1. Mẫu CV Europass là gì?
Europass là mẫu đơn CV xin việc được trình bày theo chuẩn phong cách Châu Âu, khác với mẫu CV thông thường được gói gọn các thông tin trong một trang A4 thì CV Europass tập trung vào 5 yếu tố khác nhau của ứng viên nhằm thể hiện thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn đào tạo, kỹ năng - năng lực và các phần phụ lục.
Các nhà tuyển dụng ở các nước Châu Âu muốn tập trung chủ yếu vào trình độ chuyên môn và năng lực của ứng viên nên các yếu tố trên thì mỗi thông tin quan trọng sẽ được minh chứng cụ thể trong mẫu CV. Điều này là quy chuẩn bắt buộc ứng viên phải tuân theo khi chuẩn bị CV Europass nhằm thể hiện kỹ năng và bằng cấp theo phong cách dễ hiểu nhất ở Châu Âu
2. Hướng dẫn viết CV Europass
Để trình bảo mẫu CV Europass sao cho chuẩn nhất theo phong cách Châu Âu và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì ứng viên cần phải chú ý chi tiết trong từng mục như sau.
2.1. Thông tin cá nhân (Personal Information)
CV Europass không chỉ dành có những người xin việc đang sinh sống tại Châu Âu mà còn còn áp dụng cho cả người nước ngoài mong muốn có cơ hội được hỏi hỏi và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ở liên minh EU vậy nên trong phần thông tin cá nhân ứng viên cần phải trình bày đầy đủ theo thứ tự đó là: họ tên - địa chỉ liên lạc - số điện thoại - địa chỉ email - quốc tịch - ngày tháng năm sinh.
Khác với CV thông thường CV Europass bắt buộc phải đề cập tới quốc tịch của ứng viên để cho nhà tuyển dụng nắm được thông tin chi tiết về ứng viên. Ngoài ra, khi điền tên trong CV thì phải viết in hoa và chuẩn theo phong cách Anh - Mỹ, chẳng hạn như đối với các ứng viên người Việt Nam thì phải viết tên đệm - tên - họ (Ví dụ bạn tên là Nguyễn Văn A thì trình bày trong CV Europass là Name: VAN A NGUYEN). Địa chỉ email phải thật chuyên nghiệp sử dụng tên thật tránh dùng biệt danh, bí danh khi cung cấp vào CV. Đồng thời trong CV Europass bắt buộc phải có ảnh được đính kèm trong CV để tạo sự nghiêm túc và trông chuyên nghiệp hơn.
2.2. Kinh nghiệm việc làm (Work Experience)
Trong cách trình bày CV Europass không có nhiều điểm khác biệt so với CV thông thường nên phần kinh nghiệm làm việc ứng viên nên tập trung trình bày những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển một cách chi tiết nhất. Trường hợp chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn thì có thể đề cập tới quá trình thực tập, quá trình học tập được thực hành những gì miễn sao phù hợp với chuyên môn. Đừng nên tham viết nhiều và lan man những thông tin không liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển, điều này sẽ gây mất điểm với nhà tuyển dụng khi đọc CV của bản.
Phần kinh nghiệm làm việc cần phải thể hiện đầy đủ những yếu tố sau:
- Dates (From - to): thời gian bạn làm những công việc trước đây thật cụ thể và đầy đủ ngày - tháng - năm từ bao giờ đến bao giờ. Trình bày theo thứ tự công việc gần nhất đến xa nhất vì nhà tuyển dụng chỉ chú ý vào công việc gần nhất bạn từng làm.
- Name and Address of employer: trình bày rõ ràng về tên và địa chỉ công ty ứng viên từng làm trước đây hay tên hoạt động thực tập, thực hành trong quá trình học tập.
- Type of Business or Sector: lĩnh vực của công việc bạn từng làm là gì
- Occupation or Position Held: chức vụ của ứng viên trong các công việc trước đây chẳng hạn như manager, leader, worker, intern,...
- Main Activities and Responsibilities: nhiệm vụ và trách nhiệm chính của ứng viên trong các công việc như thế nào
Đây là những yếu tố bắt buộc phải được cung cấp đầy đủ cho nhà tuyển dụng trong phần kinh nghiệm việc làm. Để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn thì tham khảo ví dụ trình bày mẫu dưới đây:
topcvai.com Company at Dinh Cong, Vietnam (From 12th January, 2020 to 9th July,2021)
Job recruitment company
Content Creator (worker)
Create content based on SEO key provided
MC at the company's youtube channel
Write content at the request of superiors
2.3. Trình độ học vấn - đào tạo (Education Training)
Môi trường làm việc tại các nước Châu Âu khá cạnh tranh, tốt nhất ứng viên nên trình bày về trình độ học vấn của mình từ bậc đại học trở lên và ghi cụ thể chuyên ngành bạn học tại trường hay nghiệp vụ đào tạo ở trung tâm. Chỉ nên tập trung vào trình độ bậc cao nhất liên quan đến chuyên môn của vị trí ứng tuyển chứ không cần đề cập lan man đến cấp 1,2,3 vào trong CV. Trong đó phải ghi rõ về:
- Dates (from -to): thời gian bắt đầu học và tốt nghiệp nên ghi đủ cả ngày - tháng - năm.
- Name and type of Organisation providing education and training: tên của trường đại học bạn từng theo học, đối với những có cơ hội được đi du học hoặc trao đổi tại nước ngoài thì ghi rõ cả tên trường/tổ chức bạn đến học tập.
- Principal subjects/Occupational Skills covered: Chuyên ngành học tại trường
- Title of qualification Awarded: loại bằng cấp bạn đạt được sau khi tốt nghiệp đại học ví dụ như Bachelor (bằng cử nhân), PH.D (bằng tiến sĩ), Master’s Degree (thạc sĩ),...
