1. Tìm hiểu khái niệm Marketing là gì?
Marketing là tập hợp tất cả các công việc giúp khách hàng biết đến và lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời marketing còn cần phải duy trì được sự quan tâm của khách hàng đến mặt hàng và dịch vụ đó.
Theo định nghĩa của Wikipedia thì khái niệm "Marketing là quá trình doanh nghiệp tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng của mình. Quá trình này sẽ tập trung vào khách hàng, đó là một trong những đối tượng hàng đầu của quản trị doanh nghiệp."
Còn với hiệp hội Marketing Mỹ lại có khái niệm "Marketing là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thiết lập tổ chức và là một quá trình với mục đích đem lại sự trao đổi, truyền tải những giá trị của doanh nghiệp tới khách hàng của mình đồng thời quản lý mối quan hệ với các khách hàng với nhiều hình thức khác nhau nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông trong doanh nghiệp của mình.'
Quy trình tiếp thị là gì? Đó là quy trình có liên quan đến công tác nghiên cứu, thăm dò, quảng bá và phân phối các sản phẩm hay dịch vụ của bạn đến với khách hàng. Marketing sẽ bao gồm những công việc như thực hiện các công cuộc nghiên cứu, bán hàng, quảng cáo và phân phối các giá trị của sản phẩm hay dịch vụ của mình tới người dùng. Hiện nay marketing chủ yếu thực hiện công việc nghiên cứu thị trường và những động thái, hành vì của người dùng rồi đưa ra phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rồi từ đó làm cho công ty có thể thu hút và níu chân được khách hàng quay trở lại với thương hiệu của mình thông qua việc làm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ.
2. Các loại hình để triển khai MKT là gì?
Để có thể thực thi được một chiến lược tiếp thị thì cần phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn đối với thị trường mục tiêu mà mình nhắm đến, đồng thời tùy thuộc vào những cơ sở riêng của khách hàng của bạn thì bạn có thể chọn bất kỳ loại hình Marketing nào trong 6 loại hình dưới đây:
- Blog Marketing là hình thức quảng bá qua các trang blog của những người có ảnh hưởng. Ở đó họ sẽ chia sẻ những kiến thức, đời sống, kinh nghiệm,... có ích đến với người đọc. Đồng thời sẽ tiếp thị những thông tin, khuyến mãi của sản phẩm đến với người dùng. Tuy nhiên trong thời buổi ngày nay hầu hết các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các kênh Website, social,...
- Internet Marketing: Hình thức này cho thấy được tầm quan trọng của market là gì? Đa phần các công cuộc tiếp thị qua internet sẽ giống với hoạt động tiếp thị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing đó là để cho doanh nghiệp của bạn luôn trong trạng thái sẵn có đối với khách hàng của bạn để họ có thể tương tác bất cứ lúc nào.
- Search engine optimization hay còn gọi là SEO, đây là một hình thức giúp tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, tối ưu hóa cho nội dung trong trang web của bạn để nó có thể xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Việc này được các nhà tiếp thị dùng để thu hút người dùng thực hiện tìm kiếm.
- Print Marketing là hình thức tiếp thị cổ điển với cách thức hoạt động bằng việc sử dụng phương tiện in ấn để có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu thông qua việc sử dụng tất cả những chiến dịch quảng cáo và những tính năng của báo chí, tạp chí.
- Social media marketing: Đây là hình thức mà bạn cần phải nắm rõ được tiếp thị là gì? Trong thời kỳ mà người dùng mạng xã hội ngày càng tăng cao. Các doanh nghiệp và người tiếp thị đã chuyển sang sử dụng những kênh truyền thông mạng xã hội để có thể tiếp cận được với những khách hàng mục tiêu của mình. Ngoài việc phát triển những phương thức tiếp thị trên các hình thức truyền thông về xã hội như vậy thì việc quảng cáo thông qua người có tầm ảnh hưởng cũng là một cách vô cùng hiệu quả để khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm của bạn.
- Video Marketing vận dụng những tiến bộ của công nghệ để sản xuất ra những clip, video chất lượng cao để có thể dễ dàng tiếp cận được đến với người tiêu dùng.
3. Công việc Marketing là làm gì?
Công việc cụ thể của một người làm mkt là gì là một điều rất khó miêu tả và trả lời bởi tùy thuộc vào vị trí mà họ đảm nhận trong mỗi dự án, tùy thuộc vào sở trường mà người làm Marketing sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Đôi khi một người cũng sẽ đảm nhận nhiều công việc trong Marketing.
3.1. Công việc liên quan đến chiến lược
Đây có thể được xem là mảng công việc quan trọng nhất bởi nó có vai trò như đầu não trong khi xây dựng bản kế hoạch và hoạch định cho chiến lược Marketing. Đây như là kim chỉ nam để những người thực hiện biết mình đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Công việc cụ thể sẽ là lập kế hoạch, lên ý tưởng xây dựng và tiến hành các hoạt động cho tiếp thị về sản phẩm của doanh nghiệp. Phối hợp với những nhân viên ở trong phòng kinh doanh để xây dựng các chính sách riêng cho mỗi đối tượng khách hàng. Thực hiện các nghiên cứu riêng về sản phẩm và của cả các công ty đối thủ để đưa ra chiến lược cạnh tranh hợp lý. Hoạch định những kế hoạch cho các chương trình quảng bá sản phẩm như tổ chức event, lập các chương trình khuyến mãi, phát triển xây dựng thương hiệu cá nhân,...
Lập những định hướng, kế hoạch để xử lý các vấn đề phát sinh trong khi triển khai các chiến dịch của dự án.
3.2. Công việc trong mảng quảng cáo
Thực thi các hình thức quảng cáo là công việc quan trọng không kém trong các chiến dịch Marketing. Công việc cụ thể của các nhân viên phụ trách mảng quảng cáo sẽ bao gồm:
- Xây dựng những chiến dịch cụ thể nhằm triển khai những hoạt động quảng bá trên nền tảng số như Facebook, Google, Tik Tok, Instagram,...
- Thực hiện theo dõi và thống kê các chỉ số để tối ưu hóa việc quảng cáo
- Tổng hợp và phân tích các kết quả của chiến dịch digital marketing để báo cáo với cấp trên nhằm đưa ra những phương thức, định hướng để xử lý kịp thời.
3.3. Công việc sáng tạo nội dung
Nhiệm vụ của nhân viên làm trong mảng sáng tạo nội dung này là lên ý tưởng cho các chiến dịch, liên tục đổi mới các nội dung quảng bá cần truyền tải, phối hợp với các phòng ban khác để thực thi các chiến dịch quảng cáo.
Người làm trong mảng sáng tạo nội dung này cần phải nắm bắt được các kỹ năng như viết lách, nhanh nhạy với các vấn đề, có khả năng làm việc theo nhóm, có nhiều ý tưởng độc lạ, các dạng content thú vị,...
4. Tầm quan trọng của Marketing trong doanh nghiệp
4.1. Marketing đem lại thông tin cho người tiêu dùng
Để khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn thì họ phải hiểu được sản phẩm của bạn như nào, có tác dụng gì hoạt động ra sao? Khi đó, trong giai đoạn nền tảng thì người quản trị cần phải hiểu market là gì để có thể phân chia nhiệm vụ cho phù hợp. Khi đó Marketing chính là một công cụ hữu hiệu nhất để có thể đem đến các thông tin hữu ích về sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Chính vì vậy các doanh nghiệp thường sẽ phải đầu tư rất nhiều vào marketing cho những mặt hàng đặc thù.
4.2. Marketing đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nếu như người thực thi chiến lược hiểu rõ tiếp thị là gì, market là gì thì khi thực hiện hoạt động Marketing sẽ bớt tốn kém hơn, sử dụng đúng mục đích hơn và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Với các nền tảng về mạng xã hội và cả những hình thức chiến lược quảng cáo qua email đã giúp cho doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh được khả năng tiếp thị tới khách hàng của mình mà chi phí vẫn hợp lý. Riêng đối với những doanh nghiệp SMB thì việc thực thi các chiến lược Marketing một cách hợp lý sẽ giúp cho họ có thể cạnh tranh lại với những tên tuổi lớn khác cùng ngành.
4.3. Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng
Marketing được xem là hình thức để giúp đẩy mạnh về độ hiện diện của doanh nghiệp chứ không phải dùng để bù đắp lại cho sự thiếu tương tác của doanh nghiệp với khách hàng của mình. Hay còn hiểu rằng Marketing là phương tiện để doanh nghiệp xây dựng lên các câu chuyện nhằm giữ chân khách hàng của mình, duy trì được mối quan hệ mật thiết với họ. Để doanh nghiệp có thể phát triển lâu bền thì cần xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh và dài hạn.
4.4. Marketing là cầu nối của doanh nghiệp với khách hàng
Việc doanh nghiệp có thể trò chuyện, kết nối được với khách hàng của mình chính là một chìa khóa dẫn đến thành công của tất cả các doanh nghiệp. Marketing sẽ giúp bạn duy trì tương tác với những khách hàng của bạn kể cả khi họ đã mua bán xong. Trong thời xa xưa, việc có thể tương tác với khách hàng chỉ diễn ra ngay tại cửa hàng nhưng ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp còn cần phải sử dụng Marketing để có thể đem đến cho khách hàng những thông điệp, sự kết nối ở bất cứ đâu vào bất cứ thời gian nào.
Đọc thêm: 5 công cụ xúc tiến trong marketing doanh nghiệp không thể bỏ qua
4.5. Marketing giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số
Vai trò của của Marketing trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi nó giúp cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh việc bán các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Bây giờ không còn phải thời “hữu xạ tự nhiên hương” nữa rồi, nếu bạn có sản phẩm tốt, chất lượng cao mà bạn không quảng bá chúng đến với khách hàng thì họ cũng không biết bạn là ai, sản phẩm của bạn ra sao trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Như vậy qua bài viết ở trên tôi đã chia sẻ với bạn về những thông tin xoay quanh vấn đề Marketing là gì? Hy vọng qua đây bạn đã có được cái nhìn đúng đắn về những định nghĩa Marketing là làm gì? Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cũng tiếp cận được với thông tin này nhé.
Tham gia bình luận ngay!