1. Tìm hiểu khái niệm master là gì?
Master là một cụm từ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt mang ý nghĩa là ám chỉ những người học rất giỏi, thông minh tinh tường nhiều thứ. Nhưng master còn có một nghĩa khác được sử dụng phổ biến hơn nhiều. Khi gọi thạc sĩ, người ta sẽ dùng cụm từ master. Thạc sĩ là một chức danh học vị cao hơn cấp cử nhân và được cấp bằng bởi chính những ngôi trường Đại học mà mình đang theo học. Chỉ những người học đã hoàn thành hết chương trình học và nắm vững kiến thức bậc cao của một lĩnh vực nghiên cứu thì mới được được gọi là thạc sĩ.
Trong thời gian gần đây, bên cạnh những tấm bằng cử nhân quen thuộc hay xuất hiện trên giảng đường, ngày càng nhiều loại bằng cấp đã được ra đời với các giá trị hữu ích và mang nhiều lợi thế, ưu điểm cho sinh viên tham khảo và xem xét, cân nhắc lựa chọn. Các tấm bằng cấp này sẽ đem đến nhiều trải nghiệm đa dạng và thú vị hơn về việc học khi bạn chọn theo học cao hơn và đây cũng chính là những nền tảng căn bản, cần thiết để thực hiện nghiên cứu trong hoàn cảnh cần thiết và bối cảnh chuyên nghiệp.
Thông qua những chương trình học thạc sĩ chi tiết và cụ thể, người đọc có thể hiểu sâu và nắm rõ các kiến thức chuyên môn, những kỹ năng thực hành, ứng dụng của một chuyên ngành cụ thể. Chẳng hạn: thạc sĩ ngành Tài chính là Master in Finance, cử nhân văn chương là Master of Arts. Hiện tại, những người học master thường có xu hướng muốn học nhưng vẫn chưa sẵn sàng hay chuẩn bị kỹ càng về mặt tinh thần, tâm lý để bắt tay thực hiện vào các dự án nghiên cứu.
2. Sự khác biệt giữa các loại bằng thạc sĩ (master)
2.1. Khám phá bằng thạc sĩ học thuật
Master vẫn là một cụm từ chung chung. Để phân chia rạch ròi ra thì master còn có rất nhiều cái tên cụ thể khác. Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng đi khám phá về bằng thạc sĩ học thuật.
Trong chương trình đào tạo thạc sĩ học thuật, những người học sẽ được tạo cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức tự nhiên, xã hội rất tổng quát và giải thích cực kỳ thú vị bằng cách đào sâu ngôn ngữ chuyên ngành. Bằng thạc sĩ học thuật được tách biệt rõ ràng ra 2 loại:
+ Thạc sĩ khoa học xã hội: Master of Art (MA) hay còn được biết đến là bằng thạc sĩ khoa học xã hội - một loại bằng được trao cho tất cả những người đã hoàn thành xong tất cả các khóa học về mảng khoa học xã hội như truyền thông, lịch sử, văn học, địa lý, xã hội, ngôn ngữ… Sinh viên của những ngành này sẽ thực hiện các bài kiểm tra và làm đề tài luận văn thạc sĩ thông qua các bài giảng, hội thảo và dựa trên một dự án nghiên cứu được tiến hành độc lập.
+ Thạc sĩ khoa học tự nhiên: Master of Science (MS, MSc) là cụm từ tiếng Anh của bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên. Tấm bằng này sẽ chỉ thuộc về các cá nhân đã hoàn thành hết khóa học tự nhiên có các môn chuyên ngành như y tế, sinh học hay kỹ thuật… Một số ngành tưởng chừng như không liên quan là quản trị kinh doanh và ngân hàng cũng được xếp vào chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sinh viên được có quyền quyết định đưa ra lựa chọn về cái tên ngành nghề nào sẽ được viết lên tấm bằng của mình. Do đó, ở một số nơi, người ta quan niệm bằng Master of Art có giá trị và tầm quan trọng tương đương Master of Science.
