1. Bản mô tả công việc kế toán quản trị chi tiết
Kế toán quản trị có trách nhiệm nắm bắt các vấn đề về thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị phù hợp nhất để phát triển doanh nghiệp. Thông tin của kế toán quản trị giúp việc vận hành của doanh nghiệp trơn tru hơn, đặc biệt giúp kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó chính xác hơn.
Mục đích của việc làm kế toán quản trị nhằm:
- Biết được từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.
- Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.
- Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế.
- Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.
Cụ thể các kế toán quản trị sẽ thực hiện công việc như sau.
1.1. Tính toán, đưa ra các mô hình liên quan đến nhu cầu nguồn vốn cho doanh nghiệp
Việc tính toán về mô hình nhu cầu vốn cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với bộ phận kế toán quản trị. Bởi điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trên một mô hình phù hợp, đồng thời có thể dễ dàng huy động vốn cần thiết đáp ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, các nhân viên kế toán quản trị sẽ cần phải biết cách làm sao huy động toàn bộ các nguồn lực cần thiết nhất cho toàn bộ các hoạt động đầu tư thiết bị, hệ thống máy móc tạo ra sản phẩm, các yếu tố về dự trữ, tồn kho, đội ngũ nhân công,… để đảm bảo cho quá trình sản xuất hiệu quả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ cần phải đáp ứng được các nhu cầu liên quan đến vốn cố định hoặc là lưu động ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Chính vì vậy là mà làm ở vị trí kế toán quản trị, các bạn sẽ cần phải tính toán thật kỹ lưỡng về các kế hoạch, xây dựng mô hình nhất định, phù hợp với các yếu tố về vốn trong doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp tạo ra các loại sản phẩm phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường.
1.2. Thực hiện đo lường, tính toán các chi phí của hoạt động sản xuất
Công việc chính thứ 2 dành cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp đó chính là phải đo lường và tính toán về toàn bộ các chi phí cho hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm. Chắc chắn rằng một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh sẽ cần phải sử dụng rất nhiều chi phí trong quá trình hoạt động như là nguyên liệu, máy móc, thiết bị, thuê nhân công, chi phí về đóng gói, hoàn thiện và vận chuyển các sản phẩm,… Chính vì vậy mà bộ phận kế toán quản trị sẽ cần phải làm sao để nắm bắt được mọi vấn đề, thực hiện đo lường kỹ lưỡng, cụ thể nhất về quá trình sử dụng các chi phí đó, đảm bảo được sự phù hợp, cân đối theo các kế hoạch và mục tiêu đã được đề ra.
Ví dụ như kế toán quản trị sẽ cần phải tính toán về các chi phí đối với từng sản phẩm được tạo ra, thời gian giao hàng là bao nhiêu, thời hạn để có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh, sự cố và tính toàn về giá thành của các sản phẩm, nguyên vật liệu,… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể tăng cường hơn nữa về các yếu tố trách nhiệm của cá nhân, bộ phận phụ trách từng mảng trong doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng hạch toán về kinh tế, tài chính hơn trong nội bộ của tổ chức.
1.3. Giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng đến chi phí trong doanh nghiệp
Một nhiệm vụ cũng không thể thiếu đối với bộ phận kế toán quản trị đó chính là cần đứng ra để xử lý, giải quyết các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng. Vì quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ không thể nào tránh khỏi các vấn đề, sự cố phát sinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy mà các nhân viên kế toán quản trị sẽ luôn phải lường trước, sẵn sàng đưa ra các phương án tối ưu và giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề liên quan đến sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Cụ thể đó là các nhân viên kế toán quản trị sẽ cần phải có kế hoạch làm sao giải quyết được toàn bộ tác động của sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chi phí, xác định rõ ràng các nguyên nhân, đồng thời phải đưa ra được phương pháp loại bỏ các tác động tiêu cực này.
Ngoài ra, làm việc ở vị trí kế toán quản trị, các bạn còn cần phải hiểu rõ được về quá trình hình thành, sử dụng cũng như kế quả của các chi phí trong doanh nghiệp như thế nào để có thể đưa ra sự điều chỉnh phù hợp nhất theo các mục tiêu, quy định mà doanh nghiệp đã đưa ra.
1.4. Một số công việc khác trong doanh nghiệp
Không chỉ có các nhiệm vụ trên mà kế toán quản trị còn đảm nhiệm khá nhiều công việc liên quan khác bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát và phân tích các vấn đề về tài chính, lập ra báo cáo tài chính cùng các bản báo cáo quản trị khác để gửi lên cấp trên, thông báo về tình hình thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tập hợp lại toàn bộ các chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh để làm cơ sở tính giá thành cho các sản phẩm trước khi cho ra mắt thị trường.
- Thực hiện nhiệm vụ hạch toán các vấn đề doanh thu, tài chính của doanh nghiệp theo các dự án kinh doanh theo yêu cầu.
- Tiến hành xử lý các tài liệu, hóa đơn, chứng từ liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp.
- Ngoài ra, kế toán quản trị còn thực hiện phân tích các số liệu về tài chính, kế toán để lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
2. Yêu cầu công việc kế toán quản trị
Để có thể ứng tuyển thành công và trở thành kế toán quản trị làm việc trong các doanh nghiệp hiện nay thì các ứng viên sẽ cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí, yêu cầu khác nhau liên quan đến trình độ, kỹ năng và các yếu tố khác. Cụ thể các yêu cầu mà nhà tuyển dụng thường đặt ra bao gồm:
2.1. Các kỹ năng và trình độ chuyên môn
Chuyên môn, nghiệp vụ kế toán chắc chắn là yếu tố không thể thiếu đối với vị trí kế toán quản trị. Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng giúp cho các bạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Cụ thể các yêu cầu về chuyên môn bao gồm:
- Tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên theo các chuyên ngành về kế toán, tài chính, am hiểu sâu về các kiến thức, nghiệp vụ kế toán như là lập kế hoạch, kiểm soát tài chính, lập báo cáo tài chính, quản lý ngân sách, có kỹ năng tin học,…
- Có các kỹ năng mềm cần thiết như là giao tiếp, xử lý các vấn đề, tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, chịu được áp lực công việc,…
- Đối với một số doanh nghiệp hoạt động ở quy mô lớn thì sẽ yêu cầu nhân viên kế toán quản trị cần phải cáo trình độ tiếng Anh tốt vì có thể họ sẽ cần phải làm việc với nhiều đối tác là người nước ngoài.
2.2. Các kỹ năng về kinh doanh
Nhiều người cho rằng làm kế toán thì không cần phải hiểu về kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, nhân viên kế toán quản trị sẽ cần phải nắm rõ được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để cân đối và đưa ra các chi phí, nguồn ngân sách hợp lý. Do đó, bắt buộc bạn cần phải nắm rõ được các kỹ năng về kinh doanh như là lập kế hoạch, quản lý các chiến lược dự án kinh doanh, am hiểu về thị trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, giá thành các sản phẩm cạnh tranh,… Từ đó mới có thể đưa ra các kế hoạch về đầu tư tài chính, định giá thành cho các sản phẩm của doanh nghiệp và giúp cho hoạt động kinh doanh đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.3. Một số tiêu chí tuyển dụng khác
Ngoài 2 tiêu chí chính về kỹ năng và trình độ trên thì để có thể làm việc ở vị trí kế toán quản trị, bạn cũng cần đáp ứng một số yêu cầu khác như sau:
- Hiểu và có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ số, nhất là trong bối cảnh nền công nghệ hiện đại đang ngày càng có điều kiện phát triển như hiện nay thì hầu hết các hoạt động công việc hay cả vui chơi, giải trí đều chịu tác động bởi những công cụ này. Do đó, các nhân viên kế toán quản trị cần phải biết về chúng để công việc được dễ dàng hơn.
- Là người làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, có trách nhiệm bởi thực tế đây là công việc cần phải thường xuyên làm việc, đối diện với những con số phức tạp, dữ liệu lớn và hơn hết là về vấn đề tài chính, tiền bạc. Do đó, chỉ cần 1 sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp.
- Ngoài ra, kế toán quản trị cũng cần biết sắp xếp công việc hợp lý để giảm bớt sự áp lực, đồng thời đạt được hiệu quả cao trong công việc của mình.
3. Mức lương dành cho kế toán quản trị là bao nhiêu?
Xét về yếu tố lương của kế toán quản trị thì đây là vị trí có mức lương khá cao so với thị trường. Tùy vào kinh nghiệm, năng lực làm việc cũng như lĩnh vực, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp mà mức lương dành cho kế toán quản trị sẽ có sự khác nhau.
Tuy nhiên, xét theo mức chung nhất thì những kế toán quản trị có ít kinh nghiệm, lương sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Còn những ai đã có nhiều kinh nghiệm thì lương có thể từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.
4. Những quyền lợi dành cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Bên cạnh mức lương hấp dẫn thì các quyền lợi dành cho nhân viên kế toán quản trị trong doanh nghiệp cũng được đánh giá là rất tốt. Cụ thể các quyền lợi mà bạn có thể được hưởng khi làm ở vị trí kế toán quản trị như sau:
- Môi trường làm việc luôn nghiêm túc, quy củ và chuyên nghiệp, ổn định lâu dài, do đó các bạn có thể vừa rèn luyện, phát triển các kỹ năng, phong cách làm việc, vừa có thể định hướng đến phát triển về sự nghiệp của mình đối với nghề này.
- Có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao cùng quyền lợi, mức lương tốt hơn nếu có năng lực và luôn cố gắng, phấn đấu trong công việc.
- Bên cạnh mức lương cao thì các khoản thưởng cũng rất hấp dẫn theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu từng dự án, có các khoản phụ cấp, trợ cấp liên quan.
- Được tham gia đóng bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, hưởng các chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ,… theo quy định của luật lao động và doanh nghiệp.
- Có cơ hội tham gia nhiều chương trình sự kiện, party, gala, du lịch hàng năm,…
Trên đây là chi tiết về bản mô tả công việc kế toán quản trị dành cho ứng viên đang có nhu cầu tìm hiểu và ứng tuyển việc làm. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được cho mình một doanh nghiệp phù hợp và phát triển sự nghiệp nhé!
Dưới đây là bản mô tả công việc kế toán quản trị mẫu, các bạn có thể click tải về để tham khảo thêm!
Tham gia bình luận ngay!