Mô tả công việc Giám sát kinh doanh xịn xò vô cùng hấp dẫn

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2020-08-28 16:00:38

Mô tả công việc giám sát kinh doanh mang đến cho những ai đang có nhu cầu tìm việc tại vị trí giám sát kinh doanh có thể biết được những công việc, nhiệm vụ cụ thể của vị trí này ra sao. Cùng topcvai.com tìm hiểu về bản mô tả công việc giám sát kinh doanh thật chi tiết dưới đây.

Tìm hiểu ngay bản Mô tả công việc Giám sát kinh doanh đạt tiêu chuẩn
Tìm hiểu ngay bản Mô tả công việc Giám sát kinh doanh đạt tiêu chuẩn

Mô tả công việc giám sát kinh doanh mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho những ai đang có ý định tìm việc làm và thử sức mình tại vị trí này có thể dựa vào đó mà biết được những công việc mình cần phải làm là gì.

Nội dung bài viết này sẽ trình bày đầy đủ và chi tiết nhất về bản mô tả công việc giám sát kinh doanh giúp bạn tự tin hơn khi ứng tuyển tại bất kỳ doanh nghiệp nào.

I. Mô tả công việc Giám sát kinh doanh  

Trong bản Mô tả công việc giám sát kinh doanh được trình bày ngay sau đây sẽ là các công việc cụ thể mà những ai đảm nhiệm vị trí này cần làm, tùy vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà giám sát kinh doanh có thể làm nhiều đầu việc khác nhau cũng như là cách thức thực hiện công việc có phần khác biệt.

Tuy nhiên thì họ vẫn thực hiện các công việc có điểm chung và nhiệm vụ của họ là hoàn thành tốt công việc đó, đảm bảo mang đến những hiệu quả thiết thực trong công việc.

Mô tả công việc Giám sát kinh doanh
Mô tả công việc Giám sát kinh doanh  

1.1. Giám sát kinh doanh thực hiện công tác quản lý nhân viên kinh doanh

Làm việc ở vị trí giám sát, các giám sát kinh doanh sẽ phải đảm nhận các công tác quản lý nhân viên trong vộ phận của mình về kế hoạch công việc, tiến trình làm việc của từng nhân viên thuộc quyền quản lý. Các giám sát kinh doanh sẽ đôn đốc công việc trong quá trình làm việc để tất cả các nhân viên trong bộ phận kinh doanh thuộc quyền quản lý của giám sát kinh doanh thực hiện và hoàn thành tốt công việc của mình.

Giám sát kinh doanh sẽ nghiên cứu chiến lược kinh doanh, sau đó lên kế hoạch để phân công công việc cho từng nhân viên trong bộ phận của mình. Dựa vào tình hình phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn thì các giám sát kinh doanh sẽ đưa ra những kế hoạch kinh doanh chi tiết và hết sức cụ thể.

Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Giám sát kinh doanh thực hiện công tác quản lý nhân viên kinh doanh
Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Giám sát kinh doanh thực hiện công tác quản lý nhân viên kinh doanh

1.2. Giám sát kinh doanh theo sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là chủ yếu và mục tiêu của các hoạt động này chính là tạo ra được doanh số hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Do đó, các giám sát kinh doanh cần phải quan sát thật kỹ từng hoạt động bán hàng của mỗi nhân viên trong quá trình họ đi bán hàng tại các địa điểm, khu vực được phân công.

Các vấn đề cần phải chú ý đó là tình hình trừng bày sản phẩm tại các cửa hàng, hoạt động sắp xếp hàng hóa trên kệ tại các điểm bán hàng, tình hình giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng của mỗi nhân viên kinh doanh...

Tất cả những vấn đề này cần phải nằm trong tầm kiểm soát của giám sát kinh doanh. Do đó, khi bạn ở cương vị của người giám sát kinh doanh thì bạn cần phải có kế hoạch để định hướng chiến lược bán hàng sao cho tốt, đồng thời phải có tiếng nói đốin với nhân viên trong bộ phận kinh doanh, áp doanh số đối với từng người để tạo ra mục tiêu phấn đấu cho họ.

Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Giám sát kinh doanh theo sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Giám sát kinh doanh theo sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp

1.3. Thực hiện báo cáo kinh doanh lên cấp trên

Ngoài những công việc được nêu ở trên thì giám sát kinh doanh còn phải tiến hành viết các báo cáo doanh số tổng hợp của toàn bộ nhân viên kinh doanh trong bộ phận kinh doanh. Các giám sát kinh soanh sẽ xem xét từng báo cáo của nhân viên kinh doanh để thống kê lại hiệu quả làm việc của từng người, từ đó rút ra được hiệu quả làm việc của cả bộ phận theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

Thông qua việc thống kê lại các kết quả đã đạt được, giám sát kinh doanh cần phải nhìn vào những điểm yếu để lên phương án khắc phục để cải thiện các vấn đề xấu còn tồn tại khiến cho công việc kinh doanh chững lại hoặc chưa thực sự phát triển.

Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Thực hiện báo cáo kinh doanh lên cấp trên
Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Thực hiện báo cáo kinh doanh lên cấp trên

Một só vấn đề cần phải nêu bật trong báo cáo kinh doanh mà các giám sát kinh doanh cần phải đảm bảo như:

- Thị trường mục tiêu đã tiêu thụ và sử dụng sản phẩm đó ở mức độ nào?

- Nhu cầu của khách hàng đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp cung cấp cao hay thấp?

- Thái độ làm việc của nhân viên kinh doanh trong thời gian nhất định.

- ...

Sau đó sẽ tổng hợp lại trong báo cáo kinh doanh để nêu bật lên các vấn đề đã đạt và chưa đạt lên cấp trên, đề xuất các phương án và giải pháp hiệu quả để được phê duyệt và áp dụng trong công việc làm ăn kinh doanh của bộ phận kinh doanh nói riêng và toàn thể doanh nghiệp nói chung.

1.4. Tiến hành giải quyết các khiếu nại đến từ phía khách hàng

Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Tiến hành giải quyết các khiếu nại đến từ phía khách hàng
Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Tiến hành giải quyết các khiếu nại đến từ phía khách hàng

Trong công việc kinh doanh, chắc chắn không thể tránh khỏi những phàn nàn, những khiếu nại đến từ khách hàng. Do đó, người giám sát kinh doanh sẽ là người trực tiếp giải quyết các vấn đề này. Do đó khi có bất kỳ khiếu nại nào đến từ khách hàng hay các đối tác lớn nhỏ thì giám sát kinh doanh sẽ phải tìm hiểu thật kỹ vấn đề mà họ khiếu nại, tìm ra nguyên nhân và làm việc với khách hàng.

Tiến hành giải quyết vấn đề dựa vào những phương án giải quyết mang đến lợi ích cho cả đôi bên vừa đảm bảo khách hàng hài lòng vừa đảm bảo không mất đi uy tín của doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề tuy không đơn giản nhưng cũng sẽ khẳng định được năng lực của giám sát kinh doanh thông qua việc họ giải quyết khiếu nại và các vấn đề phát sinh như thế nào?

Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Trực tiếp làm việc với khách hàng
Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Trực tiếp làm việc với khách hàng

Một số biện pháp giải quyết mà các giám sát kinh doanh có thể áp dụng như:

- Xem xét vấn đề sản phẩm mà khách hàng khiếu nại, nếu có lỗi đến từ phía doanh nghiệp thì giám sát kinh doanh sẽ là người đưa ra quyết định đổi hàng cho khách, kèm theo là lời xin lỗi chân thành đến khách hàng.

- Luôn đối diện với khách hàng bằng thái độ lịch sự và nhận sai về mình, đồng thời sẽ hứa hẹn với khách hàng về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, không để các tình trạng tương tự khác xảy ra.

1.5. Giám sát kinh doanh thực hiện các công việc chuyên môn khác

Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Giám sát kinh doanh thực hiện các công việc chuyên môn khác
Mô tả công việc giám sát kinh doanh - Giám sát kinh doanh thực hiện các công việc chuyên môn khác

Không chỉ thực hiện những công việc được nêu trên đây, các giám sát kinh doanh còn kiêm nhiều nhiệm vụ khác:

- Trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu những nhu cầu thiết thực của các đối tượng khách hàng khác nhau.

- Đề xuất các phương án, kế hoạch kinh doanh dựa vào những nghiên cứu về thị trường và nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng.

- Sử dụng các kênh Xã hội khác nhau để tìm kiếm các khách hàng tiền năng, lên chiến lược bán hàng từ các kênh thông dụng.

- Tham gia vào công tác đào tạo nhân viên mới từ nghiệp vụ cho tới kỹ năng.

- Tham gia vào công tác tuyển dụng của công ty, phỏng vấn các ứng viên ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh.

- Nhận những báo cáo kinh doanh từ các nhân viên kinh doanh trong bộ phận.

- Tiếp nhận các câu hỏi từ phía khách hàng và đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất.

- Hỗ trợ nhiệt tình nhân viên kinh doanh trong việc đàm phán và kí kết các hợp đồng kinh doanh.

- Luôn đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của bộ phận kinh doanh và của toàn doanh nghiệp đạt được.

>> Tải ngay bản Mô tả công việc Giám sát kinh doanh:

Mô tả công việc giám sát kinh doanh (1).docx

Xem thêm:  Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát

2. Những yêu cầu đối với vị trí Giám sát kinh doanh

Những yêu cầu đối với vị trí Giám sát kinh doanh
Những yêu cầu đối với vị trí Giám sát kinh doanh

Với nhiều công việc quan trọng mà giám sát kinh doanh cần phải thực hiện thì các doanh nghiệp luôn đề cao vai trò của những người giám sát kinh doanh. Đóng vai trò quyết định tới doanh thu hàng tuần, hàng tháng và sự phát triển của doanh  nghiệp, vị trí giám sát kinh doanh cũng có những yêu cầu nhất định để có thể chọn lọc ra được những ứng cử viên thực sự xứng dáng.

Vậy, những yêu cầu đặc biệt mà các nhà tuyển dụng đề ra đối với vị trí giám sát kinh doanh là gì?

- Thứ nhất, bạn cần phải có tấm bằng tốt nghiệp hệ Cử nhân trở lên đối với các lĩnh vực về Kinh tế, Marketing hay Quản trị kinh doanh.

- Bạn cũng cần phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bán hàng, chăm sóc khách hàng cá nhân, chăm sóc khách hàng đại lý. Đồng thời có ít nhất là 2 năm kinh nghiệm tại vị trí làm việc tương đương.

- Có nhiều kỹ năng mềm trong công việc, biết sử dụng máy tính, các phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý bán hàng và các công cụ hỗ trợ cụ thể khác.

- Có khả năng trò chuyện chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng gây cảm mến.

- Có tâm với công việc, luôn đối diện với công việc một cách chân thành và nhiệt tình.

- Không ngại đi công tác xa.

- Hiểu biết về thị trường kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Có khả năng và tư duy, phong thái của một nhà lãnh đạo.

Danh sách: việc làm nhân viên kinh doanh

3. Mức lương của vị trí giám sát kinh doanh

Mức lương của vị trí giám sát kinh doanh
Mức lương của vị trí giám sát kinh doanh

Trở thành giám sát kinh doanh cũng chính là trở thành một nhà lãnh đạo, trách nhiệm gắn trên người rất nhiều và có nhiều áp lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không để các giám sát kinh doanh phải chịu thiệt khi họ đề ra mức lương dành cho vị trí này rất cao.

Mức lương sẽ có sự khác nhau tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó và có sự thay đổi tùy vào sự biến động của thị trường. Mức lương trung bình mà bạn có thể nhận được khi đảm nhận vị trí công việc này có thể dao động từ 12 cho tới 40 triệu đồng.

Nếu bạn làm việc trong doanh nghiệp là tập đoàn hay tổng công ty thì mức lương của bạn sẽ cao hơn so với bạn trở thành giám sát kinh doanh cho các chi nhánh, hay các công ty khu vực. Mức lương thấp hơn mà bạn có thể nhận được đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn giao động trong khoảng từ 10 triệu đến 16 triệu đồng hàng tháng.

Chứng ta có thể nhận thấy được rằng, mức lương mà bạn nhận được cao hay thấp thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của công việc, năng lực làm việc của bạn, quy mô của doanh nghiệp đó ra sao? Do đó, cho dù bạn nhận được mức lương như thế nào thì bạn hãy luôn cố gắng, sự cố gắng của bạn sẽ không phụ lòng bạn, nhất định sẽ có một ngày bạn đạt được những điều mà bạn mong muốn.

Như thế, mô tả công việc giám sát kinh doanh trên đây được trình bày một cách chi tiết, mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Để tìm việc làm thành công tại vị trí giám sát kinh doanh, mời bạn truy cập vào hệ thống của website tuyển dụng và tìm kiếm việc làm topcvai.com. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc mà bạn yêu thích.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: