Luật sư là gì? Những điều cơ bản cần biết về nghề luật sư

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-14 09:28:48

Trong xã hội hiện nay sẽ luôn luôn tồn tại hai mặt trái ngược nhau đó là công lý và tội ác. Như chúng ta đều biết người đại diện cho công lý để diệt trừ tội ác chính là pháp luật và những người dùng pháp luật để hành xử và quyết định tính đúng sai của tội phạm đó là luật sư. Vậy luật sư là gì? Cái nhìn sâu sa và hiểu đúng về nghề luật sư trong xã hội cũng như những quy trình và tiêu chuẩn chung về nghề luật sư trong xã hội Việt Nam như thế nào chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

1. Luật sư là gì?

Luật sư là những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề theo quy định luật pháp của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng như: tư vấn luật, đàm phán thương lượng về các vấn đề luật pháp hoặc đại diện bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trước tòa án trong quá trình diễn ra tố tụng.

Theo từ điển Cambridge Dictionary luật sư (lawyer) được định nghĩa là "Someone whose job is to give advice about the law and prepare court cases or speak for one side of a case in court". Có nghĩa là một người làm công việc đưa ra lời khuyên về pháp luật và chuẩn bị trước tòa về các trường hợp và lời nói cho một bên trong một tình huống trước toà. 

Khái niệm luật sư
Khái niệm luật sư

Việc làm của luật sư tương tự được hiểu là các bước bắt đầu để truyền đạt và đưa ra các lời khuyên thích đáng cho thân chủ của mình. Sau đó tiến hành chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ liên quan đến vụ án để bảo vệ cho thân chủ, đưa ra những lời biện hộ căn cứ vào luật pháp và bào chữa cho thân chủ trước toà. 

Luật sư là một nghề hợp pháp trong xã hội nhằm tìm ra chân tướng của sự việc để không ai bị nghi oan hay không công bằng trước pháp luật. Chính vì vậy, nghề luật sư được hình thành thành môn học và chuyên ngành học tại nhiều trường đại học trên cả nước. Vậy hiểu đúng về luật sư và những công việc của họ phải làm là gì, chúng ta sẽ được tìm hiểu qua phần tiếp theo. 

Đọc thêm: Luật gia là gì ? Liệu luật gia có giống với luật sư không ?

2. Mô tả công việc của luật sư

Luật sư là người thực hiện các công việc soạn thảo văn bản pháp lý liên quan đến một vụ án pháp luật và có tính nguy hiểm hay ảnh hưởng đến con người và tài sản của cá nhân. 

Tư vấn chiến thuật và chiến lược cho thân chủ khi họ đứng ra trước toà và truyền tải những thông điệp pháp luật đến với khách hàng tiềm năng. Cung cấp các thông tin hữu ích và hợp pháp cho người có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật để hoạt động kinh doanh và đầu tư có mục đích mà không vi phạm pháp luật nhà nước. 

Mô tả công việc
Mô tả công việc

 Xác nhận vấn đề pháp lý và các yêu cầu của khách hàng về pháp luật và đưa ra các cách giải quyết với từng công việc và vấn đề phức tạp khác nhau của pháp luật. 

Tham gia cùng nhà nước thực hiện và đề ra các giải pháp sửa đổi luật và quy định của luật pháp nhằm giúp cho luật pháp tiếp cận được với mọi người, mọi nhà. 

Đọc thêm: Đại học kinh tế luật điểm chuẩn được đánh giá ra sao

3. Những yêu cầu của luật sư

3.1. Nhiệm vụ, trách nhiệm của luật sư

Nhiệm vụ và trách nhiệm của luật sư sẽ có sự thay đổi và tính chất khác nhau căn cứ vào từng chức năng và nhiệm vụ cũng như đối tượng sử dụng luật và lĩnh vực luật mà họ làm việc. Tuy nhiên, tựu chung lại thì luật sư sẽ bao gồm các trách nhiệm, nhiệm vụ sau đây.  

- Cung cấp cho thân chủ/ người quan tâm đến luật pháp về các vụ kiện tụng đang diễn ra hoặc giải thích các vấn đề liên quan đến luật pháp có thể gặp phải trong quá trình thi hành luật pháp. Xử lý các vấn đề và mối quan tâm của thân chủ về trách nhiệm pháp lý của họ. 

Trách nhiệm của luật sư
Trách nhiệm của luật sư

- Nghiên cứu các chi tiết và đưa ra các bằng chứng để bào chữa cho thân chủ. Các bằng chứng liên quan đến vụ án ví dụ như các bằng chứng và báo cáo của công an, cảnh sát, báo cáo về tại nạn và hiện trường vụ án để thi hành và báo chữa theo đúng quy định của pháp luật. 

- Giải quyết theo án lệ và các các quyết định bắt buộc khác của toà án đưa ra. Phân tích các yếu tố liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của thân chủ. Đề phòng và đưa ra các trường hợp giả định nhằm biện minh và bào chữa cho thân chủ trước toà. 

- Phát triển chiến lược các tình huống để giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian cho các thân chủ và bản thân luật sư. Chuẩn bị kỹ càng về các tài liệu liên quan mật thiết và bổ trợ cho vụ kiện tụng ví dụ như hồ sơ, hợp đồng, bằng chứng trước toà và những giấy tờ, di chúc. 

- Đứng ra trước toà án và bồi thẩm đoàn để bào chữa, bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho thân chủ.

Hiện nay ngoài những vụ án có tính chất nguy hiểm mang tính chất của các vụ án hình sự nghiêm trọng thì các luật sư thường làm việc trong lĩnh vực dân sự nhiều hơn ví dụ như các tranh chấp về nhà đất, phân chia tài sản, quy trình thủ tục ly hôn. 

Đọc thêm: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì ? Tương lai ra sao

3.2. Kinh nghiệm làm việc của luật sư

Theo pháp luật Việt Nam những công dân có thể hành nghề luật sư khi đã hiểu rõ về pháp luật, tránh trường hợp lách luật hoặc cố tình làm trái quy định của pháp luật (nói khác đi là có tâm với nghề luật). 

Hầu hết luật sư tại Việt Nam cần phải có bằng cử nhân khoa học trở nên. Tức là phải có bằng đại học trở nên. Kinh nghiệm và trình độ học vấn càng sâu rộng chứng tỏ mức độ am hiểu về luật pháp của luật sư càng nhiều. Luật sư tại Việt Nam đa phần là làm việc trong các doanh nghiệp và cơ quan luật tư nhân. Hình thức của cơ quan luật nhà nước, văn phòng và tòa án tối cao của nhà nước Việt Nam thường đòi hỏi những yêu cầu và trách nhiệm cao hơn. 

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Ban đầu các luật sư sẽ làm việc dưới hình thức cộng tác, cộng sự với các văn phòng luật. Sau một thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm từ các luật sư lâu năm trong nghề họ mới chính thức trở thành các đối tác hành nghề của cơ quan luật.

Đây là một ngành nghề vô cùng áp lực vì nó liên quan đến cuộc sống và kế sinh nhai của thân chủ. 

Với những luật sư có kinh nghiệm và làm việc có hiệu quả, giải quyết được các vụ án một cách nhanh chóng có thể được thăng chức lên các vị trí cao hơn như thẩm phán. 

Đọc thêm: Chứng chỉ hành nghề luật sư - Điều kiện và thủ tục để được cấp

3.3. Kỹ năng cần thiết của luật sư

- Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng hùng biện: điều bắt buộc và cần có của luật sư. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định một người có tố chất của luật sư hay không. Giao tiếp tốt bằng lời nói để thấy được chất giọng và khả năng hùng biện khi đứng ra trước toà. Kỹ năng giao tiếp qua văn bản đảm bảo được mọi người công nhận và độ chính xác cao về các thông tin pháp lý quan trọng. 

- Có tư duy lập luận và khả năng phản biện tốt. Biết lắng nghe để tìm ra nguyên nhân và kẽ hở của vấn đề nhằm mục đích cao nhất là bào chữa thành công cho thân chủ. 

- Kỹ năng đàm phán và thương lượng: duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đối tác, tạo sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người. 

Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn

- Kỹ năng quản lý thời gian: làm việc trong nghề luật đòi hỏi các luật sư phải thường xuyên có các deadline và hạn chót để đảm bảo tính kịp thời. Công việc của họ phải làm việc liên tục để đáp ứng đúng thời hạn. Đặc biệt là những người làm việc trong các công ty luật lớn hoặc các công ty tư nhân. 

- Kỹ năng nghiên cứu và định hướng chi tiết vấn đề: tìm hiểu và phân tích các chi tiết nhỏ nhất trong nội dung của các vụ án cũ để xem xét tiền án, án lệ của các vụ án trước đó. Áp dụng các thức triển khai và giải quyết vấn đề luật pháp đúng mực. Định hướng cách thức giải quyết và khả năng “bới lông tìm vết” đảm bảo tính khách quan những bào chữa tốt cho thân chủ. 

- Khả năng phán đoán: đặc biệt quan trọng đối với luật sư đặc biệt là trong việc tìm hiểu về cách thức làm việc và phản biện của đối thủ. Phán đoán và đưa ra những nhận định xác đáng về những gì đối phương định biện minh trước toà. Kết luận và đưa ra các phản biện dựa trên những gì mà đối thủ nói và những gì bản thân đã phán đoán đúng để làm việc. Đưa ra các luận điểm, những hạn chế và thiếu sót, sai lầm của đối phương tại phiên điều trần. 

4. Quy trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm luật sư tại Việt Nam

Quy trình để trở thành luật sư phải tuân thủ theo các bước sau đây:

- Có đầy đủ tiêu chuẩn của một người công dân gương mẫu, mang quốc tịch Việt Nam. Không có tiền án, tiền sự hoặc không có các hành vi trái pháp luật cũng như làm ảnh hưởng đến pháp luật Việt Nam. 

- Đã qua thời gian tập sự và có thể hành nghề độc lập trong lĩnh vực luật pháp. 

- Điều kiện bắt buộc cần có để trở thành luật sư đó là phải có bằng tốt nghiệp cử nhân trở nên (ưu tiên khoa Luật và trường dạy luật) được Bộ Tư Pháp công nhận. 

Quy trình để trở thành một luật sư giỏi
Quy trình để trở thành một luật sư giỏi

- Tham gia đầy đủ thời gian tập sự nghề luật sư tại các cơ quan và văn phòng luật có uy tín và được nhà nước công nhận. Được cấp giấy chứng nhận kết quả tham gia tập sự nghề luật của các cơ quan có thẩm quyền. 

- Bắt buộc phải có giấy chứng nhận tập sự và các chứng chỉ liên quan mới được hành nghề. 

- Bước cuối cùng là gia nhập đoàn luật sư và tích lũy kinh nghiệm làm việc để trở thành một người luật sư giỏi. 

Với những bước quy trình cơ bản nhất để trở thành luật sư, có thể giúp cho các luật sư tương lai tự tin và khả năng hùng biện khi đứng ra trước toà. Đồng thời có định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai. 

Cơ hội nghề nghiệp của nghề luật sư tại Việt Nam có rất nhiều và đáp ứng được các yêu cầu và kinh nghiệm từ mức chưa có kinh nghiệm đến có kinh nghiệm lâu năm trong nghề của tất cả các ứng viên. Việc của bạn cần làm là hãy chuẩn bị hành trang và tri thức về luật pháp để bước chân vào con đường thực hiện công lý và năng lực của pháp luật Việt Nam. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: