[Mậu dịch là gì?] Phi mậu dịch là gì? Có thể bạn chưa biết!

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2024-07-01 14:44:50

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta vẫn xuôi theo nhịp dòng chảy mua bán và trao đổi những giá trị hàng hóa. Mậu dịch là gì? Đó chính là một trong những khái niệm chỉ về quá trình giao dịch trên. Khái niệm này nên được làm rõ vì thông qua mậu dịch, chúng ta có thể xác định được hàng phi mậu dịch, cách hạch toán và khai báo nó ra sao. Nếu bạn cũng cùng quan tâm đến chủ đề mậu dịch, hãy cùng topcvai.com tìm hiểu về nó trong bài viết này nhé!

Tìm Việc Làm Xuất Nhập Khẩu

1. Chính xác mậu dịch là gì?

1.1. Khái niệm mậu dịch

Khái niệm mậu dịch
Mậu dịch là một khái niệm kinh tế cơ bản liên quan đến việc mua và bán hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm giữa các bên với nhau

Trên thực tế bạn có thể chính là một chủ thể trong một giao dịch và quá trình được xem là mậu dịch. Vậy chính xác thì mậu dịch là gì? Mậu dịch là một khái niệm kinh tế cơ bản liên quan đến việc mua và bán hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm giữa các bên với nhau. Dễ hiểu nhất khi nói về mậu dịch, đó chính là việc nó diễn ra trong một nền kinh tế, giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu thụ (tiêu dùng).

Mậu dịch quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng thị trường cho cả hàng hóa và dịch vụ, sản phẩm. Mặt khác, có thể không có sẵn thị trường cho nó. Đó là lý do tại sao một người tiêu dùng Việt Nam nhưng có thể chọn mua một chiếc xe hơi ở các hãng xe Nhật Bản, Mỹ,... Do kết quả của mậu dịch quốc tế, thị trường chứa đựng sự cạnh tranh lớn hơn và tất nhiên, dẫn đến kết quả giá cả cạnh tranh hơn. Điều này là có lợi, vì nó mang lại một sản phẩm có giá thành tối ưu có lợi nhất cho người dùng.

Nếu định nghĩa mậu dịch là gì trong thế giới tài chính, thì đó chính là quá trình mua và bán chứng khoán, chẳng hạn như mua cổ phiếu trên các sàn giao dịch.

Đọc thêm: Việc làm nhân viên xuất nhập khẩu

1.2. Cách thức hoạt động của mậu dịch

Cách thức hoạt động của mậu dịch
Mậu dịch đề cập rộng rãi đến các giao dịch từ đơn giản đến phức tạp. Từ việc trao đổi mua bán trong nước cho đến các chính sách đa quốc gia thiết lập các giao thức cho nhập khẩu và xuất khẩu giữa các quốc gia

Như vậy, mậu dịch khá đơn giản để chúng ta hiểu phải không nào? Mậu dịch đề cập rộng rãi đến các giao dịch từ đơn giản đến phức tạp. Từ việc trao đổi mua bán trong nước cho đến các chính sách đa quốc gia thiết lập các giao thức cho nhập khẩu và xuất khẩu giữa các quốc gia. Bất kể sự phức tạp trong mậu dịch được diễn ra như thế nào, về cơ bản, mậu dịch được tạo ra thông qua ba hình thức trao đổi chính:

- Mậu dịch toàn cầu giữa các quốc gia cho phép người tiêu dùng của mọi quốc gia tiếp xúc với hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ không có sẵn hoặc không được sản xuất ở quốc gia của họ. Hầu hết, mọi loại sản phẩm đều có thể tìm thấy trên thị trường quốc tế, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo, phụ tùng thiết bị thay thế, trang sức, rượu, cổ phiếu, tiền tệ,... Dịch vụ cũng có trong các giao dịch như du lịch, ngân hàng, tư vấn, vận chuyển,... Một sản phẩm được bán cho thị trường toàn cầu là hàng xuất khẩu, và sản phẩm được mua từ thị trường toàn cầu là hàng nhập khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu được tính trong tài khoản hiện tại của một quốc gia trong cán cân mậu dịch.