2.2. Đôi nét về bằng thạc sĩ nghiên cứu
Trong bằng thạc sĩ nghiên cứu, chúng ta có thể chia tiếp ra thành ba loại là: MSt, Mphil và Mres.
- Master by Research (Mphil): Ở chương trình đào tạo thạc sĩ này, bạn sẽ được đi sâu vào nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nào đó để hoàn thành các dự án. Tấm bằng này chính là cơ sở cho những ai đang có dự định học lên bằng tiến sĩ. Tại một số trường học, các sinh viên Mphil còn coi khóa học này như một cách thức hay ho để thử sức bản thân trước khi đưa ra quyết định có nên theo đuổi con đường học cao lên bằng tiến sĩ hay không. So với các bằng thạc sĩ tương đương khác, thời gian người học phải bỏ ra để giành được tấm bằng Mphil khá khổ sở khi kéo dài lâu hơn những tấm bằng còn lại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia và mỗi trường học cũng sẽ có những cách giảng dạy và hệ thống đánh giá riêng biệt.
- Master of Research (MRes): hãy quan sát thật kỹ cụm từ này vì rất nhiều người nhầm lẫn MRes và Mphil. MRes sẽ có chữ “of”, còn Mphil là dùng giới từ “by”. Khi học chương trình thạc sĩ MRes, các sinh viên sẽ được tập trung đào tạo để trở thành một nghiên cứu sinh chuyên nghiệp. Nếu muốn có lợi thế hơn với những sinh viên khác cũng muốn theo học tiến sĩ thì bạn có thể lựa chọn học khóa học này để tiết kiệm thời gian học hơn và dễ dàng tiến vào sự nghiệp nghiên cứu. Khối lượng nghiê cứu kiến thức của bằng MRes đương nhiên sẽ cao hơn MSc và MA. Chương trình của MRes được xếp vào vị trí ngang hàng với các chương trình thạc sĩ khoa học tự nhiên khác. Cho nên, hãy tìm hiểu thật kĩ các nội dung của khóa học trước khi đưa ra quyết định có nên nộp hồ sơ hay không nhé.
- Master of Studies (MSt): đây là một tấm bằng thạc sĩ chuyên được giảng dạy ở các trường Đại học danh tiếng như Cambridge hay Oxford. Chương trình này cũng giông MA và MSc ở chỗ, các sinh viên cũng phải tham gia đầy đủ các khóa học trên lớp rồi ngồi hoàn thành xong xuôi hết các bài kiểm tra cũng như những bài luận văn cần thiết. Những sinh viên nào sở hữu được tấm bằng MSt thì sẽ được phép theo học tạm thời chương trình tiến sĩ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại khối các trường Oxford, Cambridge và Dublin, tấm bằng Master of Studies đã được ra đời. Sinh viên sẽ được cấp bằng MSt sau khi hoàn tất chương trình cử nhân khoa học xã hội. Tuy nhiên những sinh viên nào muốn có tấm bằng MSt thì phải hoàn tất được ít nhất một chương trình sau Đại học.
Đọc thêm: Cử nhân tiếng Anh là gì?
2.3. Những đặc điểm chính của bằng thạc sĩ chuyên môn
Bằng thạc sĩ chuyên môn (Proessioonal Master’s Degrees) còn có một tên gọi khác là bằng thạc sĩ chuyên nghiệp và tập trung đào tạo cho những người có ý định theo đuổi một ngành học lâu dài trong tương lai. Những bằng thạc sĩ chuyên môn mà chúng ta thường hay bắt gặp hiện nay có thể bao gồm:
- Thạc sĩ Tổng hợp (Master of Arts in Liberal Studies): một chương trình thạc sĩ tổng hợp nhiều môn học được thiết kế dành riêng cho các sinh viên có mong muốn giảng dạy và ở lại trường sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên lựa chọn hình thức học này đa số là những bạn mong muốn trở thành giảng viên và có cơ hội kiếm được công việc ổn định, mang tính lâu dài.
- Thạc sĩ Kỹ thuật (Master of Engineering): chương trình học vừa mang tính chuyên môn, vừa mang tính học thuật, yêu cầu học viên phải có ít nhất ột bài viết được xuất hiện trên các ấn bản tạp chí liên quan hay trong các nghiên cứu, quá trình rèn luyện, đào tạo.
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration): chương trình thạc sĩ chuyên cung cấp, trang bị những kiến thức quan trọng, cần thiết cho các nhà quản lý tương lai và đòi hỏi người học phải từng có ít nhất 3 năm kinh nghiệm mới đủ đáp ứng yêu cầu của ngành học này.
- Thạc sĩ Quản lý công (Master of Public Administration): sinh viên có thể tự do lựa chọn một chuyên ngành cụ thể để nghiên cứu chuyên sâu như khoa học - công nghệ hay quản trị quốc tế để có thể làm việc tại các cơ quan hay tổ chức phi chính phủ nào đó. Các yếu tố học thuật thực tế có thể được gộp chung với chương trình học này. Những chương trình có nét tương đồng với Thạc sĩ Quản lý công có thể nhắc đến như là: Thạc sĩ Quy hoạch đô thị (Master of Urban Planning), Thạc sĩ Chính sách công (Master of Public Policy).
Xem thêm: MSC là gì?
3. Những điều kiện cần phải đáp ứng nếu muốn học master
Để đủ điều kiện học và theo đuổi được chương trình master hiệu quả, bạn cần chú ý những yêu cầu sau đây:
- Các bằng thạc sĩ cơ bản như MA, MSc, MLA, MSW: sinh viên phải sở hữu tấm bằng Cử nhân từ trước đó.
- Các bằng thạc sĩ kinh doanh hay thạc sĩ quản trị kinh doanh như MBA, MIM, MSM, MSc, MA, MEM: sinh viên phải trau dồi được một số kinh nghiệm làm việc nhất định.
+ Bằng MSc trong ngành quản trị (MSc, MIM, MSM) hay thạc sĩ quản trị kỹ thuật (MEM): yêu cầu bằng cử nhân cùng chuyên ngành.
+ Bằng MA trong quản trị: tấm bằng duy nhất mở rộng cơ hội học tập cho tất cả các sinh viên mà không phân biệt bằng cử nhân nào.
- Các bằng thạc sĩ điều hành (EMBA, EMS - Executive Master’s Degrees): những cá nhân đã có nhiều kinh nghiệm việc làm, thậm chí là nhiều yêu cầu khắt khe và tiêu chuẩn cao hơn nữa.
- Các bằng thạc sĩ nghiên cứu: những cử nhân đã có nhiều thành bài nghiên cứu được xuất bản hay gặt hái được nhiều thành tựu nghiên cứu xuất sắc.
- Các bằng thạc sĩ tổng hợp: chương trình này thông thường sẽ kéo dài trong tầm 1 năm, bao gồm cả chương trình cho cử nhân và thạc sĩ. Nếu bạn vừa muốn nhận được tấm bằng thạc sĩ ngay sau khi hoàn thành xong chương trình học phổ thông, vừa muốn kết hợp với chương trình học tổng hợp thì đây sẽ là tấm bằng cực kỳ phù hợp với bạn.
Như vậy, topcvai.com đã vừa cung cấp rấ chi tiết và đầy đủ các thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi master là gì và dấu hiệu nhận biết để phân biệt các tấm bằng thạc sĩ. Chúc những bạn nào đang có ý định theo đuổi chương trình master sẽ thực hiện được thành công mục tiêu và ước mơ mà bản thân đã đặt ra.
Tham gia bình luận ngay!