1. Định nghĩa về lực lượng lao động là gì?
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động (thường từ trên 15 tuổi và dưới tuổi nghỉ hưu) có việc làm cộng với số người thất nghiệp đang tìm việc làm. Lực lượng lao động trong tiếng Anh có nghĩa là Labour Force, bạn đừng nhầm với Forced Labour có nghĩa là lao động cưỡng bức nhé.
Lực lượng lao động là cụm từ để chỉ số người hoạt động kinh tế, là những người cung cấp sức lao động của bản thân cho mọi lĩnh vực ngành nghề trong xã hội hiện nay. Tùy vào từng quốc gia và khu vực mà sẽ có quy định riêng về công việc với những người ở trong lực lượng lao động, có thể đã có công việc hoặc đang trong thời gian tìm kiếm việc làm. Như tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong Luật lao động trẻ em có quy định không được thuê, tuyển dụng những người có độ tuổi dưới 18 tuổi cho các công việc mang tính chất nguy hiểm.
Xem thêm: Đối tượng lao động là gì? Những điều cần biết về đối tượng lao động
2. Thành phần chi tiết của lực lượng lao động
Định nghĩa về lực lượng lao động bên trên có thể cho chúng ta hình dung một phần về các thành phần cấu thành lên lực lượng lao động, nhưng chúng ta chưa có đủ thông tin chi tiết. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành phần bên trong của lực lượng lao động, hãy theo dõi tiếp phần dưới đây nhé!
2.1. Lực lượng lao động gồm những người đang có việc làm
Đây là những những người đang có công việc, họ tham gia lao động sản xuất hoặc họ đã có việc làm nhưng đang trong thời gian tạm thời nghỉ vì một vài lý do sau: nghỉ đẻ, tai nạn nhập viện, ốm đau, nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hè, thời tiết làm việc xấu hay máy móc thiết bị làm việc bị hư hại bắt buộc phải dừng công việc hoặc tổ chức đang trong giai đoạn sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, đình công,...
Có rất nhiều lý do khiến họ phải tạm dừng công việc và trong thời gian nghỉ, tuy nhiên họ sẽ sớm quay trở lại làm việc.
Đọc thêm: Những công việc không cần bằng cấp lương cao hiện nay cho bạn
2.2. Những người lao động bị thất nghiệp
Người lao động thất nghiệp là người có khả năng lao động nhưng đang trong khoảng thời gian được xã hội quan sát. Họ có mong muốn, nguyện vọng, động thái và đang tìm việc làm nhưng lại đang ở trong tình trạng không có việc làm. Họ sẵn sàng đi làm, tìm kiếm cơ hội kiếm tiền hoặc hiện vật bằng sức lao động của mình. Trong đó cũng bao gồm những người chưa từng trải qua công việc nào chưa kia và đang chờ cơ hội việc làm như sinh viên mới ra trường.
Bên cạnh đó, những người thất nghiệp còn là những người đang trong thời gian chờ đợi, vì họ đã được sắp xếp, điều động làm việc cụ thể rồi. Đồng thời họ còn là những người bị doanh nghiệp cho nghỉ việc không lương, bị buộc nghỉ việc vô thời hạn hoặc những người đó biết bản thân không thể tự tìm kiếm được việc làm nên họ không có tích cực đi xin việc.
Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Tìm việc làm thời 4.0 hiệu quả
3. Những người không thuộc lực lượng lao động
Nhóm lực lượng lao động không bao gồm những người thất nghiệp không tìm kiếm việc làm. Ví dụ người về hưu, các ông bố bà mẹ nội trợ và học sinh, sinh viên học toàn thời gian (không đi làm thêm), những người ở trong tù, trại giam, đang đi cải tạo không thuộc lực lượng lao động.
Những người lao động cảm thấy chán nản, tuy muốn có một công việc nhưng đã từ bỏ việc tìm kiếm cũng không được coi là trong lực lượng lao động. Nếu muốn xã hội coi là một phần của lực lượng lao động thì người đó cần ở trong trạng thái muốn, sẵn sàng làm việc và đã tìm kiếm một công việc cho mình thời gian gần đây.
Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trong độ tuổi lao động mà còn dựa vào khả năng họ cảm thấy mình có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm. Nên lực lượng lao động thường bị thu hẹp trong và sau giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Khi đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng, nó sẽ tính cả những người thất nghiệp mà họ còn không nằm trong lực lượng lao động nữa.
4. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế
4.1. Định nghĩa và ảnh hưởng
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được quy định là phần dân số đang làm việc trong độ tuổi 15-60 trong nền kinh tế đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm so với dân số nói chung. Những người vẫn đang trong quá trình học tập, các bà nội trợ và những người đã về hưu không được tính vào lực lượng lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là thước đo để đánh giá dân số trong độ tuổi lao động trong một nền kinh tế. Tỷ lệ tham gia đề cập đến tổng số người hiện đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm. Những người không tìm kiếm việc làm như học sinh, sinh viên không làm thêm, những người nội trợ, người lao động về hưu trên 60 tuổi,... sẽ không phải là một phần của lực lượng lao động.
Trong thời gian kinh tế suy thoái, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ đi xuống. Điều này là vì vào thời điểm đó, hiệu quả của hoạt động kinh tế rất thấp, dẫn đến việc nhu cầu tuyển dụng sẽ ít hơn. Khi có ít nơi tuyển việc làm hơn, thì người ta sẽ không còn hăng hái trong việc tìm kiếm việc làm nữa, do họ biết khó để trúng tuyển. Từ điều này sẽ dẫn đến việc tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ít hơn.
Những người không quan tâm đến công việc hoặc tìm kiếm việc làm sẽ không được tính vào tỷ lệ tham gia lao động, nhưng để hiểu rõ hơn về dữ liệu thất nghiệp, tỷ lệ tham gia được xem xét cẩn thận. Đây là một thước đo quan trọng để biết được nền kinh tế tăng trưởng hay đang trong giai đoạn suy thoái. Tỷ lệ tham gia lao động cũng rất liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ tham gia lao động cũng như số liệu thất nghiệp nên được xem xét đồng thời để hiểu được tình trạng việc làm tổng thể trong nền kinh tế.
4.2. Công thức tính tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chi tiết
Nếu muốn tính tỷ lệ tham gia lao động của một quốc gia, ta có thể dùng công thức sau:
Pr = (E+U)/P0 = LF/P0
e = E/LF
u = U/LF
Trong đó, với:
- Pr được coi là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
- U là số người thất nghiệp, E là số người có công việc
- LF là lực lượng lao động và bằng E cộng U
- e là tỷ lệ người có việc làm, u là tỷ lệ thất nghiệp
- Còn P0 là tổng dân số
Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng đồng thời với tổng số người có việc làm.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên an toàn lao động
4.3. Chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Tỷ lệ hoạt động thô (tham gia lực lượng lao động thô) được tính bằng số lực lượng lao động (những người hoạt động trong nền kinh tế) trên tổng dân số. Nhưng con số này chỉ là tương đối và bị tác động mạnh bởi cấu trúc độ tuổi dân số.
Tỷ lệ hoạt động chung (tham gia lực lượng lao động chung) chỉ nhắc đến những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Ví dụ như trong điều luật ban hành thì 15 tuổi là độ tuổi tối thiểu để tham gia lao động thì tử số và mẫu số của tỷ lệ này sẽ được giới hạn bởi những người từ 15 tuổi trở lên mà thôi. Cũng có thể coi tỷ lệ tỷ hoạt động chung là trường hợp đặc biệt của tỷ lệ hoạt động thô.
Tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động được tính bằng: số những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động trên tổng số người trong độ tuổi lao động, rồi nhân với phần trăm. Ở Việt Nam cũng đã có quy định rõ về độ tuổi lao động ở nam giới và nữ giới rõ ràng, nữ giới từ 15-55, nam từ 15-60, ngoài những độ tuổi này thì được gọi là ngoài tuổi lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo đặc trưng về giới tính được hiểu là các tỷ lệ bên trên tách riêng tính cho nam và nữ.
Cuối cùng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi sẽ được tính riêng cho một nhóm hoặc độ tuổi xác định.
Lực lượng lao động cũng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động rất quan trọng đối với một nền kinh tế. Nên mong rằng với bài viết này các bạn có thể hiểu lực lượng lao động là gì cùng các thông tin xung quanh nó nữa nhé.
Tham gia bình luận ngay!