Download mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2024-04-09 16:58:57

Hợp đồng là một khái niệm đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Và mẫu hợp đồng thử việc cũng thế. Đây là một biểu mẫu quan trọng, không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn đối với người sử dụng lao động. Vậy bạn đã tìm ra biểu mẫu hợp đồng thử việc mới nhất chưa? Khi viết mẫu hợp đồng này, chúng tâ cần lưu ý những nội dung quan trọng nào? Tất cả đều sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau của topcvai.com!

 

1. Mẫu hợp đồng thử việc là gì?

Mẫu hợp đồng thử việc là gì?

Đầu tiên, cần phải đề cập đến khái niệm biểu mẫu hợp đồng thử việc chuẩn nhất là gì? Nếu như bạn đã khá quen thuộc với các mẫu hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, mua bán, dân sự,... thì có lẽ mẫu hợp đồng thử việc còn khá lạ lẫm. Bởi nhiều ý kiến cho rằng, mẫu hợp đồng thử việc chính là mẫu hợp đồng lao động.

Trên thực tế, biểu mẫu này được thực hiện soạn thảo, bàn bạc và ký kết trước khi hợp đồng lao động được diễn ra. Thông thường, người lao động khi xin việc ở các doanh nghiệp, công ty, sẽ được thử sức và làm quen với công việc, vị trí ứng tuyển trong một khoảng thời gian nhất định (không quá hai tháng). Và thời điểm đó được gọi là thời gian thử việc. Thử việc cần thiết phải ký hợp đồng thử việc.

Mẫu hợp đồng thử việc là một sự thỏa thuận, giao kết giữa hai bên, một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Hợp đồng thử việc bao gồm quyền và nghĩa vụ của cả hai chủ thể này trong quá trình - thời gian thử việc được diễn ra. Hợp đồng thử việc là một biểu mẫu hợp đồng thử việc theo quy định trong bộ luật lao động Việt Nam.

Xem thêm: Việc làm nhân sự

2. Mẫu hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung gì?

Mẫu hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung gì?

Vậy sau khi đã biết khái niệm về nó, bạn có biết mẫu hợp đồng thử việc mới nhất chứa những nội dung gì bên trong hay không? Nội dung của biểu mẫu này cũng được quy định trong văn bản luật: bộ luật lao động Việt Nam năm 2024. Cụ thể như sau:

+ Tên gọi đầy đủ và chính xác của hai bên tham gia hợp đồng thử việc (người lao động và người đại diện của tổ chức sử dụng lao động).

+ Địa chỉ chính xác, cụ thể về việc đăng ký kinh doanh của tổ chức, đại diện pháp luật của tổ chức sử dụng lao động.

+ Thông tin cơ bản của người lao động (họ tên, giới tính, năm sinh, quê quán, địa chỉ, CMND/CCCD, một số giấy tờ xác nhận cá nhân khác).

+ Tên gọi, chức danh công việc, bảng mô tả nhiệm vụ công việc (bao gồm cả thời gian và địa điểm làm việc).

+ Trình bày cụ thể về thời gian thử việc, đồng thời là thời hạn của hợp đồng thử việc.

+ Nêu rõ thông tin về chế độ, lương thưởng, đãi ngộ của công ty đối với người lao động trong thời gian thử việc (mức lương theo hình thức nào).

+ Quyền và lợi ích của người lao động được hưởng trong thời gian thử việc (trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm,...).

+ Nội dung cụ thể về nghĩa vụ cũng như quyền của hai bên tham gia hợp đồng. Cam kết của hai bên.

+ Xác nhận chữ ký, họ tên và đóng dấu của hai bên.

Tham khảo: Việc làm phó phòng hành chính nhân sự

3. Một số lưu ý quan trọng trong hợp đồng thử việc

Một số lưu ý quan trọng trong hợp đồng thử việc

Nếu tìm hiểu về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất, bạn sẽ nhận ra rằng, bất kể là mẫu hợp đồng thử việc năm 2024 hay các năm về trước, những nội dung chính cũng không có gì quá khác biệt, bởi nó là được quy ước trên cơ sở pháp lý là bộ luật lao động rồi. Mặc dù vây, không phải doanh nghiệp tuyển dụng nào cũng giống nhau, và một số công việc, vị trí, tính chất, nhiệm vụ mà người lao động đảm nhiệm cũng mang những đặc trưng riêng. Hãy cùng topcvai.com điểm lại một số lưu ý quan trọng về mẫu hợp đồng thử việc nhé:

3.1. Cơ sở pháp lý của vấn đề thử việc và mẫu hợp đồng thử việc

Cơ sở pháp lý cho nội dung này là Bộ luật lao động năm 2024. Rõ ràng ở khoản 1 điều 2 quy định, công nhân và nhà tuyển dụng đều được quyền thảo luận, đàm phán và đồng thuận để đưa ra quyết định cũng như các quyền - nghĩa vụ của cả hai phía trong quá trình tham gia hợp đồng thử việc. Những nội dung thống nhất giữa hai bên sẽ đi đến những điều khoản và được đưa vào hợp đồng thử việc. Hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày cả hai bên xác nhận đã ký kết.

Nội dung chính trong mẫu hợp đồng thử việc đa phần đều giống với mẫu hợp đồng lao động chính thức. Tuy nhiên, những nội dung về chế độ đãi ngộ, lương thưởng, trợ cấp, phụ cấp nói chung có thể khác và được điều chỉnh.

3.2. Bắt buộc đảm bảo những nội dung cơ bản nhất

Mẫu hợp đồng thử việc có thể được điều chỉnh, bổ sung hay thêm bớt các khoản mục theo đặc trưng và quy định của từng doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Tuy nhiên, biểu mẫu này vẫn cần đảm bảo những điểm, điều khoản, nội dung cơ bản nhất, mà trên cơ sở pháp lý là Bộ luật lao động Việt Nam 2024 đã quy định. Điều này cũng tránh được những tình huống khiếu kiện khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong quá trình làm việc do thiếu các thông tin. Vì vậy, người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng thử việc, cần xem xét kỹ càng, chi tiết các nội dung bên trong hợp đồng mà doanh nghiệp đã soạn thảo, nhằm bảo vệ các quyền cũng như ích lợi của mình.

3.3. Lương và thời gian thử việc

Lương và thời gian thử việc

Không có quy định pháp lý nào về mức lương trong thời gian thử việc. Chính vì thế, nội dung này hoàn toàn do sự thương lượng, thỏa thuận và thống nhất giữa hai bên tham gia hợp đồng thử việc. Tùy thuộc vào tính chất, đặc thù, điều kiện của người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng, một lưu ý quan trọng cho người lao động đó là, mức lương thử việc tối thiểu là phải chiếm 85% lương lao động chính thức. Về thời gian thử việc, người lao động cũng cần lưu ý thử việc là thời gian chỉ diễn ra đúng một lần duy nhất, không có lần thứ hai, thứ ba. Sau thời gian thử việc, nếu bên người sử dụng lao động chấp thuận thì tiến hành cùng người lao động ký kết hợp đồng lao động chính thức.

Cũng theo quy định của Bộ luật lao động 2024, thì thời gian thử việc giữa hai bên chỉ được phép kéo dài tối đa hai tháng thử việc. Nếu người sử dụng lao động có nhu cầu làm những mẫu hợp đồng thử việc 3 tháng thì cần thiết phải chuyển mẫu hợp đồng thử việc sang hợp đồng thời vụ. Cụ thể, người lao động cần xem xét rõ ràng các điểm chính như sau:

+ Thời gian thử việc đối với các công việc phức tạp (không quá 60 ngày), trình độ Cao đẳng trở lên.

+ Thời gian thử việc đối với công việc cần trình độ trung cấp trở lên (không quá 30 ngày).

+ Thời gian thử việc đối với công việc thấp hơn hoặc không yêu cầu trình độ (không quá 6 ngày).

3.4. Không cần tham gia bảo hiểm bắt buộc

Người lao động chú ý, sẽ không cần tham gia các bảo hiểm bắt buộc, vì đây là một nội dung không bao gồm trong mẫu hợp đồng thử việc lần đầu. Đây là quy định trên cơ sở căn cứ của công văn số 1734/BHXH-QLT. Nhưng, hiện nay, quy định từ năm 2024 trở đi, với bản mẫu hợp đồng thử việc trong vòng ba tháng, người lao động sẽ buộc phải tham gia các loại bảo hiểm xã hội như đúng quy định của pháp luật.

3.5. Quy định về thuế với hợp đồng thử việc

Thông tư số 111 của Bộ Tài chính ban hành vào năm 2024, cụ thể tại khoản 1 điều 25 đã quy định về thuế TNCN đối với người lao động trong khoản thời gian thử việc cụ thể như sau:

+ Cá nhân - Tổ chức sử dụng lao động có quyền khấu trừ tổng thu nhập của người lao động (10%) trước khi tiến hành trả lương cho người lao động (đối với mức lương trên 2 triệu đồng/tháng).

+ Trong trường hợp, người lao động chỉ có một khoản thu nhập duy nhất là mức thu nhập có khấu trừ 10%, tuy nhiên sau khi miễn trừ gia cảnh thì thuộc diện chưa phải nộp thuế. Lúc này, người lao động có thể thực hiện làm bản cam kết nộp lại cho chủ thể sử dụng lao động để không phải bị khấu trừ (cam kết làm theo mẫu 02/CK-TNCN đính kèm với thông tư số 92 của Bộ tài chính ban hành năm 2024).

Tìm hiểu ngay: Tổng hợp mẫu hợp đồng lao động chuẩn

4. Bạn đã biết cách viết mẫu hợp đồng thử việc chưa?

Bạn đã biết cách viết mẫu hợp đồng thử việc chưa?

Trước khi thực hiện xây dựng nội dung cho biểu mẫu hợp đồng thử việc của công ty, người chịu trách nhiệm thực hiện cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định (bất kể là đối với mẫu hợp đồng thử việc tiếng Việt, mẫu hợp đồng thử việc tiếng Anh hay mẫu hợp đồng thử việc song ngữ) như sau:

+ Nêu chính xác, đầy đủ tên gọi của doanh nghiệp, công ty (theo quyết định thành lập hoặc theo chuẩn giấy phép kinh doanh).

+ Nêu chính xác, rõ ràng và đầy đủ tên gọi của cá nhân người đại diện pháp lý của doanh nghiệp, công ty. Nếu có ủy quyền, thì cần nêu tên gọi đầy đủ theo nội dung như trong giấy ủy quyền.

+ Nêu chính xác, đầy đủ về địa chỉ trụ sở của công ty, doanh nghiệp (theo quyết định thành lập và theo giấy phép kinh doanh).

+ Nêu rõ ràng, chính xác tên gọi đầy đủ của cá nhân người lao động tham gia hợp đồng thử việc (đối chiếu với CMND/CCCD).

+ Nêu rõ ràng, chính xác trình độ học vấn cao nhất của người lao động.

+ Nêu rõ ràng, chính xác trình độ chuyên môn cao nhất của người lao động.

+ Xác định và trình bày thời gian thử việc là bao nhiêu ngày (trên cơ sở xác định tính chất, đặc thù và yêu cầu của công việc).

+ Trình bày chính xác thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình thử việc (bao gồm vị trí, chức danh công việc và địa điểm, bộ phận, phòng ban làm việc).

+ Nêu rõ cá nhân chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi người lao động thử việc.

+ Nêu thời gian làm việc của người lao động (căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động 2024): đối với công việc trong môi trường lao động bình thường (không quá 8 tiếng/ngày, 48 tiếng/tuần), đối với công việc trong môi trường khắc nghiệt (không quá 6 tiếng/ngày, 36 tiếng/tuần).

+ Trình bày các chế độ nghỉ - nghỉ phép: nghỉ giữa giờ, nghỉ hàng tuần, nghỉ phép, nghỉ các ngày lễ Tết theo quy định của Nhà nước.

+ Nêu chính xác, rõ ràng mức lương trong thời gian thử việc (căn cứ vào các thỏa thuận cũng như thống nhất của hai bên, căn cứ vào quy định cơ bản về chế độ lương thử việc theo Bộ luật lao động 2024).

+ Nêu chính xác, đầy đủ các khoản phụ cấp, trợ cấp, các chế độ khác đối với người lao động thử việc (căn cứ theo quy định của công ty, doanh nghiệp, tổ chức).

+ Nêu rõ người lao động có trách nhiệm bảo mật thông tin tổ chức trong quá trình thử việc, không tiết lộ thông tin hay làm việc cho các tổ chức đối thủ,...

+ Nêu rõ sau khi thời hạn thử việc kết thúc, người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động (theo các loại hợp đồng lao động hiện hành).

5. Điều kiện chấm dứt mẫu hợp đồng thử việc

Điều kiện chấm dứt mẫu hợp đồng thử việc

Điều kiện chấm dứt hợp đồng thử việc dựa trên căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2024, cụ thể tại điều 27 như sau:

+ Các bên lao động và sử dụng lao động có thể kết thúc hợp đồng nếu thấy không phụ hợp trong quá trình thử việc.

+ Trong thời gian thử việc, nếu người lao động đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện mà người sử dụng lao động đã đề ra, thì sau khi kết thúc hợp đồng thử việc, hai bên phải giao kết hợp đồng lao động như đúng quy định và thỏa thuận.

+ Hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ quyền và lợi ích của các bên sau khi thời hạn hợp đồng thử việc kết thúc không quá 7 ngày. Trong những tình huống đặc biệt không thể tuân thủ theo quy định đã nêu, người lao động có thể yêu cầu gia hạn thanh toán không vượt quá 30 ngày kế tiếp.

+ Người lao động và người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần thông báo với bên còn lại. Điều này cũng không làm ảnh hưởng đến việc bồi thường hợp đồng.

Đọc thêm: Quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc

6. Mẫu hợp đồng thử việc năm 2024 - Tải và Download

Mẫu hợp đồng thử việc năm 2020 - Tải và Download

Nếu bạn đang đi tìm kiếm mẫu hợp đồng thử việc mới nhất, thì không cần phải đi đâu xa. Dưới đây là những biểu mẫu đầy đủ nhất về các mẫu hợp đồng thử việc 2024.

>>> Tải mẫu hợp đồng thử việc mới nhất tiếng Việt (file word): Mau-hop-dong-thu-viec.docx

>>> Tải mẫu hợp đồng thử việc tiếng Anh: mau-hop-dong-thu-viec-bang-tieng-anh.docx

>>> Tải mẫu hợp đồng thử việc song ngữ: mau-hdtv-song-ngu.doc

Như vậy, topcvai.com vừa kết thúc hành trình hướng dẫn bạn đọc về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất. Hy vọng với những lưu ý đầy đủ trên, bạn sẽ không mắc phải những sai lầm khi thực hiện biểu mẫu này!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: