1. Mô tả công việc account manager cụ thể, chi tiết
Nhắc đến account manager là người ta thường nghĩ ngay đến những hình ảnh năng động, thông minh nhưng không kém vẻ quyền lực khi làm việc với khách hàng và các bộ phận hỗ trợ khác. Đây chính là người sẽ quyết định việc mở rộng và duy trì các mối quan hệ khách hàng, gián tiếp tạo ra nguồn doanh thu từ khách hàng cho nhân viên kinh doanh. Cụ thể từng nhiệm vụ của account manager trong doanh nghiệp như sau:
1.1. Mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp
Bản chất công việc của account manager chính là xoay quanh khách hàng cho nên nhiệm vụ đầu tiên của người làm công việc này cũng chính là tìm kiếm và mở rộng nguồn khách hàng cho doanh nghiệp mình. Khách hàng ở đây mà các account manager cần tiếp cận đó chính là những khách hàng mới, những người có tiềm năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả khách hàng mua lẻ lẫn khách hàng doanh nghiệp, đối tượng sẽ hợp tác gắn bó, tạo ra lợi ích đầu tư và lợi nhuận trong mỗi chiến dịch kinh doanh. Việc tìm kiếm này của account manager bắt buộc với đồng thời kết hợp với nghiên cứu chuyên sâu và phân tích về thói quen lẫn nhu cầu sử dụng dịch vụ/sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.2. Đàm phán và giải quyết các vấn đề về hợp đồng của khách hàng
Nếu như nhân viên kinh doanh thực hiện việc bán hàng và chốt sale thì các hợp đồng khách hàng sẽ được đưa đến account manager để trực tiếp quản lý. Từ việc xây dựng các bản hợp đồng theo quy định của doanh nghiệp, pháp lý cho đến các công việc về xử lý hồ sơ khách hàng, hợp đồng, account manager phải đảm bảo không xảy ra một sai sót nào. Ngoài ta với những hợp đồng lớn với khách hàng là đối tác, họ cũng là người trực tiếp đứng ra gặp mặt và đàm phán với khách hàng, nhằm mục đích lôi kéo, tạo ra lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp mình và ký kết hợp đồng thành công. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có vấn đề phát sinh, account manager phải thực hiện giải quyết, ngăn ngừa các tình huống xấu nhất xảy ra.
1.3. Thực hiện các dự án, sự kiện dành cho khách hàng
Nhiệm vụ tiếp theo của các account manager đó chính là thực hiện các dự án, sự kiện, chương trình dành cho khách hàng. Mục đích của các sự kiện này đó là khơi gợi, lôi kéo khách hàng mới cho doanh nghiệp và tri ân khách hàng cũ, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Cho nên account manager chính là người lên ý tưởng và xây dựng chính cho các chương trình này. Trong quá trình làm việc, họ sẽ phối hợp cùng với các bộ phận khác liên quan như bộ phận truyền thông nội bộ, bộ phận media, bộ phận marketing, bộ phận kỹ thuật, … để chương trình được diễn ra hoàn hảo nhất. Đồng thời account manager cũng là người phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đối tượng cụ thể từ khâu chuẩn bị, bố trí, tiếp đón và kịch bản chương trình.
1.4. Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới thì account manager cũng có nhiệm vụ thiết lập và củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ của mình. Cụ thể, họ sẽ thực hiện các chiến lược chăm sóc khách hàng, trò chuyện với khách, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, và nhiều cách thức khác để có thể giữ vững và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Các hình thức gửi tặng quà, gửi lời chúc vào ngày lễ, ngày đặc biệt chính là một trong các thao tác để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ này của Account manager. Một account manager có thể không trực tiếp làm nhiệm vụ này nhưng gián tiếp thông qua các kế hoạch xây dựng và giao phó cho các account cấp dưới. Chính vì vậy, họ còn kiêm thêm nhiệm vụ quản lý và theo sát sao nhân viên thực hiện các phân công nhỏ lẻ này.
Tham khảo: mẫu cv marketing mới nhất!
1.5. Hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing
Cuối cùng không thể thiếu khi nói đến mô tả công việc account manager đó chính là hỗ trợ xây dựng các chiến lược marketing. Account manager chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp cho nên để việc tiếp thị hay quảng cáo hiệu quả rõ ràng không thể thiếu sự giúp sức của đội ngũ này. Họ có khả năng phân tích nhu cầu khách hàng để đưa ra những dự báo cho những xu hướng phát triển thị trường. Thông qua đó, đội ngũ làm marketing có thể nắm bắt tình hình và xây dựng một chiến lược hiệu quả nhất, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, thúc đẩy branding doanh nghiệp. Đây là một điều cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp để có được chỗ đứng của mình trên thương trường khắc nghiệt và cạnh tranh cao như hiện nay.
Các bạn có thể tham khảo một bản mô tả công việc account manager cụ thể của một doanh nghiệp dưới đây!
Mô tả công việc Account manager.doc
2. Yêu cầu khi tuyển dụng vị trí account manager
Như đã nói, account manager luôn là một vị trí mơ ước của những người quyết tâm theo đuổi nghề account, cho nên cũng là điều dễ hiểu khi mà vị trí này có khá nhiều tiêu chí tuyển dụng. Đặc biệt với yêu cầu về kỹ năng thì bên cạnh kỹ năng chuyên môn được vạch ra cụ thể, chi tiết thì kỹ năng quản lý cũng cần có đối với vị trí account manager. Cùng với đó là những kinh nghiệm lâu năm trong nghề cũng là một điều kiện để áp dụng cho ứng viên ứng tuyển vị trí này. Đây chính là ranh giới để phân biệt hoàn toàn khi tuyển dụng account executive và account manager. Chi tiết sẽ là:
Ứng viên có bằng Cử nhân Đại học trở lên của các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành liên quan khác thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà ứng viên đang ứng tuyển
Ứng viên đã có kinh nghiệm làm nghề account được 2 - 3 năm, với một số doanh nghiệp lớn hơn họ cũng có thể yêu cầu ứng viên của mình phải có 1 năm kinh nghiệm ở một vị trí quản lý tương đương với account manager.
Ứng viên sở hữu những kỹ năng thuần thục phục vụ cho công việc account như:
- Kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, có thể sử dụng thêm tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác
- Kỹ năng thương lượng, đàm phán chuyên nghiệp, bài bản, khả năng thuyết phục tốt
- Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian, phân bố công việc hợp lý, hiệu quả
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích tâm lý, hành vi khách hàng
- Có vốn kiến thức nền cơ bản, chắc về marketing, sự kiện, truyền thông, quảng cáo, thương hiệu
- Có mối quan hệ tốt với nhiều đơn vị truyền thông, tài chính, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước
- Kỹ năng quản lý nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể
- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu suất
- Kỹ năng lãnh đạo và điều phối nhiệm vụ đúng theo thực lực của nhân viên
Bên cạnh đó thì ứng viên cũng cần phải có những phẩm chất đặc trưng của một người làm công tác lãnh đạo và mang bộ mặt của cả doanh nghiệp khi làm việc với khách. Chẳng hạn như: tác phong nhanh nhẹn, nhạy bén, chủ động trong công việc, chịu được áp lực công việc tốt và thời gian đi công tác với tần suất cao, chỉn chu trong từng đầu việc và luôn sát sao với mọi trách nhiệm mà mình được giao phó.
Xem thêm: CV trưởng phòng kinh doanh
3. Mức lương và quyền lợi của account manager hiện nay
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, vị trí account manager thường có ở những tập đoàn lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài cho nên mức lương của vị trí này có thể nói là khá cao. Nó tương đương với trách nhiệm với những yêu cầu cao trong công việc của một người làm account manager. Một account manager tại một tập đoàn lớn ở Việt Nam hiện nay có thể được trả mức lương lên đến 20 triệu đồng. Trung bình trên thị trường, con số thu nhập này có thể rơi vào là 15 cho đến 17 triệu đồng. Bên cạnh đó thì mức lương của account manager còn được cộng thêm hoa hồng từ những hợp đồng lớn của khách hàng hoặc những phần thưởng “nóng” kếch xù từ những dự án, kế hoạch thành công.
Đi kèm với một mức lương cao đó chính là những chế độ đãi ngộ và quyền lợi dành riêng cho những người nắm giữ vị trí này. Ngoài những quyền lợi chung của doanh nghiệp theo quy định của luật lao động thì account manager còn được hưởng những đặc quyền riêng khác, như:
- Được bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ định kỳ miễn phí
- Có lộ trình thăng tiến rõ ràng, có thể tăng lên cấp bậc account director
- Được mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tượng có chỗ đứng trong xã hội
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cởi mở, cho phép sự phát triển năng lực cá nhân
- Được hỗ trợ các nguồn công tác phí, hỗ trợ phương tiện di chuyển, laptop làm việc trong thời gian đương nhiệm
- Được đề xuất tăng lương theo hiệu suất làm việc và thời gian gắn bó
- Và còn rất nhiều những quyền lợi mà người làm account manager có thể được hưởng khi làm việc ở từng doanh nghiệp khác nhau.
Gợi ý: việc làm marketing
4. Bí quyết để tìm việc account manager nhanh chóng
So với nhiều việc làm khác thì account manager không dễ để tìm kiếm và ứng tuyển. Vì vậy các bạn cần bỏ túi cho mình một công cụ và phương pháp tìm việc hiệu quả nhất. Ngoài việc theo dõi và chờ đợi các đợt tuyển dụng từ các doanh nghiệp lớn thì các bạn có thể chủ động hơn bằng cách tìm kiếm ngay những tin tuyển dụng account manager hấp dẫn nhất tại topcvai.com. Đây là một website hàng đầu về tuyển dụng online và đã giúp cho hàng triệu ứng viên trên cả nước có được việc làm ưng ý.
Cách thức vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần truy cập ngay vào địa chỉ đường link topcvai.com bằng mọi thiết bị có kết nối internet. Tại trang chủ, các bạn sẽ thấy một ô tìm kiếm việc làm, tại đây nhập việc làm “Account manager” cùng với tỉnh thành mà bạn muốn làm việc. Ngay lập tức các kết quả là tin tuyển dụng vị trí này sẽ hiện ra trước mặt bạn. Mỗi tin tuyển dụng cũng sẽ kèm theo mô tả công việc account manager đầy đủ đồng thời là địa chỉ doanh nghiệp uy tín đó.
Các bạn có thể dựa vào những thông tin này để tìm kiếm về doanh nghiệp, về công việc cũng như cách thức để ứng tuyển việc làm được thành công. Ngoài ra, topcvai.com cũng sẽ gợi ý cho bạn các việc làm hấp dẫn nhất trong cùng ngành nghề account, dựa theo trình độ, kinh nghiệm mà bạn sở hữu. Nhờ vậy mà bạn có thêm nhiều lựa chọn cũng như tiết kiệm thời gian tìm kiếm việc làm cho mình.
Trên đây là toàn bộ bản mô tả công việc account manager đầy đủ nhất. Hy vọng rằng đây sẽ là đề cương hữu ích cho các bạn ứng viên đang quan tâm vị trí này, từ đó có một sự chuẩn bị tốt nhất cho đợt ứng tuyển của mình!
Tham gia bình luận ngay!