Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực lại có những khái niệm chuyên ngành khác nhau, việc hiểu thông, biết rộng các khái niệm này sẽ giúp chúng ta phối hợp và làm việc với mọi người hiệu quả hơn.
1. Khái niệm logistics ngược là gì?
Khái niệm logistics chúng ta thường gặp ở trong lĩnh vực việc làm xuất nhập khẩu hàng hóa, là một quy trình vận hành từ khi đóng gói tới khi giao tới tận tay khách hàng. Đây được coi là khái niệm logistics xuôi mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải áp dụng. Còn đối với logistics ngược, nó không được diễn ra với tần suất cao như logistics ngược nhưng vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong các doanh nghiệp.
Trong việc sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi các sai phạm trong việc sản xuất sản phẩm, đóng gói, vận chuyển,... gây ảnh hưởng tới lợi ích của người mua. Những trường hợp như thế đòi hỏi người bán phải thực hiện quy trình thu hồi sản phẩm từ bên khách hàng về doanh nghiệp để sửa chữa, tái chế hoặc tái sử dụng,... Đây được coi là hoạt động logistics ngược hay còn được gọi với cái tên dễ hiểu hơn là thu hồi sản phẩm.
Logistics ngược (Reverse Logistics) là tất cả các hoạt động liên quan tới việc kiểm soát và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu. Logistics ngược nhằm mục đích thu hồi lại sản phẩm vật liệu không đạt đủ yêu cầu của người tiêu dùng nhưng còn có thể sử dụng tái chế từ điểm tiêu thụ trở về nơi xuất sứ hoặc tái chế.
Cái gì ngược thì cũng thường khó hơn xuôi. Với logistics xuôi là do doanh nghiệp tự khám phá thị trường và phân phối sản phẩm ra bên người. Còn với logistics ngược, các doanh nghiệp bị động hơn trong việc thu hồi sản phẩm. Do đó, logistics ngược trong các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong việc liên hệ khách hàng, vận chuyển, phương án giải quyết với sản phẩm và thỏa thuận xử lý với khách hàng,... Hơn nữa logistics ngược chúng ta không thể đảm bảo được bao bì đã được đóng gói chỉn chu như lúc chúng ta gửi hàng cho khách, cũng không thể quản lý được thời gian vận chuyển từ các bên.
Như vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động logistics xuôi của mình hoạt động một cách chính xác nhất nhằm đảm bảo giảm thiểu hoạt động logistics ngược. Và nếu nó có diễn ra thì cũng cần phải giải quyết một cách phù hợp nhất để đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên người bán và người mua.
Đọc thêm: Logistics xanh là gì? Lợi ích của logistics xanh trong cuộc sống
2. Vai trò của logistics ngược
- Giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp: Nếu các doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống logistics ngược chuyên nghiệp, hoạt động trơn tru sẽ giảm được chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa về kho, các chi phí cho việc đóng gói sản phẩm, nhân lực làm việc, thu hồi được những sản phẩm còn có thể tái sử dụng, tái chế hoặc tái sửa chữa được và bán ra thị trường. Điều này sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ví dụ như trong trường hợp máy móc đó bị cháy một linh kiện, khách hàng không muốn được hoàn tiền. Việc thu hồi diễn ra linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp lấy được các linh kiện còn khả năng sử dụng và tiếp tục lắp ráp. Do đó, tiết kiệm được nguồn chi phí cho việc sản xuất thay vì vứt bỏ hẳn sản phẩm.
- Tăng độ uy tín với khách hàng: Các doanh nghiệp có trách nhiệm với sản phẩm của mình khi bị lỗi sẽ rất được lòng khách hàng, tăng mức độ trung thành. Khách hàng cũng dễ dàng xí xóa hơn khi chúng các doanh nghiệp phạm phải sai lầm vì biết rằng họ nhất định sẽ giải quyết ổn thỏa cho mình.
Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện trong tình huống thực khi một doanh nghiệp X mà tôi không tiện nhắc tên ở đây chuyên kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và trẻ sơ sinh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm nôi trẻ em cũng đã được khá nhiều người ưa chuộng sử dụng. Cho tới khi có một bài đăng khi sản phẩm nôi của họ ra màu trên miệng đứa bé khi ngậm, nghi vấn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Họ đã thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và được chứng nhận không gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em.
Nhưng họ vẫn thực hiện nhanh chóng thu hồi sản phẩm, không phải thu hồi vì sản phẩm của chúng tôi không tốt mà thu hồi vì chúng tôi không muốn khách hàng hoài nghi về sản phẩm của chúng tôi. Việc thu hồi sản phẩm đã gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Thay vào đó, họ lại được đánh giá rất cao về thái độ làm việc, có trách nhiệm với sản phẩm. Không đợi khách hàng phàn nàn đã đưa ra những biện pháp làm hài lòng họ.
Kết quả là họ đã xây dựng được lòng tin của khách hàng, doanh thu với các sản phẩm khác không hề bị ảnh hưởng. Đó là lợi ích rất lớn trong việc minh bạch trong thu hồi sản phẩm, tìm kiếm được sự yên tâm trong mỗi khách hàng.
Là đòn bẩy cho hoạt động logistics xuôi: Các sản phẩm sau khi được thu hồi, tái sửa chữa sẽ được bù đắp ngay vào dây chuyền logistics xuôi làm cho dây chuyền cung ứng được hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.
Bảo vệ môi trường: Việc vứt hết tất cả các sản phẩm lỗi sẽ ảnh hưởng tới môi trường một cách nghiêm trọng. Thu hồi sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tái chế, các linh kiện không thể sử dụng cũng được xử lý đúng quy trình hơn. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ môi trường.
3. Các bước thực hiện logistics ngược
Quy trình thực hiện logistics ngược gồm 4 bước cơ bản như sau:
- Bước 1 (tập hợp): Khi bị báo lỗi sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ thực hiện liên hệ với khách hàng, đóng gói, vận chuyển và đưa về kho.
- Bước 2 (kiểm tra): Các nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện kiểm tra, phân loại sản phẩm xem bị lỗi ở bộ phận nào để tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 3 (xử lý):
Trường hợp 1, sản phẩm chỉ hỏng một linh kiện. Các nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện sửa chữa, thay thế linh kiện để sản phẩm hoàn chỉnh.
Trường hợp 2, sản phẩm bị hỏng, chỉ còn sót lại một vài linh kiện. Các linh kiện này sẽ được lấy ra để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm khác.
Trường hợp 3, sản phẩm không thể tiếp tục tái sửa chữa. Doanh nghiệp sẽ cần thực hiện phân loại, tái chế sản phẩm hoặc xử lý rác thải.
- Bước 4 (phân phối): Những sản phẩm đã được tái sửa chữa sẽ được chính thức đóng gói và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Hoạt động trong quy trình logistics xuôi bắt đầu lặp lại.
Qua bài viết này, topcvai.com đã cung cấp cho các bạn kiến thức về logistics ngược là gì. Mong rằng doanh nghiệp của bạn sẽ hoàn thiện tốt được quy trình hoạt động xuất nhập khẩu của mình để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Chúc may mắn.
Tham gia bình luận ngay!