ tân ngoại giao tuy không phải là nội dung quan trọng, chủ yếu của các hoạt động đối ngoại nhưng lại là một trong những công việc không thể thiếu, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao thuận lợi diễn ra. Nó được coi là công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại, là phương tiện để thực hiện và cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Trong đó, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể hiện rất rõ từ việc sắp xếp chỗ ngồi cho các nhà lãnh đạo, các bộ trong các hội nghị quốc tế đến các nghi lễ đón tiếp như: cách treo quốc kỳ hay cử hành quốc thiều và trong các buổi tiệc chiêu đãi thân mật…

2. Nguyên tắc cơ bản của lễ tân ngoại giao

Có 4 nguyên tắc có bản mà một lễ tân ngoại giao phải biết và tuân thủ theo đó là:

Nguyên tắc của lễ tân ngoại giao
Nguyên tắc của lễ tân ngoại giao

Nguyên tắc thứ nhất: tôn trọng lẫn nhau. Đó chính là phải tôn trọng chủ quyền quốc gia, các biểu trưng của dân tộc, những đại diện quốc gia, những phong tục, tập quán của nhau. Cần phải xử lý hết sức thận trọng và chu đáo các biểu tượng quốc gia vì nó mang tính chất thiêng liêng, là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia cho sự tự hào dân tộc.

Nguyên tắc thứ hai: nguyên tắc bình đẳng. Như đã nói ở trên, lễ tân ngoại giao không được phân biệt đối xử, nó được thể hiện trong việc sắp xếp chỗ ngồi, không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa,màu da, tôn giáo, tự ti dân tộc. Lịch sự với khách nước ngoài, nhưng không ngần ngại uốn nắn cách ăn mặc, cử chỉ cho phù hợp, trách các trường hợp trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. 

Nguyên tắc thứ ba: nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc này là hệ quả logic, là sự tương quan của nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc thứ hai. Có nghĩa là khi một bên đối xử như đúng mực, tôn trọng, công bằng và bình đẳng thì bên kia có quyền đáp lại như vậy; 

Nguyên tắc thứ tư: là sự kết hợp giữa luật pháp quốc tế với những quy định của quốc gia cũng như truyền thống dân tộc.

Vai trò quan trọng của lễ tân ngoại giao
Vai trò quan trọng của lễ tân ngoại giao

3. Vai trò to lớn của lễ tân ngoại giao

Lễ tân ngoại giao có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Vai trò đó được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:

Lễ tân ngoại giao tạo ra bầu không khí và khung cảnh tốt cho mối quan hệ đối ngoại được diễn ra thuận lợi.Trong hoạt động ngoại giao thì khung cảnh và bầu không khí có một vai trò đặc biệt quan trọng. Một khung cảnh, bầu không khí ấm cúng, thân tình tạo cho các bên sự thoải mái, từ đó tạo điều kiện duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác. Bầu không khí này có thể là việc bố trí, tổ chức một  nghi lễ giao tiếp với nghi thức thuận trọng hoặc là một bữa buổi tiệc chiêu đãi ngoại giao thân mật hoặc cũng chỉ đơn giản và thái độ tiếp đón các nhà ngoại giao, thái độ phục vụ của nhân viên lễ tân cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một khung cảnh hữu nghị, tốt đẹp. 

Vai trò trong đối ngoại
Vai trò trong đối ngoại

Lễ tân ngoại giao có vai trò đảm bảo quyền bình đẳng, khẳng định chủ quyền cho các quốc gia. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện để mỗi quốc gia có quyền tự do ngôn luận, không phân biệt giữa nước mạnh, nước phát triển và nước yếu, nước kém phát triển. Lễ tân ngoại giao tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho tất cả các quốc gia nhằm thể hiện sự tôn trọng phẩm giá và quyền độc lập dân tộc, bất kể đó là dân tộc nào, quốc gia nào.

