1. Bạn đã thật sự hiểu về mẫu thư mời phỏng vấn chưa?
Trong hành trình tìm kiếm và ứng tuyển việc làm của mình, hầu hết các ứng viên đều đang mong chờ một phản hồi tích cực đến từ phía của nhà tuyển dụng. Thư mời tuyển dụng chính là một trong những tín hiệu tốt đó. Vậy bạn có hiểu mẫu thư mời phỏng vấn là gì không?
Theo giới phân tích đánh giá chuyên môn từ phía nhà tuyển dụng thì mẫu thư mời phỏng vấn còn được gọi với tên tiếng Anh chuyên dụng đó là Interview Invitation Email. Đây chính là thư dùng trong công tác tuyển dụng, nó được gửi cho các ứng viên phù hợp, đáp ứng đủ tiêu chí tuyển dụng ban đầu sau vòng xét duyệt hồ sơ.
Mục đích chính của bức thư này chắc hẳn không còn bí ẩn nữa, nó được gửi cho ứng viên và mời họ đến tham gia cuộc phỏng vấn trực tiếp để quyết định xem có tuyển dụng hay không. Với các ứng viên mà nói thì đây cũng chính là một cơ hội tốt để bạn tỏa sáng, phát huy năng lực hơn nữa.
Trên thực tế khi nhận được thư mời phỏng vấn thì ứng viên có thể chấp nhận đi hoặc từ chối không đi. Đây là điều hiển nhiên và không thể bắt ép họ, bởi cũng có thể trong khoảng thời gian đó ứng viên nhận được nhiều thư mời khác nhau, họ cân nhắc và xem xét ưu tiên doanh nghiệp nào hơn. Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp cũng gặp phải khá nhiều đối thủ cạnh tranh đó nhé.
Như vậy với một vài thông tin khá ngắn gọn trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về mẫu thư mời phỏng vấn rồi đúng không nào? Tuy nhiên hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này để có thêm nhiều thông tin khác nhau về mẫu thư này nhé.
Xem thêm: Làm thế nào để trả lời thư mời phỏng vấn chuẩn xác nhất?
2. Cách viết mẫu thư mời phỏng vấn chuẩn hoàn hảo
Bạn có biết trong mẫu thư mời phỏng vấn này sẽ có những nội dung gì hay không? Hãy cùng khám phá nội dung bên trong bức thư này xem có gì nhé!
2.1. Tiêu đề thư mời phỏng vấn phải chuẩn
Cũng giống như các ứng viên khi gửi thư xin việc đến cho nhà tuyển dụng cần có một tiêu đề rõ ràng, chính xác và nổi bật thì giờ đây nhà tuyển dụng cũng phải chuẩn bị tiêu đề thư thật chính xác. Có rất nhiều những sai sót có thể xảy ra trong quá trình gửi thư như: Không có tiêu đề thư, tiêu đề thư không đúng với nội dung của bức thư,… tất cả những vấn đề này có thể khiến cho ứng viên đánh giá bạn là một nhà tuyển dụng không chuyên nghiệp, tác phong làm việc còn thua xa với họ hoặc với những người khó tính thì sẽ nghĩ rằng bạn đang không tôn trọng sự có mặt của họ. Đôi khi cũng chính cái sai sót nhỏ đó khiến cho nhà tuyển dụng mất đi một ứng viên tiềm năng.
Chính vì thế mà ngoài việc thể hiện tiêu đề của thư chính xác thì còn phải rõ ràng, thể hiện mong muốn của bạn là mời ứng viên đến tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp. Còn trong trường hợp mà không thể hiện rõ ràng thì có thể ứng viên cũng sẽ không chú ý đến.
2.2. Đừng quên gửi lời cảm ơn đến ứng viên
Trong mẫu thư mời phỏng vấn của bạn đừng quên gửi lời cảm ơn đến ứng viên của bạn nhé. Điều này có thể đối với một vài người là không thỏa đáng, thế nhưng bạn cần biết giữa bạn và ứng viên đang là mối quan hệ bình đẳng, bạn cần họ và có thể họ cũng cần bạn. Đặc biệt là khi đứng trước nhiều cạnh tranh của doanh nghiệp khác như vậy thì việc “săn đầu người” lại càng phải chuyên nghiệp và có quy mô hơn.
Thực chất lời cảm ơn trong thư mời phỏng vấn chỉ là thể hiện thái độ tôn trọng, bình đẳng, thể hiện môi trường làm việc năng động và hòa đồng. Một chi tiết khá nhỏ thôi nhưng nó sẽ khiến người nhận thoải mái hơn và dường như chính điều đó đã trở thành yếu tố bắt buộc có trong một email mời phỏng vấn.
2.3. Một vài thông tin cần xuất hiện trong thư
Ngoài những thông tin chính trên thì trong mẫu thư mời phỏng vấn của mình nhà tuyển dụng cần phải đảm bảo có cả các nội dung như:
+ Mục đích của buổi phỏng vấn
+ Thời gian và địa điểm cụ thể diễn ra buổi phỏng vấn đó (thông tin này cần phải cụ thể, chính xác. Ví dụ như: Thời gian diễn ra phỏng vấn 8h – 10h sáng ngày 2/2/2021 tại văn phòng tầng 1 Công ty cbcd, địa chỉ tại số 25 đường Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội). Khi cụ thể như vậy thì các ứng viên mới có thể tìm được địa chỉ và đến phỏng vấn đúng thời gian.
