1. Khái quát chung về luật dân sự
1.1. Khái niệm luật dân sự là gì?
Được hiểu là bộ luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân có liên quan trong khi giao lưu dân sự dựa trên cơ sở pháp luật bình đẳng tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự này.
Là một hệ thống các nguyên tắc quy tắc toàn diện sẽ được sắp xếp theo mã để có thể dễ dàng truy cập cho người dân cũng như luật sư.
Là một hệ thống có sự tổ chức, có sự ủng hộ trong hợp tác, trật tự và phán đoán dựa trên những phân loại logic và được cải biến phát triển từ bộ luật La Mã.
Là một hệ thống được đưa ra nhằm thích ứng với các mã dân sự nhằm tránh các chi tiết không phù hợp.
Là một hệ thống luập pháp nhưng ở đây vẫn có sự điều chỉnh của các quy chuẩn xã hội đạo đức.
Luật dân sự được phê chuẩn để xác định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân tổ chức ( bao gồm cả tổ chức chính phủ và tổ chức cá nhân) hay thậm chí là các tổ chức phi chính phủ trong các hành vi hoạt động của họ. Việc vi phạm một trong các quyền hay nghĩa vụ trách nhiệm được quy định trong bộ luật thông thường sẽ không truy cứu đến quá trình hình sự thay vào đó chỉ áp dụng các chế tài hình phạt.
Đọc thêm: Ngành luật ra trường làm gì?
1.2. Những đặc điểm nổi bật trong bộ luật dân sự
Là một bộ luật của điều chỉnh hành vi của các đối tượng hướng tới, bởi vậy chúng có một số đặc điểm nổi bật cơ bản như sau:
Thể hiện đầy đủ và rõ ràng tất cả các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp để khắc phục giảm thiểu là điều hiển nhiên trong mỗi bộ luật.
Dễ hiểu, đơn giản phù hợp với trình độ tiếp nhận của công dân, chí ít là trong các khu vực được áp dụng riêng.
Công bằng, trên tinh thần độc lập giữa các điều luật giữa các nhóm đối tượng trên các nguyên tắc của pháp luật.
Trên là những đặc điểm yếu tố cần thiết cho một bộ luật cũng như bộ luật dân sự nói chung. Chính vì thế qua những đặc điểm này có thể giúp bạn hiểu rõ và nắm vững về bộ luật này.
1.3. Các quan hệ trong luật dân sự là gì?
Các quan hệ trong luật dân sự thường đa dạng và phong phú vì thế việc này đem lại rất nhiều ý nghĩa không những về mặt pháp lý và còn có ý nghĩa trên cả mặt thực tiễn bởi nó đóng góp một phần không nhỏ về cách hiểu về mối quan hệ giữa các bên, về các tranh chấp kiện tụng khi xảy ra
Theo luật hiện nay, ta có thể chia thành hai loại đó là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
Quan hệ tài sản: ở đây được hiểu một cách đơn giản nhất là quan hệ kiện tụng ở đây có liên quan đến các vấn đề tài sản, kinh tế cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình quan hệ này được quản lý và áp dụng cho đối tượng trong khung của luật.
Quan hệ tài sản được điều chỉnh bao gồm 5 nhiệm vụ: quan hệ thừa kế, quan hệ về bồi thường thiên tai, quan hệ về nghĩa vụ quân sự, quan hệ tài sản và quan hệ hợp đồng quân sự.
Quan hệ nhân thân: ở đây là mối quan hệ dân sự dựa trên các vấn đề về nhân thân và đây là các nguyên tắc không thể dịch chuyển, chuyển dời cho người khác trừ các trường hợp ngoại lệ được pháp luật cho phép.
Ví dụ: quyền sở hữu thương hiệu của một sản phẩm do mình sáng tác, tạo ra hay quyền tác giả của một bài văn, quyền sách hay thậm chí chỉ là một bài hát hay cái logo,…
Phương pháp điều chỉnh của luật này được hiểu là những biện pháp có tác động của ngành luật cơ bản lên các quan hệ trong luật dân sự, mang tính chất liên quan đến tài sản và các quan hệ trong xã hội mà làm cho các quan hệ đó phát triển hoặc thay đổi hoặc chấm dứt phù hợp với ý chí và lợi ích của đất nước, đặc trưng chủ thể tham gia trong hệ thống cần bình đẳng và độc lập với nhau.
Sự bình đẳng ở đây được thể hiện qua việc: không có bên nào được ra lệnh hay áp đặt cho bên còn lại, ở đây tất cả phải làm việc tuân theo luật của nhà nước. các tự do cam kết của họ với mục đích đưa ra các lợi ích nhất định thì không được trái với đạo đức con người hay thậm chí là lợi ích của đất nước.
2. Phương pháp để điều chỉnh Luật dân sự
Phương pháp điều chỉnh luật dân sự ở đây được dựa trên 3 phương pháp đó là tự chịu trách nhiệm, bình đẳng giữa các bên và cuối cùng là phương pháp thỏa thuận để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả nhất.
Phương pháp điều chỉnh này có các đặc trưng sau:
Địa vị pháp lý luôn được bình đẳng: bình đẳng ở đây tức là không có sự phân biệt nào về địa vị xã hội, giới tính, dân tộc, hay tài sản… giữa các chủ thể với nhau.
Tổ chức và tài sản độc lập với nhau:
Tổ chức thì không có sự phụ thuộc hay quan hệ giữa cấp trên cấp dưới hay thậm chí là các quan hệ hành chính khác.
Tài sản: sẽ luôn có sự độc lập giữa các chủ thể tài sản với nhau, không có sự nhầm lẫn hay không rõ ràng giữa các loại hình tài sản.
Các chủ thể trong quan hệ pháp luật này có quyền tự định đoạt và họ luôn được đảm bảo cho quyền tự quyết định trong vùng pháp luật.
Chế tài trong luật: do các đối tượng được áp dụng trong này rất rộng và phổ biến vì thế mà chế tài trong luật dân sự này luôn được đa dạng để cho các hành vi, vi phạm được áp dụng. Nhưng tuy nhiên tùy theo tính chất và mức độ của các hành vi mà áp dụng từng riêng chế tài khác nhau.
Đọc thêm: Cơ sở pháp lý là gì? Kiến thức luật lệ cần thiết cho mọi người
3. So sánh giữa luật dân sự và luật hình sự
Riêng ở tên gọi chúng ta đã thấy được sự khác nhau, bởi vậy khi đi sâu tìm hiểu thì lại thấy hai bộ luật này có vài chút nhầm lẫn với nhau. Hãy cùng đi tìm hiểu với chúng tôi để có thể phân biệt được nhé!
Luật hình sự là luật mà điều chỉnh các hành vi vi phạm tội có mức ảnh hưởng nghiêm trọng với các đối tượng là con người là xã hội cũng như tất cả các hành vi nghiêm cấm có tính chất nghiêm trọng.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bộ luật này là:
Luật dân sự là luật chuyên đùng để giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức, có thể được bồi thường.
Còn luật hình sự là luật mang tính chất chuyên về xử lý những hành vi phạm pháp, mang tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng đến xã hội. Những người phạm vào luật hình sự sẽ bị xử lý theo quy định.
Về bản chất thì hai bộ luật này không có giống nhau, luật dân sự mang tính tư còn hình sự dường như mang tính công hơn.
Đối tượng luật hình sự là mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, người mà phạm lỗi này thì sẽ bị phạt tù hoặc xử phạt theo pháp luật của ban hành đã ban hành còn
về luật dân sự là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong các mối quan hệ xã hội
Về phương pháp điều chỉnh thì luật dân sự luôn dựa trên những phương pháp công bằng, bình đẳng về tất cả mọi mặt mà không chỉ riêng pháp lý của các chủ thể tham gia không thôi, ở đây trong bộ luật dân sự thì phương pháp định đoạt chính là phương pháp tiên quyết trong các việc tham gia các quan hệ dân sự này.Luật hình sự thì phương pháp điều chỉnh ở đây là pháp luật đã đề ra, dùng uy quyền của luật.
Tìm hiểu thêm: Luật gia là gì và liệu luật gia có giống với luật sư hay không?
4. Công việc liên quan đến luật dân sự
Một số các công việc phổ biến hiện nay mà khi nhắc tới đã xuất hiện ngay trong đầu chúng ta rồi: như là luật sư, thẩm phán, người biên soạn sửa đổi luật,…
Với các công việc này thực sự đòi hỏi những yêu cầu rất cao như chuyên môn về công việc, sự hiểu biết giữa các đời luật,… thì mới có thể có cơ hội làm việc trong lĩnh vực này.
Bộ luật dân sự thực sự có một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh nên ở đây nó rất thu hút được sự quan tâm từ các doanh nhân. Bởi vì sao? Bởi bộ luật này nó chi phối mọi hoạt động của các doanh nghiệp doanh nhân, những người này đều phải tuân theo những quy định, quy chế trong luật. bởi vậy bạn luôn sẽ có cơ hội để làm trong các công ty, doanh nghiệp để có thể giải quyết các vấn đề có thể xảy ra và mắc phải.
Và trên là những việc làm mà bạn có thể theo đuổi khi bước vào con đường của luật dân sự. Cơ hội của ngành này rất rộng mở, vì thế hãy trau dồi cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết cho việc đi làm.
Qua bài viết trên có lẽ bạn đã có những hiểu biết cho riêng mình về luật dân sự đúng không ạ. Trả lời được câu hỏi luật dân sự là gì. Hãy nắm rõ cho mình những điểm cốt lõi để có thể bảo vệ mình, cho người thân và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Tham gia bình luận ngay!