Tưởng chừng như nghi thức ngoại giao là một điều vô nghĩa nhưng thật ra đó lại vô cùng quan trọng. Bởi vì lễ tân ngoại giao thể hiện sự tôn trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Nếu quên sót hoặc là đối xử không công bằng trong một trường hợp nào đó, thì đó có thể coi là một sự nhục mạ, không công bằng và làm mất thể hiện của quốc gia. 

Trong thực tiễn, nhờ vậy dụng tốt kiến thức về lễ tân ngoại giao, có nhiều việc đã được giải quyết nhanh chóng và nhiều khó khăn đã được vượt qua.

4. Một số điều cần lưu ý khi đón tiếp các lãnh đạo nước ngoài

Một số điều cần lưu ý khi đón tiếp lãnh đạo nước ngoài
Một số điều cần lưu ý khi đón tiếp lãnh đạo nước ngoài

Thứ nhất, thái độ của lễ tân ngoại giao cần phải chân thành, tự nhiên tuy nhiên cũng không nên tùy tiện, xuề xòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, nếu như gây được cảm tình tốt ngay đầu thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu họ thấy sự lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu cách thì sẽ không có lợi cho mối quan hệ hợp tác lâu dài, không gây ấn tượng đẹp ngay từ buổi đầu mà còn làm cho khách khó chịu.

Thứ hai, cần khiêm tốn, tránh tự ti, tránh các thái độ không tốt như tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình với những nước kém phát triển hơn.

Thứ ba, không được phê phán hay chỉ trích các chế độ chính trị xã hội, phong tục tập quán hay tôn giáo của các quốc gia khác đặc biệt là tuyệt đối không nhận xét hay chỉ trích những  lãnh đạo của nước bạn. Cần tôn trọng quốc huy, quốc kỳ, chủ quyền, lãnh thổ của các quốc gia khác.

Thứ tư, trong khi giao tiếp tránh đưa ra hay thảo luận những vấn đề chính trị, thời sự gay cấn để tránh có những bình luận gay gắt, nên chuyển chủ đề của cuộc nói chuyện.

Thứ năm, cần phải giữ đúng cương vị, cần phân biệt thái độ khi ta đứng trên cương vị chiêu đãi khách, hoặc tiếp khách đến thăm sẽ khác với khi ta đứng trên cương vị đàm phán, thảo luận về vấn đề công việc.

Thứ sáu, cần biết tên và chức vụ của lãnh đạo các nước để tiện xưng hô. Bất kể người nào cũng vậy, về mặt tâm lý thì họ sẽ có cảm tình hơn khi ta gọi đúng tên của họ.

Thứ bảy, nếu mời cơm hoặc chuẩn bị buổi tiệc cần nghiên cứu kỹ thực đơn phù hợp với khẩu vị của lãnh đạo nước ngoài, tránh làm những món ăn mà khách không ăn vì lý do tôn giáo hay sức khỏe.

Lễ tân ngoại giao cần lưu ý điều gì
Lễ tân ngoại giao cần lưu ý điều gì

Thứ tám, cần tôn trọng tập quán sinh hoạt của lãnh đạo nước ngoài. Người Châu Âu họ rất tự nhiên, có cử chỉ thân mật khác với người Châu Á, chẳng hạn khi chào hỏi nhau, người Châu Âu sẽ hôn tay, hôn má…

Thứ chín, khi nói chuyện với phụ nữ thì chúng ta không nên hỏi tuổi, không nên hỏi câu hỏi riêng tư về gia đình, chồng con...

Cuối cùng, người Châu Âu ở những nước công nghiệp rất phát triển, họ thường có thói quen giữ đúng giờ giấc sinh hoạt hay làm việc. Các lễ tân ngoại giao cũng nên chú ý điều này. Phải chuẩn bị trước khi đến hẹn hoặc ít nhất cũng phải đúng giờ, không nên chậm trễ. Người Việt Nam ta cũng nên học hỏi thói quen làm việc đúng giờ của người phương Tây.

Trên đây là tất cả những kiến thức, thông tin về lễ tân ngoại giao là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu thêm về ngành nghề lễ tân ngoại giao cũng như vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: