1. Hiểu rõ về bản chất của hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là một loại văn bản thể hiện các giao dịch mua bán liên quan tới kinh tế, được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, cho thuê tài sản, hay những hoạt động kinh tế khác, được thỏa thuận và ký kết giữa các bên chủ thể.
Đối với mỗi hợp đồng kinh tế phải có được những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên mục đích là để đảm bảo chủ thể trong hợp đồng thực hiện công việc của mình. Hợp đồng kinh tế được xem là đã hoàn thành khi cá bên trong hợp đồng đã thực hiện nghĩa vụ của mình và nhận được quyền lợi.
Mẫu hợp đồng kinh tế đóng vai trò là bằng chứng để các bên cụ thể hóa nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong giao kết, trao đổi hay thực hiện các hoạt động kinh tế. Dựa vào hợp đồng kinh tế đã ký kết các bên có thể đưa ra khiếu nại đòi bồi thường hoặc đền bù khi mà mình bị xâm phạm quyền lợi trong phạm vi hợp đồng.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất
Các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh tế, kinh doanh, sản xuất thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc với hợp đồng kinh tế do đó việc nắm bắt cụ thể những nguyên tắc và nội dung của mẫu hợp đồng này rất là quan trọng.
Có rất nhiều loại hợp đồng kinh tế theo các hoạt động mà nó đề cập tới, tuy nhiện nội dung của một bản hợp đồng kinh tế chuẩn cần có những mục phân chia rõ ràng theo sự thỏa thuận của các bên và những nội dung cần có theo pháp luật quy định.
2. Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế khi có được sự thỏa thuận đồng ý
Trước hết việc ký kết và thực hiện một hợp đồng kinh tế phải tuân theo quy định của pháp luật. Những bộ luật quan trọng mới nhất có quy định về vấn đề này như: Luật thương mại 2024, Bộ luật tố tụng dân sự 2024, Luật doanh nghiệp 2024 và một số quy định khác.
Hợp đồng kinh tế là minh chứng cho các bên về sự thỏa thuận và đồng ý thiết lập, thay đổi hoặc thậm chí là chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình trong các hoạt động kinh tế. Do đó khi các bên thương lượng, đàm phán và đi đến được sự thống nhất, thỏa thuận thì lúc đó mới sử dụng hợp đồng kinh tế để ký kết.
Các bên chủ thể tham gia trong mẫu hợp đồng kinh tế đơn giản gồm có hai bên đại diện được gọi là bên A và bên B. Họ ký kết hợp đồng mục đích muốn có được lợi ích cho mình, ví dụ trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa bên bán muốn bán hàng hóa để thu lợi nhuận còn bên mua muốn mua hàng hóa để sử dụng.
Vì vậy hợp đồng kinh tế được ký kết dựa theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tuân theo quy định của pháp luật. Các bên khi ký kết hợp đồng kinh tế phải đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hợp đồng để tránh xảy ra mâu thuẫn hoặc làm mất đi quyền lợi.
Tham khảo ngay: Việc làm ngành Luật
3. Một số loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay
Một số loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay như: Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa, mua bán dịch vụ, hợp đồng kinh tế xây dựng, hợp đồng kinh tế mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế thương mại, ...v.v.
Hiện nay việc giao dịch thương mại quốc tế cũng được mở rộng và phát triển do đó cũng có nhiều loại hợp đồng kinh tế quốc tế được ký kết theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Hợp đồng kinh tế cũng có những loại hợp đồng có giá trị lớn và loại hợp đồng có quy mô nhỏ. Chẳng hạn như các hợp đồng kinh tế quan trọng như hợp đồng mua bán, hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp hoặc hợp đồng giao dịch hàng hóa, tài sản có giá trị lớn.
Những mẫu hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn như hợp đồng mua máy phát điện của một khách hàng hay hợp đồng kinh tế xây dựng của một công trình nhỏ,...v.v. Tuy nhiên dù là hợp đồng có giá trị lớn hay nhỏ thì cũng các bên cũng phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ và nhận được các quyền lợi của mình đúng như trong bản hợp đồng đã ký kết.
4. Nội dung trong hợp đồng kinh tế phải đảm bảo đúng, đủ và chuẩn
Nội dung trong mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn cần nêu rõ ràng và đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch kinh tế.
- Trong bản hợp đồng kinh tế, quý vị không thể bỏ sót phần đầu bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ và tên hợp đồng. Các bên có thể đặt tên hợp đồng phù hợp với hoạt động kinh tế theo cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tên hợp đồng cần viết in hoa và kèm theo số hiệu hợp đồng nếu giao dịch với tổ chức pháp nhân có đăng ký kinh doanh.
- Tiếp đến là các căn cứ, quy định của pháp luật mà chủ thể trong hợp đồng kinh tế dựa vào để đối chiếu về đối tượng hợp đồng, chủ thể hợp đồng và các điều khoản nên có trong hợp đồng. Ví dụ như căn cứ vào Bộ luật thương mại 2024 số 36/2024/QH11 do quốc hội ban hành ngày 14/6/2024, căn cứ vào thỏa thuận của hai bên.
- Ghi rõ ràng thời gian, địa chỉ hai bên thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế.
- Nêu thông tin cụ thể của các bên chủ thể và đại diện bên A, bên B ký kết hợp đồng kinh tế nếu có: Bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở kinh doanh, thông tin liên lạc và nêu rõ chức vụ cũng như thông tin của đại diện ký kết hợp đồng.
- Về phần nội dung chính hay các điều khoản trong hợp đồng kinh tế thì có thể đề cập theo sự thống nhất và đồng ý của hai bên chủ thể. Tuy nhiên, những phần này cần được mô tả đầy đủ và đảm bảo tính chất của một bản hợp đồng kinh tế chuẩn. Bạn có thể tham khảo những khoản mục cần thiết dưới đây:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch kinh tế chính, hiểu đơn giản là những điều kiện giao dịch mua bán hay trao đổi kinh tế giữa các bên.
Điều 2: Nội dung quy định về giá cả kinh tế, phương thức thanh toán và tiến độ thanh toán. Ở phần này hợp đồng kinh tế nên đề cập chi tiết giá cả của từng sản phẩm hoặc mức giá của các thành phần rồi mới tổng hợp, kết hợp với số lượng để chốt lại tổng giá trị của hợp đồng.
Điều 3: Những quy định về chất lượng hay các quy cách hàng hóa, xuất xứ cũng như các yêu cầu về kỹ thuật, bao bì, số hiệu, đóng gói. Hoặc các yêu cầu trực tiếp liên quan tới công việc giao dịch chính trong hợp đồng.
Điều 4: Các phương thức giao nhận, bảo hành, bảo quản và các phương thức hướng dẫn sử dụng hàng hóa (nếu có).
Điều 5: Hợp đồng kinh tế được đề cập rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ thể bên A.
Điều 6: Tiếp nối với nội dung đó chính là nghĩa vụ và quyền của chủ thể bên B.
Điều 7: Khái quát qua quy định về những trường hợp bất khả kháng để giảm hoặc miễn nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kinh tế.
Điều 8: Quy định về các vấn đề vi phạm và xử lý các vi phạm hợp đồng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Điều 9: Những điều khoản chung liên quan khác cần đề cập tới trong hợp đồng kinh tế mà các bên đề nghị và có được sự thỏa thuận.
- Chữ ký của bên A và bên B kèm đóng dấu xác minh.
Đương nhiên nội dung của hợp đồng kinh tế sẽ được soạn thảo và trao đổi để bổ sung hoặc thêm bớt các điều khoản cần thiết mà các bên tự thỏa thuận với nhau. Và đối với mỗi loại giao dịch kinh tế thì lại có những mẫu hợp đồng kinh tế có nội dung khác nhau.
Bạn có thể tham khảo những mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn mới nhất để nắm bắt và soạn thảo được ra những bản hợp đồng kinh tế đầy đủ một cách hiệu quả hơn.
mau-hop-dong-kinh-te-chuan.docx
Mau-Hop-Dong-Kinh-Te-moi-nhat.docx
Trên đây là những chia sẻ cụ thể về mẫu hợp đồng kinh tế hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về bản chất của hợp đồng kinh tế. Nắm bắt được những đặc điểm, vai trò của loại hợp đồng này cũng như biết được nội dung cần có để tạo ra mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn.
Tham gia bình luận ngay!