- Level in National Classification: thứ hạng của ngôi trường của bạn xếp trong thứ hạng bao nhiêu trong quốc tế. Nếu bạn không nắm được rõ thông tin này thì có thể bỏ qua còn nếu học những trường danh giá thì nên đưa vào để nhà tuyển dụng đánh giá cao về trình độ chuyên môn của bạn.
Ví dụ cụ thể khi trình bày tại CV Europass:
University of Language and International Studies (2015 - 2019)
English Language - English for Management
Bachelor Degree
2.4. Kỹ năng (Personal skills and competences)
Trong phần kỹ năng cá nhân thì cần nên đề cập đến những yếu tố sau:
- Mother Tongue: tiếng mẹ đẻ của ứng viên
- Other Language: có khả năng trong các ngôn ngữ khác và liệt kê các loại ngôn ngữ mà ứng viên biết.
- European level: đánh giá trình độ tiếng Anh theo khung tham chiếu Châu Âu, đây là yếu tố bắt buộc để nhà tuyển dụng nhận định khả năng thành tạo trong ngôn ngữ của bạn. Tất cả các chứng chỉ ngoại ngữ đều phải quy đổi về mức điểm của khu ng tham chiếu châu âu như bậc A1 đến C2.
- Understanding: khả năng đọc hiểu tiếng Anh
- Speaking: khả năng thành thạo khi giao tiếp tiếng Anh bao gồm kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phản ứng bằng ngôn ngữ thứ 2.
- Writing: kỹ năng viết tiếng Anh
- Social skills and competences: kỹ năng xã hội bao gồm những hoạt động bạn từng tham gia. Các nhà tuyển dụng Châu Âu đề cao ứng viên có nhiều hoạt động công ích, ngoại khóa hữu ích như vậy họ sẽ đánh giá cao khả năng hội nhập của bạn ở môi trường mới.
- Organisational Skills and Competences: kỹ năng tổ chức và hoạt động/làm việc theo nhóm.
- Technical Skills: kỹ năng tin học văn phòng thành thạo
- Artics skills: khả năng nghệ thuật
Ứng viên có thể đưa bất kỳ kỹ năng cá nhân nào vào CV Europass miễn sao phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng về vị trí ứng tuyển để cho họ thấy được mức độ tiềm năng và sáng giá của bạn hoàn toàn đáp ứng được công việc đó.
2.5. Phụ lục (Annexes)
Phụ lục là phần bạn đưa những thông tin thêm về bản thân vào trong CV Europass chẳng hạn như sở thích, người tham chiếu, hoạt động ngoại khóa. Nhằm nâng cao cơ hội trúng tuyển và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Người Châu Âu rất chú trọng vào những hoạt động ngoại khóa bạn tham gia vì họ luôn mong muốn nhân viên của mình có nhiều kỹ năng xã hội, khả năng hội nhập tốt nên trong quá học tập, làm việc nếu có bất kỳ hoạt động, giải thưởng nào thi nên đưa vào như vậy sẽ được đánh giá cao. Ngoài ra, nên cung cấp thêm những bằng cấp/chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực định làm để tăng mức độ tiềm năng trong quá trình tuyển dụng.
3. Bí quyết viết CV Europass gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Khi các nhà tuyển dụng xem CV Europass của ứng viên, họ sẽ chỉ lướt qua từ 10 - 15 giây nên phải thực sự có những thông tin gây chú ý và tạo ấn tượng với họ. Số lượng CV xin việc khá nhiều vậy nên để nâng cao khả năng lọt qua vòng hồ sơ thì bạn cần chú ý đến một số điều sau:
- Tập trung trình bày về trình độ chuyên môn và kỹ năng cá nhân sao cho phù hợp nhất với công việc ứng tuyển, làm nổi bật những kinh nghiệm sáng giá cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thích hợp với công ty của họ. Phải chú ý đến từng câu chữ trong CV, không được sai ngữ pháp tiếng Anh, không sai chính tả, trình bày thật chi tiết các thông tin đặc biệt.
- Mẫu CV Europass phải có bố cục rõ ràng và ngắn gọn, rành mạch. Khác với CV thông thường CV chuẩn Châu Âu cho phép ứng viên được viết dài hơn 2 trang giấy miễn sao đảm bảo các thông tin được viết chi tiết, cụ thể gây sức hút với nhà tuyển dụng nên sử dụng những câu đơn ngắn gọn nhưng khuyến khích nên biến đổi thành ngôn ngữ tiếng Anh học thuật để được đánh giá cao về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Thậm chí bạn có thể viết tới 5 trang giấy tuy nhiên hãy để đưa các thông tin sáng giá “đập vào mắt” nhà tuyển dụng lên đầu.
- Đừng quên trình bày lý do ứng tuyển và tại sao họ nên chọn bạn trong mục tiêu nghề nghiệp của CV.
- Dựa vào yêu cầu công việc của vị trí ứng tuyển để viết các thông tin sao cho phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm nhân viên của công ty/doanh nghiệp, chỉ nên cung cấp các thông tin dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của bản thân không nên khai khống để tránh khi vào vòng phỏng vấn sẽ bị lộ như vậy khả năng bạn bị loại và tạo ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
Bên trên là những thông tin liên quan đến mẫu CV Europass bạn cần biết để chuẩn bị một bản CV hoàn hảo nhất theo phong cách chuẩn của Châu Âu. CV là công cụ đắc lực giúp bạn chiến thắng trong quá trình tuyển dụng tại các công ty doanh nghiệp nước ngoài nên cần phải chú trọng đến từng chi tiết.
Tham gia bình luận ngay!