+ Cần phải có cả thông tin của người gửi thư mời phỏng vấn.
+ Cần phải có những thông tin liên quan của công ty bạn như: Fanpage facebook, website, trụ sở chính,…
+ Bên cạnh những thông tin đó thì cũng hãy cung cấp thêm cả thông tin liên lạc để tránh trường hợp ứng viên không thể tìm được địa chỉ đến công ty phỏng vấn nhé.
2.4. Cung cấp hình thức của cuộc phỏng vấn
Để tránh làm cho ứng viên bỡ ngỡ và hoang mang thì bạn có thể cung cấp về hình thức cuộc phỏng vấn đó như thế nào để họ chuẩn bị tâm lý và hồ sơ được tốt nhất. Hiện nay có khá nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau, có thể là phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, nhưng cũng có thể gián tiếp thông qua các phương tiện hỗ trợ,… tùy thuộc vào từng công ty, doanh nghiệp có hình thức khác nhau mà bạn đưa vào nội dung thư mời nhé.
3. Bí quyết giúp cho mẫu thư mời phỏng vấn khiến ứng viên không thể từ chối
Để gia tăng được tỉ lệ tham gia phỏng vấn của ứng viên thì mẫu thư mời phỏng vấn cũng cực kỳ quan trọng nhé. Ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài bí quyết để thư mời phỏng vấn thu hút được nhiều ứng viên nhất.
- Chiều lòng ứng viên hơn với thời gian phỏng vấn đa dạng, đừng cố gắng ép buộc họ phải tuân theo một thời gian cụ thể nào đó mà bạn đặt ra. Hãy đưa ra nhiều lựa chọn với các mốc thời gian như: Có thể đến vào khung giờ sáng từ 8 – 10h hoặc đến vào khung giờ chiều từ 14h – 16h. Điều này sẽ giúp cho ứng viên có thể tự sắp xếp về thời gian của mình sao cho phù hợp nhất và không để lỡ phỏng vấn.
- Trong khoảng 2 – 6 tiếng kể từ lúc gửi thư thành công bạn có thể gọi điện trực tiếp cho ứng viên của mình để thông báo cũng như nhắc nhở nhẹ họ rằng bạn đã gửi thư mời phỏng vấn rồi đó và hãy kiểm tra lại hòm thư của mình. Đây là một chi tiết khá nhỏ thế nhưng lại đem lại hiệu quả tốt cho chính nhà tuyển dụng đó.
- Trong mẫu thư mời phỏng vấn tuyệt đối không được quên, không viết sai họ tên ứng viên nhé. Điều này vừa thể hiện tôn trọng vừa thể hiện rằng bạn không gửi nhầm thư mời này cho họ.
- Sau khi vòng xét duyệt hồ sơ kết thúc, hãy nhanh chóng gửi thư mời này cho ứng viên và thông báo trên website, fanpage công ty (nếu có) rằng đã gửi thư mời phỏng vấn đến ứng viên để họ biết và kiểm tra email của mình.
4. Một vài lưu ý khi viết và gửi mẫu thư mời phỏng vấn
Để có một mẫu thư mời phỏng vấn hoàn hảo nhất và chuyên nghiệp nhất thì trong quá trình viết, gửi thư cho ứng viên bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Thứ nhất, rà soát lại các lỗi chính tả, lỗi trình bày trong thư xem đã ổn chưa, còn sai sót chỗ nào hay không. Nếu như muốn khẳng định tác phong làm việc chuyên nghiệp của mình thì tốt nhất đừng để ứng viên phát hiện ra các lỗi sai về chính tả nhé.
- Thứ hai, nếu như không tự tin thì có thể soạn thảo nội dung ra bản nháp trước sau đó mới đánh vào bản chính để tránh thiết sót không đáng có.
- Thứ ba, sử dụng ngôn ngữ, văn phong phù hợp, thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng ứng viên nhất có thể.
Ngoài ra nếu như bạn cảm thấy mình chưa thật sự tự tin trong việc soạn một mẫu thư mời phỏng vấn thì có thể tải, tham khảo các mẫu trên mạng. Hiện nay có rất nhiều trang web cung cấp miễn phí mẫu thư mời phỏng vấn này cho bạn. Tuy nhiên trong quá trình tải về sử dụng thì hãy lưu ý xem xét lại thật kỹ nội dung nhé. Đặc biệt để tránh mất thêm thời gian, bạn có thể tải trực tiếp tại các file tài liệu thư mời phỏng vấn sau:
Mẫu thư mời phỏng vấn cũng không quá khó để viết và trình bày đúng không nào, rất hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã giúp bạn tự chuẩn bị được một thư mời chính xác nhất để gửi đến ứng viên của mình.
Tham gia bình luận ngay!