1. Giới thiệu về ngành Digital Marketing
Trong bối cảnh công nghệ số lên ngôi, Digital Marketing được ví như một thứ vũ khí lợi hại giúp doanh nghiệp “thắng thế” trong cuộc chiến thu hút khách hàng đồng thời nâng cao vị thế thương hiệu. Làm tốt mảng Digital Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng phù hợp, đo lường kết quả trong thời gian thực tế mà không phải mất quá nhiều thời gian hay chi phí. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng Digital Marketing hiện nay đang trở thành xu hướng, dễ thấy điều nay khi bạn truy cập vào các trang web tuyển dụng tìm kiếm từ khóa “Digital Marketing”, các con số hiện ra sẽ khiến bạn hoàn toàn choáng ngợp.
Giải thích qua về khái niệm Digital Marketing, đây là một thuật ngữ chỉ tất cả những hình thức tiếp thị số, và lẽ dĩ nhiên phạm vi của Digital Marketing là vô cùng rộng. Nếu bạn theo học ngành Digital Marketing, bạn có thể lựa chọn làm nhiều công việc đa dạng, bạn có thể trở thành một SEO-er tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm, chuyên viên thiết kế website, hay một nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng xã hội. Cơ hội việc làm rộng mở, lại sở hữu mức thu nhập ổn định hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác, dễ hiểu vì sao những năm gần đây, Digital Marketing luôn giữ vững độ HOT và thu hút được rất nhiều ứng viên tham gia.
Bật mí: Những CV marketing thu hút nhà tuyển dụng
2. Bản mô tả công việc Digital Marketing chi tiết
Bạn đang có định hướng muốn theo đuổi ngành Digital Marketing? Bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng bạn cần thực hiện đó là tìm hiểu thật kỹ bạn mô tả công việc Digital Marketing. Vậy nhân viên Digital Marketing cần thực hiện những kỹ năng và nhiệm vụ như thế nào?
Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản của nhân viên Digital Marketing bạn có thể tham khảo:
2.1. Xây dựng các chiến lược marketing trên các kênh truyền thông
Nhân viên Digital Marketing cần phải biết cách hoạch định và xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả trên các kênh truyền thông như facebook, google, zalo,...
2.2. Thực hiện chiến dịch quảng cáo trên các kênh online
Nhân viên Digital Marketing cần phải lên kế hoạch và thực hiện chạy các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông khác nhau, để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty.
2.3. Tối ưu hóa thứ hạng Website trên công cụ tìm kiếm
Tối ưu hóa thứ hạng website hay còn được gọi là SEO web là một thuật ngữ vô cùng phổ biến của ngành Marketing nói chung và Digita Marketing nói riêng. Hai sản phẩm có cùng mức giá bán và chất lượng gần như tương đương, tại sao lại có sự chênh lệch lớn về mặt doanh thu? Câu trả lời nằm ở bài toán tối ưu thứ hạng Website, khi một doanh nghiệp thực hiện các thao tác SEO web tốt, bài viết của họ lên Top Google và lẽ dĩ nhiên sẽ thu hút được nhiều lượt khách hàng truy cập hơn. Những kết quả hiện ra đầu tiên bao giờ cũng sẽ là những kết quả đáng tin cậy nhất, và tâm lí chung của đa số khách hàng hiện nay cũng vậy.
Seo website chưa bao giờ là dễ dàng bởi Google sẽ thường xuyên thay đổi các thuật toán, để có thể tối ưu thứ hạng cũng như tăng lượt traffic cho website, nhân viên Digital Marketing cần phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là một số công việc cụ thể cần thực hiện trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ tối ưu thứ hạng hóa Website:
Nghiên cứu, phân tích sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, xử lý data về khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Tiến hành xây dựng chiến lược SEO dựa trên những thông tin hay dữ liệu đã thu thập được
Xây dựng bộ từ khóa tổng thể cho SEO
Hợp tác cùng phòng kỹ thuật để cải thiện Website
Quản lý nội dung để đảm bảo content của website chuẩn SEO
2.4. Phát triển các nền tảng Marketing mới cho hoạt động kinh doanh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà nhân viên Digital Marketing cần thực hiện đó là phát triển các nền tảng Marketing mới. Hiện nay, hầu hết tất cả các doanh nghiệp có xu hướng vận dụng nền tảng số trong việc thực hiện các hoạt động liên quan trong hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi người nhân viên Digital Marketing phải đáp ứng đầy đủ những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường, phân khúc thị trường trọng tâm, phân tích đối thủ… Dưới đây là một số công việc cụ thể trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ phát triển nền tảng Marketing bạn có thể tham khảo:
Tiến hành thu thập và tổng hợp các dữ liệu cần thiết như: Thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh…
Xác định thị trường mục tiêu
Xây dựng chiến lược Marketing sơ bộ
Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới
Đề xuất mức giá bán
Xây dựng các kế hoạch truyền thông
2.5. Xây dựng nội dung cho Website
Website không chỉ là phương pháp để tăng cường, quảng bá hình ảnh của sản phẩm, doanh nghiệp trên Internet mà quan trọng hơn cả, đây còn là một kênh bán hàng hiệu quả của chính doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm trên Google. Ở nhiệm vụ thiết kế và hệ thống hóa giao dịch Website, nhân viên Digital Marketing sẽ cần phối hợp với bộ phận thiết kế, cụ thể tham mưu và đề xuất các phương án thiết kế giao diện cho website đồng thời nâng cao chất lượng website.
Ngoài phần giao diện phải đảm bảo bắt mắt, thu hút, giá trị cốt lõi của web lại là phần nội dung. “Content is king” (Nội dung là vua), thật vậy, nhân viên Digital Marketing cần phải đảm bảo xây dựng được hệ thống nội dung chất lượng và phù hợp với khách hàng. Dưới đây là những nội dung mà một website kinh doanh chuẩn-chỉnh cần phải có:
- Nội dung hướng dẫn, dạng how-to
- Nội dung giới thiệu đặc điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ
- Nội dung chia sẻ kinh nghiệm
- Nội dung dạng top list
- Nội dung đánh giá/trải nghiệm của khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
2.6. Thực hiện các hoạt động truyền thông tiếp thị, quảng cáo
Truyền thông tiếp thị là một phần cơ bản trong các hoạt động Digital Marketing hiện nay. Nói một cách đơn giản, truyền thông marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm mục đích thiết lập, duy trì truyền thông để có thể xây dựng niềm tin với khách hàng. Một nhân viên Digital Marketing đảm nhiện vai trò thực hiện các hoạt động truyền thông tiếp thị có trách nhiệm phải thực hiện những công việc sau:
Xây dựng các kế hoạch truyền thông thương hiệu sơ bộ
Thực hiện các nội dung truyền thông bao gồm xác định kênh phân phối, phân bổ tần suất các thông điệp
Đề xuất các ý tưởng về thông điệp mới cũng như các kênh truyền thông hiện đại
Quản trị kênh truyền thông theo chỉ đạo của ban giám đốc
Thực hiện kế hoạch khai thác kinh doanh trên kênh quảng cáo
2.7. Báo cáo về hiệu quả của các chiến dịch Marketing
Chiến dịch Marketing mà bạn thực hiện có hiệu quả hay không? Kết quả cụ thể của việc tối ưu thứ hạng trang web là gì? Với nhiệm vụ này, người nhân viên Marketing cần phải tiến hành tổng hợp và phân tích xử lý các dữ liệu để có thể nộp báo cáo hoàn chỉnh nhất cho ban giám đốc.
Các thông tin quan trọng cần có trong bản đánh giá và đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing đa kênh bao gồm:
- Mức độ nhận diện thương hiệu
- Tỉ lệ chuyển đổi của độc giả
- Mức độ tương tác cụ thể với khách hàng
- Traffic của website
- Số lượng đơn hàng cụ thể
- Số khách hàng truy cập lần đầu, số khách hàng quay lại website
- Tỉ lệ chuyển đổi từ lead thành khách hàng
Tải bản mô tả công việc nhân viên Digital Marketing chi tiết nhất tại đây!
Mô tả công việc nhân viên Digital Marketing.docx
3. Một số công việc khác nhân viên Digital Marketing cần thực hiện
Ngoài những nhiệm vụ cơ bản được kể trên, trong quá trình làm việc, nhân viên Digital Marketing cũng cần phải đảm bảo hoàn thành một số công việc dưới đây:
Tìm kiếm nguồn khách hàng qua các nguồn dữ liệu như: Mạng xã hội, khảo sát trực tiếp, email, điện thoại.
Đề xuất các kế hoạch marketing cụ thể
Thực hiện các chương trình, hoạt động để cải thiện hiệu suất của các chiến dịch Marketing
Phối hợp với các bộ phận khác để phát triển các hoạt động tiếp thị
Thu thập dữ liệu và phân tích hiệu suất của các chiến dịch
Hỗ trợ bộ phận thiết kế website
Thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức sự kiện
Thực hiện công việc theo chỉ thị từ ban giám đốc
4. Một số kỹ năng cần có của vị trí nhân viên Digital Marketing
Có thể nói, hiện nay tất cả các công ty đều tập trung rất nhiều chi phí vào kênh Marketing Online, thậm chí nhiều công ty tách hẳn nhân sự để làm về lĩnh vực Digital Marketing. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, Digital Marketing hiện nay đang từng bước trở thành một xu hướng nghề nghiệp tất yếu. Để trở thành một nhân viên Digital Marketing, ngoài kiến thức chuyên môn là điều kiện tiên quyết, ứng viên còn phải đảm bảo được những kỹ năng cần thiết cho vị trí này.
Thông qua những kỹ năng dưới đây, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đi tìm kiếm chân dung của một nhân viên Digital Marketing giỏi:
- Kỹ năng viết bài chuẩn SEO trên website, facebook, instagram
- Kỹ năng viết kịch bản sử dụng các nền tảng và ứng dụng để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video
- Kỹ năng tạo hệ thống tiếp thị tự động để có thể ứng phó trước mọi loại rủi ro
- Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích và hỗ trợ SEO như Google Analytics, Moz Local Listing Score, SEO Web Page Analyzer…
- Kỹ năng về virual – kỹ năng truyền tải thông tin đến công chúng và người tiêu dùng, giúp khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của bạn một cách nhanh chóng hơn đồng thời làm tăng độ tương tác đối với khách hàng.
- Hiểu biết cơ bản về hệ thống mã hóa web và quản lý nội dung (CMS).
- Nắm vững các kỹ năng chạy quảng cáo trên trang mạng xã hội, kéo lượt traffic cho các phương tiện nền tảng
- Tư duy nhạy bén, sáng tạo, có khả năng lên các ý tưởng phong phú cho các chiến dịch Digital Marketing
- Ngoài ra, nhân viên Digital Marketing còn cần có một số kỹ năng mềm cần thiết khác như là giao tiếp – thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc nhóm, xử lý vấn đề, chịu được áp lực công việc,...
Hi vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc tất cả những thông tin cần thiết về bản mô tả công việc digital marketing. Đừng quên theo dõi và cập nhật topcvai.com mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin thú vị mới nhất về tuyển dụng và việc làm bạn nhé.
Tham gia bình luận ngay!