Media Planner là gì? Tìm hiểu về vị trí quan trọng ngành truyền thông

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2022-10-11 11:30:14

Media Planner là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, là một trong những nghề vô cùng được ưa chuộng thời gian gần đây. Cùng topcvai.com tìm hiểu rõ hơn về Media Planner là gì và các thông tin hữu ích liên quan khác trong bài viết dưới đây.

1. Media Planner là gì

1.1. Khái niệm

Media Planner là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ một công việc trong lĩnh vực truyền thông. Media planner là người lập các kế hoạch truyền thông, lên bảng biểu chi tiết về khung thời gian truyền thông từng giai đoạn nhằm quảng bá sản phẩm và tiếp cận nhiều hơn với công chúng. Mục tiêu chính của media planner là tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị, tăng độ nhận diện với khách hàng và góp phần lan tỏa thương hiệu rộng rãi cho doanh nghiệp. 

Có thể hình dung media planner trong quy trình tiến hành chiến dịch quảng cáo như sau. Các nhà hoạch định truyền thông hoặc các nhà hoạch định thương hiệu Brand Planner/ Brand Strategy, những người làm trong các công ty quảng cáo agency sẽ sáng tạo ý tưởng cho các chiến dịch quảng cáo. Và để ý tưởng được thực hiện hóa cần có một kế hoạch chi tiết về từng giai đoạn cần triển khai những gì. Media Planner chính là người thực hiện những điều này.

Media Planner là gì
Media Planner là gì

1.2. Công việc của Media Planner gồm những gì

Công việc chính của một Media Planner tập trung trọng tâm vào việc sắp xếp, lên thời gian cụ thể các nội dung quảng cáo trên các kênh truyền thông khác nhau nhằm tăng độ nhận diện, tăng khả năng tiếp cận tới nhiều mục tiêu của khách hàng. Các kênh truyền thông thường được sử dụng như mạng xã hội, báo đài, TV, email,...

Các công việc cụ thể như sau:

- Người làm Media Planner sẽ nghiên cứu các thông tin về nội bộ doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu cho đến đối thủ cạnh tranh để xác định được thị trường thích hợp để truyền thông. Sau khi hoàn thành, planner sẽ xây dựng các ý tưởng nội dung chi tiết cho các chiến dịch truyền thông để quảng bá thương hiệu có hiệu quả nhất

- Xây dựng, lên kế hoạch gửi bản đề xuất công việc với khách hàng, trực tiếp đi gặp gỡ và đàm phán, thuyết phục khách hàng để tìm kiếm nhà thầu cho dự án của mình

- Từ các ý tưởng đã được lập sẵn, media planner phải tìm hiểu và phát triển thêm idea, concept, key visual, content direction chi tiết để lập các kế hoạch truyền thông cho các nhãn hàng

Công việc của Media Planner
Công việc của Media Planner

Bên cạnh các kế hoạch truyền thông chính nhiều khi media planner phải lập thêm một vài các kế hoạch truyền thông bên lề để tăng độ nhận diện, tiếp cận thêm nhiều người hơn để phục vụ cho tương tác của truyền thông chính.

- Cần phải luôn phối hợp chặt chẽ với khách hàng. Bởi lẽ yếu tố tiên quyết giúp bạn có thể thực hiện hóa các kế hoạch đó chính là sự đồng ý của khách hàng. Bạn phải hiểu được khách hàng cần gì, mong muốn điều gì và mục tiêu của họ như thế nào thì mới có thể tìm được kênh truyền thông phù hợp nhất

- Theo dõi hiệu suất của quảng cáo sau khi chiến dịch được thực hiện, phân tích, đánh giá và đưa ra đề xuất cải thiện cho từng chiến dịch, từng giai đoạn trong chiến dịch để báo cáo cho khách hàng biết liệu khi bỏ ra rất nhiều tiền như vậy có nhận lại được lợi ích gì hay không

- Phối hợp cùng với các bộ phận khác như team Creative (Content và Design), team Ads, Account Manager, các đối tác KOL, Agency… để hoàn thành công việc một cách chỉn chu nhất.

- Một công việc nữa không mong muốn xảy ra đó là xử lý khủng hoảng truyền thông. Đây cũng là một trong những công việc khó nhằn rất áp lực mà bất cứ người làm truyền thông nào cũng không mong muốn đối diện.

Yêu cầu của một Media Planner
Yêu cầu của một Media Planner

2. Làm Media Planner cần đáp ứng những yêu cầu gì

Media Planner là một công việc có tính sáng tạo và nắm bắt xu hướng rất cao, vì vậy người làm Media Planner phải đáp ứng khá nhiều các yêu cầu về mặt kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc này.

2.1. Kiến thức chuyên môn

2.1.1. Kiến thức Marketing

Những kiến thức về Marketing là một yêu cầu bắt buộc đối với một người làm Media Planner cụ thể là Marketing lĩnh vực quảng cáo. Vị trí này sử dụng rất nhiều kiến thức về marketing vì vậy trong các kỳ tuyển dụng các doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp các chuyên ngành về lĩnh vực này vì khi đó ứng viên đã có các kiến thức cơ bản vững chắc về công việc truyền thông này.

Nếu bạn không phải sinh viên của các ngành liên quan đến marketing thì cũng đừng lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể đi học các khóa học, các khóa đào tạo khác bên ngoài miễn là bạn có thể tích lũy được nền kiến thức vững chắc. Vì vậy làm trái ngành là hoàn toàn có thể.

Tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn
Tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn

2.1.2. Kiến thức về truyền thông

Bên cạnh kiến thức marketing thì kiến thức về truyền thông cũng không thể thiếu. Đầu tiên là kiến thức về truyền thông giải trí. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn nắm bắt mọi thông tin diễn ra xung quanh các kênh truyền thông để biết được khán giả thường xuyên xem các chương trình ở kênh nào, họ yêu thích các chương trình như thế nào để có thể lên kế hoạch phát triển cho phù hợp.

Tiếp đó là kiến thức về truyền thông trực tuyến. Bởi lẽ xã hội luôn không ngừng phát triển, cách mọi người tiếp cận thông tin hiện nay khác xa rất nhiều so với trước đây. Bởi vậy media planner cũng phải tìm hiểu thật kỹ về các nền tảng khác nhau để đa dạng hóa các kênh truyền thông mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.2. Các kỹ năng mềm

2.2.1. Kỹ năng nghiên cứu thị trường và sáng tạo nội dung

Người làm media planner phải đi rất nhiều nơi khảo sát thực tế để nghiên cứu thị trường trên nhiều lĩnh vực khác nhau, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng thì mới có thể phát triển chiến dịch quảng cáo hiệu quả được. Họ phải đặt tâm thế của mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được nếu mình ở cương vị khách hàng thì mình sẽ cần điều gì, mong muốn điều gì và không thích điều gì.

Các kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm

Hơn thế nữa, media planner phải biết sáng tạo hóa các ý tưởng có sẵn. Nghề này  luôn luôn biến động theo thị trường vì vậy đòi hỏi phải luôn luôn làm mới. Làm mới ở đây không chỉ là cái chưa từng có mà còn là làm mới từ những điều đã cũ. Cấm kị việc sao chép, ăn cắp ý tưởng của bên khác để tránh dẫn đến khủng hoảng truyền thông.

2.2.2. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Media Planner phải trình bày kế hoạch truyền thông trước mọi người để thuyết phục khách hàng lựa chọn kế hoạch truyền thông của mình. Cho dù ý tưởng của bạn có hay có sáng tạo đến đâu đi chăng nữa nhưng bạn không thể trình bày rõ ràng thì cũng sẽ không giành được sự tin tưởng của khách hàng.

Khả năng đàm phán hay kỹ năng pitching cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn biết cách trình bày idea một cách trực quan nhất. Sử dụng trình chiếu Powerpoint bắt mắt, chuyên nghiệp, hệ thống thông tin ngắn gọn, xúc tích để khách hàng dễ hình dung ra kế hoạch nhất và tin tưởng lựa chọn. 

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Ngoài những kỹ năng trên, người làm media planner cũng cần nhiều kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp với nhiều bộ phận khác, thành thạo sử dụng tin học máy tính phục vụ tốt nhất cho công việc. Biết ngoại ngữ là không bắt buộc nhưng nếu có sẽ là một lợi thế rất lớn để bạn có thể tham khảo thông tin từ nước ngoài hoặc làm việc với đối tác quốc tế.

Bài viết trên topcvai.com đã tổng hợp cho bạn các thông tin hữu ích về media planner là gì. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc quan trọng ngành truyền thông này để đề ra những định hướng cho tương lai của bản thân.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: