1. Lợi nhuận kinh tế là gì?
Khi kiếm việc làm hoặc thực hiện bất cứ kế hoạch, nhiệm vụ nào đó để tạo lợi nhuận thì mỗi người cần xem xét kế hoạch tài chính của mình đang ở đâu. Điều đó cũng có một phần lợi ích tốt nhất giúp cho bạn đánh giá cơ hội nghề nghiệp và lĩnh vực nên chọn lựa chính xác hơn.
Cụ thể, nếu có sẵn một khoản tài chính nhất định thì bạn có thể nghĩ đến việc tự mình đầu tư kinh doanh thay vì đi làm thuê cho doanh nghiệp. Nhưng ở vai trò này, không còn đơn thuần là việc bạn chỉ cần làm đủ KPI và rời khỏi công ty ngay sau khi tan ca làm việc nữa mà sẽ phải tính toán rất nhiều thứ mới có thể làm tốt nhiệm vụ chèo lái công việc kinh doanh là gì.
Trong tất cả mọi sự tính toán đó, bạn buộc phải thông thạo việc tính toán lợi nhuận kinh tế. Vậy lợi nhuận kinh tế (Economic profit) là giá trị chênh lệch khi tính toán giữa tổng doanh thu trong đơn vị doanh nghiệp với tổng chi phí kinh tế (bao gồm chi phí rõ ràng và chi phí tiềm ẩn) của chính đơn vị đó. Hiểu nôm na hơn nữa thì đó là khoản lợi nhuận còn lại khi đã đưa ra những đầu tư thay thế ổn thỏa tiếp theo. Lợi nhuận kinh tế có thể tồn tại ở giá trị âm hoặc giá trị dương.
Công thức: Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế
Bất cứ nhà kinh doanh nào cũng cần phải nắm bắt được bản chất của lợi nhuận kinh tế vì nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển trong doanh nghiệp. Ý nghĩa chi tiết mà giá trị này mang đến là gì? Tiếp tục cùng topcvai.com khám phá nhé!
2. Ý nghĩa của lợi nhuận kinh tế được thể hiện như thế nào?
Thông qua khoản thu được chính là lợi nhuận kinh tế mà chúng ta có thể nhìn nhận rõ được hiệu quả đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi một đơn vị sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh. Với hai thang giá trị là âm và dương, những thông tin quan trọng sẽ được bật mí nhằm đem đến những nhận định xác đáng về thực trạng phát triển của doanh nghiệp.
Cụ thể về thông số của giá trị kinh tế có ý nghĩa phản ánh như sau:
Lợi nhuận kinh tế không bị âm thì có nghĩa hoạt động kinh doanh là hiệu quả. Khi đó, doanh thu tổng có thể bù đắp lại được cho toàn bộ những khoản chi phí khác có sự liên quan, bao gồm cả những loại chi phí được xếp vào dạng tiềm năng. Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận dương tức là đã sử dụng nguồn hiệu quả.
Ở kết quả ngược lại, doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế âm, điều này kéo theo hệ quả doanh thu thu về không đủ để bù cho tất cả những khoản chi phí khác của nền kinh tế. Người quản trị cần phải tìm ra phương án tối ưu hơn nữa nhằm thay thế ngay cho phương pháp kinh doanh ở hiện tại. phương án mới buộc phải tận dụng được tất cả mọi nguồn lực trong doanh nghiệp để không bị lãng phí mà còn giúp từng nguồn lực phát huy được tối đa lợi thế của chúng.
Lợi nhuận kinh tế có mối quan hệ mật thiết với lợi nhuận kế toán, dường như không thể tách rời được với lợi nhuận kế toán. Chính vì vậy cho nên khi tìm hiểu về lợi nhuận kinh tế, các nhà hoạt động kinh doanh sẽ phải tìm hiểu mối quan hệ này và so sánh được lợi nhuận kinh tế với lợi nhuận kế toán.
3. Mối quan hệ của lợi nhuận kinh tế với lợi nhuận kế toán
Một phần của việc đưa hai giá trị này lên bàn cân là nhằm mục đích giúp mọi ngườ phân biệt rõ hai giá trị này hoàn toàn độc lập với nhau vì trong thực tế có rất nhiều người bị nhầm lẫn và vô tình đánh đồng chúng làm một.
Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kế toán
Chi phí kế toán là các khoản chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp chi trả để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự khác biệt giữa 2 khái niệm này nằm ở chi phí để xác định lợi nhuận. Lợi nhuận kinh tế sẽ có chi phí tiềm ẩn còn lợi nhuận kế toán thì không có. Chúng sẽ được khấu trừ ra từ khoản doanh thu, đồng thời cũng là một khoản lợi nhuận được dùng với giá trị thay thế. Sở dĩ trong lợi nhuận kinh tế có thêm khoản chi phí tiềm ẩn là bởi vì nó có thể tạo ra thêm những sự lựa chọn mới mẻ hơn và có khả năng thay thế cho các giải pháp tài chính khác.
Từ việc hiểu lợi nhuận kinh tế là gì kèm theo việc chúng ta tìm ra mối quan hệ và điểm khác biệt của lợi nhuận kinh tế so với lợi nhuận kế toán thì đến đây chúng ta có thể phân chia lợi nhuận kinh tế ra làm hai loại riêng biệt đó là lợi nhuận kinh tế tích cực và lợi nhuận kinh tế tiêu cực. Ở phương diện tiêu cực, nó có nghĩa rằng bạn có thể tìm kiếm và đầu tư vào những cơ hội khác để có cơ hội cải thiện tài chính hiệu quả hơn. Còn đối với khoản lợi nhuận tích cực, điều này ngầm nói cho bạn biết rằng, chẳng có cơ hội sẵn có nào dành cho bạn vì mọi thứ đã được tính toán sẵn và được bạn nắm bắt trong lòng bàn tay.
Lợi nhuận sẽ được hiện thực hóa thông qua những con số cụ thể. Nói tới lợi nhuận buộc người ta phải nắm bắt cách tính. Vậy trong kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ tính lợi nhuận như thế nào? Công thức tính lợi nhuận kinh tế sau đây sẽ giúp bạn tiếp cận hiệu quả với việc nắm bắt, kiểm soát lợi nhuận kinh tế.
Xem thêm: Vĩ mô là gì? Phân biệt thế nào là kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
4. Công thức tính toán ra giá trị lợi nhuận kinh tế
Muốn tính được lợi nhuận kinh tế bạn buộc phải nắm được lợi nhuận kế toán vì trong công thức của lợi nhuận kinh tế có lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế = lợi nhuận kế toán - chi phí ngầm định.
Trong đó lợi nhuận kế toán = tổng doanh thu - chi phí rõ ràng.
Lấy một ví dụ đơn giản để chúng ta dễ hiểu các áp dụng công thức này nhé.
Có một hãng sản xuất giầy đạt được tổng doanh thu ở mức 300 triệu đồng. Các khoản chi phí tính toán được trong kỳ kế toán gồm:
- Chi phí chi trả cho nhân công và nguyên/ vật liệu là 190 triệu đồng.
- Chi phí thuê xưởng sản xuất và cả chi phí khấu hao đối với thiết bị là 20 triệu đồng.
- Thuê những yếu tố khác là 20 triệu đồng.
Tổng chi phí chi ra sẽ là 230 triệu đồng.
Nếu như người chủ sản xuất thuê cho một đơn vị khác thì sẽ được nhận thêm 10 triệu đồng. Yêu cầu đặt ra cho kế toán doanh nghiệp đó chính là xác nhận lợi nhuận kinh tế đối với trường hợp này.
Để giải bài toán này, kế toán viên cần tính được lợi nhuận kế toán theo công thức đã đưa ra ở trên. Cụ thể như sau:
Lợi nhuận kế toán= 300-230= 70 triệu đồng
Nguồn phí cơ hội: 10 triệu đồng
Khi đó lợi nhuận kinh tế sẽ được tính bằng hiệu của lợi nhuận kế toán với phí cơ hội, sẽ là 70-10 và bằng 60 triệu đồng.
Với ví dụ này, bạn đã có thể tự mình áp dụng công thức tính lợi nhuận kinh tế một cách rõ ràng. Với việc tìm hiểu sáng tỏ lợi nhuận kinh tế là gì quả thực rất có ích với bạn.
Tham gia bình luận ngay!