- Mậu dịch quốc tế không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn cho phép các quốc gia tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, khuyến khích cơ hội và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Về mặt lý thuyết, thông qua hoạt động này, các nền kinh tế có thể phát triển hiệu quả hơn và có thể dễ dàng trở thành những người tham gia kinh tế có lợi thế cạnh tranh hơn. Đối với quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI, nó trở thành một phương tiện để “vận chuyển” ngoại tệ và công nghệ vào đất nước này. Điều này đồng thời cũng làm tăng cơ hội việc làm và dẫn đến sự tăng trưởng trong GDP cả nước. Riêng đối với các nhà đầu tư, FDI cung cấp sự mở rộng quy mô của công ty, phát huy tối đa về mặt doanh thu lợi nhuận.

- Một sự thâm hụt mậu dịch là một tình huống mà một quốc gia có giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu. Một thâm hụt mậu dịch đại diện cho một dòng tiền trong nước ra thị trường nước ngoài. Điều này dẫn đến cán cân thương mại (mậu dịch) bị âm.

Kết luận: mậu dịch nói chung là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thường là để đổi lấy tiền. Mậu dịch có thể diễn ra giữa một quốc gia hoặc giữa các quốc gia trong khu mậu dịch. Đối với mậu dịch quốc tế, lý thuyết về lợi thế so sánh dự đoán rằng mậu dịch có lợi cho tất cả các bên, mặc dù các nhà phê bình cho rằng trong thực tế, nó dẫn đến sự phân tầng giữa các quốc gia.

Tìm hiểu thêm: Cán cân thương mại là gì?

2. Khu vực mậu dịch tự do là gì?

Khu vực mậu dịch tự do
Một khu vực mậu dịch tự do là khu vực bao gồm một khối mậu dịch (thương mại) mà các nước thành viên đã ký một thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA)

Trên thực tế, các nhà kinh tế ủng hộ việc mậu dịch tự do giữa các quốc gia. Nhưng chủ nghĩa bảo hộ như thuế quan có thể xuất hiện do động cơ về mặt chính trị, chẳng hạn như “chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”. Bạn đã từng nghe đến khu vực mậu dịch tự do chưa? Nhân việc tìm hiểu về khái niệm mậu dịch là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!

Một khu vực mậu dịch tự do là khu vực bao gồm một khối mậu dịch (thương mại) mà các nước thành viên đã ký một thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA). Các thỏa thuận như vậy liên quan đến sự hợp tác giữa ít nhất hai quốc gia để giảm bớt những rào cản về buôn bán, thuế quan hay hạn ngạch nhập khẩu. Và cũng là để tăng quá trình mậu dịch với nhau. Nếu thể nhân cũng được tự do di chuyển giữa các quốc gia, ngoài thỏa thuận mậu dịch tự do, nó cũng sẽ được coi là một biên giới “mở”. Nó có thể được coi là giai đoạn thứ hai của hội nhập kinh tế.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự khác biệt giữa các đơn vị hải quan trong khu vực mậu dịch tự do. Cả hai loại khối giao dịch đều liên quan đến các thỏa thuận nội bộ mà các bên kết luận để tự do hóa và tạo thuận lợi cho quá trình mậu dịch giữa họ. Sự khác biệt quan trọng giữa liên minh hải quan và khu vực mậu dịch là cách tiếp cận của họ với các bên thứ ban. Trong khi một liên minh hải quan yêu cầu tất cả các bên thiết lập và duy trì thuế quan bên ngoài giống hệt nhau, liên quan đến mậu dịch giữa các bên hay không thì các bên tham gia khu vực mậu dịch tự do không phải tuân theo yêu cầu đó.

Thay vào đó, họ có thể thiết lập và duy trì bất kỳ chế độ thuế quan nào áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các bên không phải là điều cần thiết. Trong một khu vực mậu dịch tự do sẽ không có thuế quan bên ngoài hài hòa, để loại bỏ nguy cơ lệch hướng mậu dịch, các bên sẽ áp dụng một hệ thống quy tắc ưu đãi xuất xứ.

Xem ngay: Hiệp định AFTA là gì?

3. Hàng như thế nào thì được gọi là phi mậu dịch?

Hàng như thế nào thì được gọi là phi mậu dịch?
Hàng phi mậu dịch là hàng hóa được nhập khẩu cho mục đích sử dụng cá nhân, hàng phi mậu dịch không hướng đến việc trao đổi để lấy tiền

Nếu như khái niệm mậu dịch là gì đề cập đến việc trao đổi hàng hóa giữa các bên nhằm mục đích thương mại thì phi mậu dịch đề cập đến quá trình trao đổi hàng hóa không nhằm mục đích thương mại. Từ định nghĩa phi mậu dịch chúng ta có thể rút ra định nghĩa hàng phi mậu dịch. Hàng phi mậu dịch là hàng hóa được nhập khẩu cho mục đích sử dụng cá nhân, hàng phi mậu dịch không hướng đến việc trao đổi để lấy tiền. Hàng phi mậu dịch có thể được khách du lịch, hay người dân gần biên giới nhập khẩu hoặc cũng có thể là của thương nhân phi mậu dịch.

Nhiều người trong chúng ta tin rằng, tất cả các giao dịch được xem là phi mậu dịch trừ khi giao dịch nó được thúc đẩy bởi một động cơ lợi nhuận. Mặc dù cách tiếp cận này có vẻ trực quan, tuy nhiên khái niệm “động cơ” hay “ý định” rất phức tạp và đôi khi có thể khó chứng minh trước pháp luật. Trong thực tế, nếu việc sử dụng hàng phi mậu dịch được đưa ra pháp luật, tòa án sẽ xem xét ý định, động cơ của người cấp phép khi xác định ý nghĩa của thuật ngữ và cũng có thể là những gì người được cấp phép hiểu thuật ngữ này có nghĩa là gì, hoặc trong thực tiễn ngành công nghiệp đó như thế nào?

Chính vì sự phức tạp trong ý nghĩa của thuật ngữ hàng phi mậu dịch. Việt Nam của chúng ta cũng đã xây dựng những cơ sở pháp lý để xác định hàng phi mậu dịch. Cụ thể, theo thông tư số 112 của Bộ Tài chính ban hành từ 12/2024 quy định: Hàng phi mậu dịch là hàng thuộc về bộ phận hàng hóa nhập khẩu, không nhằm mục đích hya ý định kiếm lợi nhuận, thương mại và hàng phi mậu dịch cũng không đồng nghĩa với việc thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.

Hàng phi mậu dịch phải tuân thủ các thủ tục hải quan theo luật pháp và yêu cầu người nhập khẩu phải xuất trình các giấy tờ xác nhận nhập cảnh và xuất cảnh khỏi cơ quan có thẩm quyền tại điểm kiểm tra. Biên lai hải quan sẽ được đóng dấu xác nhận là hàng phi mậu dịch cho mục đích sử dụng cá nhân. Tóm lại, khi nhập khẩu loại hàng hóa phi mậu dịch, bạn cần thông qua giấy phép của đơn vị quản lý có thẩm quyền. Hàng phi mậu dịch cũng là hàng có nghĩa vụ thuế, chính vì vậy cá nhân cần phải nộp thuế trước khi làm thủ tục thông quan. Thông tư quy định hàng hóa được xem là hàng phi mậu dịch bao gồm:

- Quà biếu tặng giữa cá nhân, tổ chức nước ngoài và cá nhân, tổ chức ở Việt Nam.

- Các hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm,... sử dụng trong mục đích nhân đạo hoặc viện trợ.

- Hàng hóa được Nhà nước Việt Nam chấp thuận là hàng được nhập khẩu tạm thời.

- Hàng mẫu, sản phẩm thử không cần thanh toán.

- Phương tiện, dụng cụ và thiết bị nhằm hỗ trợ cho những đối tượng xuất nhập cảnh.

- Hàng hóa là loại tài sản của cá nhân và tổ chức đang trong tình trạng di chuyển.

- Hàng hóa là hành trang, hành lý của cá nhân nhập cảnh hoặc hàng hóa mang theo thuộc sản phẩm miễn thuế, gửi theo vận tải đơn.

- ....

Bất cứ hàng mậu dịch hay phi mậu dịch thì điều bắt buộc là phải nộp thuế và trả phí vận chuyển. Tuy nhiên, nếu để tìm ra điểm khác biệt giữa hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch là gì? Thì đó chính là thời gian nhận được hàng sẽ nhanh hơn đối với nhập khẩu hàng phi mậu dịch. Mặc dù vậy, hàng phi mậu dịch vẫn phải được sử dụng như đúng bản chất đã định nghĩa về nó, nghĩa là không sử dụng cho mục đích và ý định thương mại, kiếm tiền.

Tham khảo: Thông tin về Bộ luật thương mại mới nhất 

4. Những thủ tục và quy định liên quan đến hàng phi mậu dịch

4.1. Làm thủ tục nhập xuất hàng phi mậu dịch ở đâu?

Làm thủ tục nhập xuất hàng phi mậu dịch ở đâu?
Làm thủ tục nhập xuất hàng phi mậu dịch ở đâu?

Đây là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất, đó chính là đến nơi nào để làm thủ tục nhập xuất hàng phi mậu dịch. Nếu xuất khẩu hàng phi mậu dịch, địa điểm bạn có thể làm thủ tục hải quan tại các Chi cục hải quan theo những quy định và quy chế đã ban hành. Còn nếu nhập hàng phi mậu dịch, thì địa điểm là thủ tục sẽ là Chi cục hải quan nơi có sản phẩm, hàng hóa được vận chuyển đến cảng.

Nếu muốn hàng phi mậu dịch nhanh được xuất hoặc được nhập vào thì cá nhân, tổ chức nên nhờ đến sự hướng dẫn, hỗ trợ của các đơn vị, cơ quan xuất nhập khẩu đã có kinh nghiệm. Còn nếu bạn có mối quan hệ cá nhân với những đơn vị có thẩm quyền làm thủ tục hải quan, thì cũng có thể ngỏ lời nhờ họ giúp đỡ nhé.

4.2. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan với hàng phi mậu dịch

Quy trình thực hiện thủ tục hải quan
Quy trình thực hiện thủ tục hải quan 

Quy trình này diễn ra như sau:

- Đơn vị hải quan tiếp nhận hồ sơ và giấy tờ. Tiến hành kiểm tra kỹ càng các loại hồ sơ giấy tờ mà cá nhân đã nộp.

- Kiểm tra và đối chiếu những chi tiết, thông số liên quan đến hàng hóa thực tế

- Thực hiện áp dụng tính toán thuế và tính tổng thuế

- Thực hiện phúc tập cho hồ sơ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa

4.3. [Nghiệp vụ kế toán] Hướng dẫn hạch toán hàng phi mậu dịch

Hướng dẫn hạch toán hàng phi mậu dịch
Hướng dẫn hạch toán hàng phi mậu dịch

Nếu bạn đang cần một nghiệp vụ kế toán rõ ràng trong quá trình hạch toán. Dưới đây, topcvai.com sẽ hướng dẫn nghiệp vụ này giúp bạn:

- Nguyên vật liệu, chi phí, hàng hóa: Nợ TK 642, 211, 156, 152

- Theo giá tính thuế của hải quan: Có TK 711

- Nếu có tài liệu chứng nhận đã nộp thuế VAT khâu nhập khẩu: Thuế VAT được khấu trừ (nợ TK 133); TGNH, tiền mặt (có TK 112, 111)

- Nếu có chứng từ nộp thuế nhập khẩu: Thuế xuất nhập khẩu (nợ TK 3333), TGNH, tiền mặt (có TK 112, 111)

- Cuối kỳ, kết chuyển thu chi thuế nhập khẩu vào chi phí (nếu đã ghi nhận giá trị hàng tặng, biếu theo giá hải quan và giá trị thường). Chi phí quản trị DN (nợ TK 642), thuế xuất nhập khẩu (có TK 3333).

Kế toán cần lưu ý để hoàn thiện sổ sách sau khi hạch toán xong.

Trên đây là những thông tin liên quan mà topcvai.com muốn gửi đến bạn trong chủ đề mậu dịch là gì? Hẹn gặp lại bạn đọc vào những chia sẻ kế tiếp!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: