1. Mô tả công việc giám sát nhà hàng chi tiết
Với sự đi lên nhanh chóng từ việc kinh doanh nhà hàng hiện nay thì để có thể đảm bảo một sự hoạt động ổn định nhất, đòi hỏi các nhà hàng cần có sự chặt chẽ trong khâu quản lý. Và vị trí giám sát nhà hàng là một vị trí hoàn hảo để có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Các giám sát nhà hàng sẽ có vai trò điều hành các hoạt động chung, đảm bảo các nhân viên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Mục đích cuối cùng chính là việc đảm bảo nhà hàng hoạt động ổn định, đúng quy cách là làm hài lòng thực khách mỗi khi đến và ra về.
Vậy cụ thể hơn thì các công việc mà giám sát nhà hàng cần thực hiện là gì? Dưới đây sẽ là bản mô tả công việc giám sát nhà hàng các bạn có thể tham khảo.
1.1. Những công việc cơ bản của một giám sát bán hàng
- Thực hiện việc giám sát toàn bộ nhân viên và công việc trong nhà hàng. Có trách nhiệm trong việc phân chia công việc và nhiệm vụ cho từng vị trí, nhân viên của nhà hàng.
- Thực hiện theo dõi và nắm bắt công ca của từng bộ phận, nhân viên và giám sát quy trình, phong cách làm việc của các bộ phận trong nhà hàng.
- Tiến hành đưa ra các đề xuất trong việc tuyển nhân viên để đảm bảo nhân sự trong nhà hàng.
- Nghiên cứu và tìm hiểu các tiêu chuẩn cần đặt ra cho các bữa ăn trong ngày mà nhà hàng cung cấp để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Thực hiện việc quản lý và theo dõi các trang thiết bị trong nhà hàng. Đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ tốt cho hoạt động của nhà hàng. Đồng thời tránh các trường hợp không may xảy ra.
- Giám sát về việc thực hiện các quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giám sát và nắm bắt tình hình tiêu thụ thực phẩm và bảo quản các nguyên vật liệu.
- Dự trù các nguyên liệu, công cụ cần thiết phải bổ sung cho nhà hàng.
- Giải đáp các thắc mắc và lắng nghe ý kiến góp ý của khách hàng. Giữ thái độ bình tĩnh và luôn tiếp thu những ý kiến một cách nhã nhặn để có sự thay đổi và phản ánh kịp thời tới các bộ phận trong nhà hàng.
- Thực hiện việc lập báo cáo theo đúng quy định.
- Tiến hành đánh giá năng lực của nhân viên một cách khách quan nhất để có các chế độ khen thưởng kịp thời.
Xem thêm: Tìm hiểu mô tả công việc giám sát nhà hàng đầy đủ và chi tiết nhất
1.2. Những nhiệm vụ mang tính chuyên môn
Bên cạnh các công việc cơ bản thì các giám sát nhà hàng sẽ có thêm những nhiệm vụ mang tính chuyên môn khác có thể kể đến như:
- Tham gia các cuộc họp với ban lãnh đạo, quản lý hay các chủ sở hữu nhà hàng để báo cáo và nắm bắt các định hướng phát triển mới cho nhà hàng.
- Thực hiện việc lên kế hoạch và dự trù ngân sách, chi phí cho nhà hàng.
- Xây dựng các kế hoạch phát triển thương hiệu cho nhà hàng. Các chương trình khuyến mãi, hay các dự án kết hợp với truyền thông báo chí,...
- Phối hợp với các bộ phận liên quan khác để giúp nhà hàng hoạt động một cách ổn định và đúng định hướng.
- Thực hiện việc tiếp nhận và đào tạo, hướng dẫn các nhân viên mới của nhà hàng.
- Thường xuyên có sự liên kết với các bộ phận trong nhà hàng để đảm bảo một quy trình hoạt động hiệu quả. Từ khâu order, đến chế biến thức ăn, phục vụ khách hàng và thanh toán,... tất cả đều phải được thực hiện theo đúng quy cách đã đề ra.
về cơ bản thì đó là các công việc, nhiệm vụ của các giám sát nhà hàng hiện nay. Tùy theo yêu cầu của quản lý hay các chủ sở hữu nhà hàng mà giám sát nhà hàng sẽ thực hiện thêm các nhiệm vụ khi được yêu cầu hay phân công.
2. Trở thành một giám sát nhà hàng có khó không?
Để trở thành một giám sát nhà hàng thì bạn sẽ cần phải đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi ở vị trí này. Cụ thể thì các yêu cầu đề ra với ứng viên như sau:
- Kinh nghiệm: Bạn phải có ít nhất là 2 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường nhà hàng, khách sạn. Điều này giúp bạn hiểu được tính chất làm việc trong môi trường này như thế nào và cần có thái độ và phong cách ứng xử ra sao cho phù hợp nhất.
- Có kiến thức về ngành F&B và bán lẻ thực phẩm. Cùng với đó là sự hiểu biết về luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt nhân viên và công việc của nhà hàng. Đặc biệt là khả năng lan tỏa sự tích cực tới các nhân viên để nhà hàng hoạt động tốt nhất.
- Sử dụng thành thạo về các công cụ quản lý hiện nay. Tìm hiểu và nghiên cứu để lựa chọn những phần mềm quản lý phù hợp với mình nhất.
- Có kỹ năng về giao tiếp tốt. Khả năng trình bày vấn đề dễ hiểu và dễ thuyết phục được đối tượng giao tiếp. Cùng với đó chính là kỹ năng trong việc chăm sóc khách hàng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi đến với nhà hàng.
- Có kỹ năng trong việc nắm bắt vấn đề và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra tại nhà hàng.
- Có ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh sẽ là lợi thế. Đảm bảo về việc giao tiếp cơ bản với khách hàng là người nước ngoài.
- Có thái độ quyết đoán trong công việc và tư duy logic. Biết ưu tiên cho những công việc mang tính cấp thiết trước. Thêm vào đó chính là sự trách nhiệm trong công việc cùng với khả năng chịu được môi trường làm việc có áp lực cao.
- Có sự đam mê với công việc và yêu thích môi trường làm việc trong nhà hàng, khách sạn và ngành F&B nói chung.
Việc trở thành một giám sát nhà hàng đòi hỏi bạn cần có sự hội tụ đầy đủ về kỹ năng và tố chất. Thực tế thì sẽ không quá khó, tuy nhiên, đó sẽ là một sự cố gắng và rèn luyện của bạn từ những vị trí nền tảng để trở thành một giám sát bán hàng và xa hơn nữa có thể là vị trí quản lý hay các vị trí cao hơn trong tương lai.
Xem thêm: Danh sách việc làm giám sát nhà hàng
3. Mức thu nhập của giám sát bán hàng hiện nay
Thu nhập hay mức lương của việc làm giám sát bán hàng được xem là một trong những điều mà rất nhiều bạn quan tâm. Bởi đây sẽ là động lực để các bạn có thể gắn bó với công việc của mình.
Thực tế thì mức thu nhập của các giám sát bán hàng hiện nay sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như quy mô hoạt động của nhà hàng, là nhà hàng đơn lẻ hay các chuỗi, kinh nghiệm và hiệu quả làm việc của bản thân,.... Những điều này sẽ có sự tác động không nhỏ tới mức thu nhập của bạn.
Trung bình, thì thu nhập của giám sát bán hàng sẽ dao động từ 7 - 90 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu như bạn có kinh nghiệm và trình độ ngoại ngữ tốt thì có thể nhận được mức thu nhập cao hơn nếu việc làm tại các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng. Đặc biệt, với việc sở hữu các tố chất và kỹ năng phù hợp thì cơ hội thăng tiến cũng sẽ mở ra rất nhiều cho các bạn. Các vị trí cao hơn mà các bạn có thể hướng tới như trợ lý quản lý, quản lý hay giám đốc dịch vụ,...
Việc làm giám sát nhà hàng thực tế sẽ là việc làm mở ra cho các bạn khá nhiều cơ hội để phát triển cho bản thân. Nhất là khi ngành kinh doanh dịch vụ về ăn uống này đang có đà phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn nắm chắc được mô tả công việc giám sát nhà hàng để không bỏ lỡ cơ hội việc làm hấp dẫn cho mình.
Tham gia bình luận ngay!