Việc làm Công chức - Viên chức
1. Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ là gì?
Là một cá nhân sống trong môi trường tổ chức, chúng ta có trách nhiệm thực hiện tốt những quy định mà tổ chức đó để ra bên cạnh đó không ngừng nâng cao ý thức của bản thân về việc tự giác thực hiện những yêu cầu này để hoàn thiện bản thân và đưa tổ chức đi lên. Để đảm bảo được quá trình này thực hiện có hiệu quả, bắt buộc phải diễn ra những hoạt động đánh giá nhận xét từ tổ chức đó dành cho cấp dưới hoặc bản thân mỗi người rút ra những bài học kinh nghiệm để làm việc hiệu quả hơn và góp phần vào sự phát triển chung. Đó chính là điều kiện căn bản nhất để những mẫu đánh giá ra đời.
Với những người là cán bộ, công chức nhà nước, Đảng viên...việc đánh giá, phê và tự phê là hoạt động diễn ra thường xuyên...không những giúp cán bộ đó tự nhận ra ưu điểm, khuyết điểm cần khắc phục trong cả quá trình rèn luyện về đạo đức nhân cách, nhân phẩm của cán bộ đó mà còn là công cụ đắc lực để tổ chức, ban ngành xem xét bổ nhiệm những cán bộ có năng lực, phẩm chất xuất sắc...đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống cơ quan nhà nước. Mẫu đánh giá cán bộ hay phiếu nhận xét cán bộ là tài liệu văn bản trong đó, cán bộ, tổ chức đánh giá về những thành viên khác, hoặc bản thân mình dựa trên các tiêu chí, quy định được đặt ra bởi tổ chức, cơ quan đó...nhằm phục vụ mục đích theo dõi quá trình rèn luyện của cá nhân, tổ chức cho các quyết định, thường là bổ nhiệm ban hành đưa ra sau đó. Xuất phát từ mục đích này mà mẫu này còn có tên gọi khác là mẫu nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm.
2. Nội dung của phiếu nhận xét đánh giá cán bộ công chức
Đây là mẫu tài liệu thông dụng được cán bộ sử dụng thường xuyên trước những kỳ đại hội hay quyết định bổ nhiệm của cơ quan tổ chức, hoặc theo thời gian với mục đích tổng kết hoạt động, rèn luyện của cá nhân, thành viên của những tổ chức đó. Thông thường một mẫu đánh giá nhận xét cán bộ sẽ được chia ra làm 3 nội dung chính:
+ Tên huyện ủy, Đảng bộ ở góc trên bên trái
+ “Đảng Cộng sản Việt Nam” và ngày tháng năm ở góc trên bên phải
+ Tên mẫu
Đi vào phần nội dung chính sẽ gồm: Phần sơ yếu lý lịch, Nhận xét về ưu khuyết điểm và triển vọng trong quá trình rèn luyện của cán bộ.
+ Kết luận chung và đưa ra khả năng, đánh giá rèn luyện tổng quát nhất của cán bộ.
+ Phần ký tên , thay mặt ban thường vụ.
Cụ thể, phần nội dung của mục sơ yếu lý lịch trong nhận xét, cán bộ như sau:
Họ và tên, ngày tháng, năm, sinh, quê quán, Ngày vào đảng, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tóm tắt quá trình công tác có đính kèm thời gian cụ thể.
Khác với các bản tự phê, đánh giá cá nhân trong các cơ quan khác như trường lớp hay tư nhân...trong mẫu nhận xét đánh giá cán bộ như mẫu nhận xét đánh giá cán bộ đảng viên, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ công chức, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch, bản nhận xét đánh giá cán bộ công an...đều bắt buộc đính kèm thêm những tiêu chuẩn Đảng viên và trình độ lý luận chính trị. Đây là nhân tố bắt buộc.
Phần tóm tắt quá trình công tác của cán bộ của được tổng hợp từ những nội dung rèn luyện, thành tích, những điểm đạt được trong quá trình đảm nhiệm vị trí cán bộ. Đó cũng có thể là những khó khăn mà cán bộ gặp phải, nhưng để ở dạng thông tin khái quát nhất vì những thông tin cụ thể sẽ được cán bộ trình bày sau đó.
Phần II sẽ là “đất” cho các cá nhân là cán bộ nhận xét cụ thể về những ưu và khuyết điểm của mình trong quá trình rèn luyện. Đặc điểm này được kết luận dựa trên bốn yếu tố cơ bản:
- Phẩm chất chính trị: Một cán bộ được đánh giá đạt hay không thì tiêu chuẩn đầu tiên phải chỉ ra được cán bộ đó có lập trường chính trị vững vàng hay không, có đáp ứng được đầy đủ những phẩm chất của Đảng viên hay không. Là công chức nhà nước có nêu cao được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong tập thể cơ quan, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ...được học tập trong điều lệ Đảng hay đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước được phổ biến không. Cán bộ là đại diện của tầng lớp nhân dân, do vậy, trước khi nói đến năng lực làm việc của họ họ. Đạo đức phải là nhân tố đứng đầu, cán bộ phải luôn là tấm gương cho bộ phận nhân dân noi theo không chỉ ở phẩm chất chính trị mà còn ở đạo đức lối sống.
- Về đạo đức, lối sống
Ở cán bộ, tiêu chí quan trọng thứ hai, nằm ở khả năng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. Cán bộ phải là người có lối sống trong sáng giải dị, trung thực không cơ hội và luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Bên cạnh đó, sự xuất sắc của cán bộ được đánh giá bởi mối quan hệ mật thiết với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đồng thời phải là người thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân nơi cư trú. Là những những người quản lý quyền cao chức trong, song can bộ cũng đồng thời là công dân, do vậy, cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ đưa đưa vào những tiêu chí đánh giá. Không những là tấm gương ngoại xã hội, trong gia đình, cán bộ cũng là ví dụ mẫu mực cho các thành viên tuân thủ chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước biểu hiện là, gia đình cán bộ phải được công nhân là gia đình văn hóa. Ngoài ra, nhân viên cũng phải thực hiện một cách tốt những quy định áp dụng cho nhân viên công chức trong cơ quan.
- Năng lực công tác
Đạo đức, phẩm chất chính trị, nhưng tài năng của cán bộ để được thăng chức hay đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong hàng ngũ của Đảng đóng vai trò vô cùng quan trọng, luôn đi song hành cùng đạo để làm nên tiêu chí đánh giá cán bộ.
Năng lực công tác của cán bộ căn cứ vào các nội dung sau đây:
+ Trên cương vị ( ghi rõ tên: vị trí, chức danh của cán bộ biểu hiện ở sự luôn chủ động công việc và nêu cao tinh thần và trách nhiệm trong công tác điều tra, đấu tranh với những tiêu cực, nghiêm minh trong việc phân xử đồng thời khen thưởng, đúng người đúng tối, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
+ Khắc phục khó khăn hoàn tất những thành tích xuất sắc nhiệm vụ hay không.
+ Tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh đó, những xếp loại đảng viên hằng năm cũng được lấy làm tiêu chí đánh giá năng lực.
- Tóm tắt ưu khuyết điểm , mặt mạnh, yếu
Trong nội dung này, cán bộ sẽ tổng hợp những điểm nổi bật của 3 nội dung trên để đưa ra những khuyết điểm của mình, những mặt mạnh, mặt yếu từ mình.
- Phần kết luận chung trong mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ dựa trên một số tiêu chí như sau:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ: Đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất trình độ lực và uy tín của cán bộ trong tổ chức, cơ quan nhà nước.
+ Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao từ cấp trên hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Triển vọng và chiều hướng phát triển: Triển vọng phát triển tốt hay không trong quá trình đảm nhiệm vị trí, có bị nhở hay khiển trách gì không.
Việc được ra những tiêu chí ở cả hiện tại và tương lai, có vai trò quan trọng để lãnh đạo cơ quan tổ chức xem xét, cân nhắc bổ nhiệm cán bộ mới hay lên vị trí mới, cũng có thể là điều động, luân chuyển cán bộ sang mộ địa điểm khác có môi trường phù hợp tốt hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thậm chí, cấp trên cũng căn cứ vào mức độ thực hiện nêu không tốt và không có triển vọng thay đổi, sửa chữa... có thể ảnh uhworn
Cuối văn bản ở góc bên phải là nơi cho bí thư thay mặt ban thường vị ký và đóng dấu.
Tham khảo thêm: Mẫu phiếu đánh giá công chức đầy đủ nhất
3. Tải mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ chuẩn nhất, miễn phí ngay tại đây!
Hoạt động đánh giá nhận xét cán bộ là hoạt động thường xuyên nên mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ chuẩn nhất là tài liệu cần thiết mà cán bộ phải “dự trù”sẵn trong mọi trường hợp. Cán bạn có thể tham khảo và tải về ngay mẫu nhận xét đánh giá cán bộ trong các đường link sau đây nhé.
mau-danh-gia-phan-loai-can-bo.doc
mau-nhan-xet-danh-gia-can-bo.pdf
mau-danh-gia-phan-loai-cong-chuc.docx
Hi vọng rằng, mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ trên đây của topcvai.com sẽ thực sự hữu ích với bạn.
Tham gia bình luận ngay!