1. Khám phá bản mô tả công việc kế toán thuế chi tiết
Kế toán thuế có nhiệm vụ lập tờ khai thuế, phân tích các quy định thuế, theo dõi xu hướng ngành và hoàn thành báo cáo thuế, nhằm đề xuất chiến lược thuế hiệu quả và tránh các vi phạm pháp luật về thuế, thúc đẩy sự pháp triểm tài chính cho doanh nghiệp.
Cụ thể thì nhân viên kế toán thuế sẽ phải làm một số công việc sau đây:
1.1. Lập tờ khai thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài để nộp cho nhà nước
Trong các công ty mới chân ướt chân ráo trình làng thị trường, khi đã xác định kinh doanh nộp thuế chính là nhiệm vụ bắt buộc. Khi ấy, trong doanh nghiệp, các kế toán thuế sẽ làm nhiệm vụ lập tờ khai thuế môn bài và trực tiếp đi nộp thuế môn bài cho các cơ quan nhà nước. Học cũng là người chủ trì làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh đồng thời đối chiếu thuế giá trị gia tăng, kê khai các bảng đầu vào và đầu ra.
1.2. Tập hợp những chứng từ phát sinh của công ty để kê khai và hạch toán
Bất kỳ một hóa đơn nào của công ty chưa qua kiểm duyệt hoặc nhầm lẫn cũng có thể khiến cho tổ chức bị thiệt hại. Do vậy, không chỉ thường xuyên cập nhật những thông tin mới về thời điểm, tình hình nộp thuế suất doanh nghiệp, các kế toán thuế cũng sẽ phải tập hợp những giấy cơ phát sinh của công ty, nêu rõ số tiền phát sinh, số thuế giá trị gia tăng và một số thuế khác đánh vào các mặt hàng...để “giao nộp” thông tin lên kế toán trưởng và ban giám đốc để họ nắm rõ được tình hình chi tiêu của công ty và đề xuất phương hướng chi tiêu có lợi cho doanh nghiệp.
1.3. Theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty
Kế toán thuế chính là chiếc cầu nối giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp. Nếu không làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ ảnh hưởng đến uy tín, giá trị vật chất của doanh nghiệp lẫn bản thân kế toán. Do vậy, với kế toán thuế mới khi nhập cuộc vào doanh nghiệp bắt buộc phải cập nhật lại toàn bộ giấy tờ về tình hình nộp thuế của doanh nghiệp ra sao, có còn tồn đọng ngân sách không để đảm bảo sự minh bạch. Vì trên thực tế, kế toán thuế phải lập những báo cáo thuế hằng tháng, hằng quý của công ty sau đó gửi lên quản lý, đồng thời làm việc trực tiếp với quan thuế. Họ là người kiểm duyệt ngân sách, tình hình hoàn thuế của công ty.
1.4. Cập nhật những chính sách, quy định mới của thuế trong sản xuất kinh doanh
Nếu nhiều vị trí kế toán khác trong doanh nghiệp hoạt động chủ đạo trên chỉ thị của công ty, nhưng riêng với kế toán thuế, khoảng 90% mô tả công việc sẽ chỉ làm việc dựa trên duy nhất cơ sở là quy định của pháp luật. Do đó việc cập nhật những chính sách, quy định mới liên quan đến kinh doanh, thuế suất khấu trừ trong doanh nghiệp, hoàn thuế bắt buộc bạn phải là người thông rõ nhất. Việc không cập nhật những chính sách mới mà nhất nhất tuân theo những quy định cũ có thể là nguyên nhân của những sai lệch trong sổ sách về doanh thu công ty lẫn quá trình làm việc thuế hiệu quả với cơ quan thuế.
1.5. Lập báo cáo thuế định kỳ, lập tình hình hóa đơn của công ty
Kế toán thuế có nhiệm vụ quan trọng là lập báo cáo hằng quý, hằng tháng thậm chí là đột xuất về tình hình khấu trừ thuế với những mặt hàng xuất nhập khẩu, trong nước để báo cáo theo quy định của công ty. Trong báo cáo này phải ghi lại một cách chi tiết về từng mặt hàng, số thuế bị khấu trừ, thời gian mua hóa đơn để chuẩn bị cho công việc quyết toán. Họ cũng là người lập tình hình sử dụng hóa đơn của công ty trên một đơn vị thời gian một cách đầy đủ, chi tiết nhất.
Kế toán thuế cũng chịu trách nhiệm lập các báo cáo tổng hợp về thuế giá trị gia tăng ra, báo cáo tổng hợp thuế thu nhập cá nhân cho các nhân viên trong cơ quan cũng như như một số loại thuế đặc thù khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân phối của công ty. Vào những ngày cuối năm, không ai khác, kế toán thuế đồng thời là người lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp cả một năm vừa hoạt động. Do vậy, bạn dễ nhận thấy công việc của kế toán thuế thường rất bận rộn vào những ngày cuối năm.
1.6. Nhiệm vụ hoạch các con số, hóa đơn lên phần mềm kế toán
Không chỉ nằm ở những bản in, sổ sách ghi chép mà tất cả những thông tin, con liên quan đến thuế của doanh nghiệp hay hóa đơn làm việc với các cơ quan thuế, số liệu tính toán về lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ thuế...đều bắt buộc bạn phải hạch toán phần mềm kế toán. Phần mềm này sẽ đảm bảo về độ chính xác và chuyên nghiệp của các tài liệu.
1.7. Làm việc, kết hợp với bộ phận kế toán khác
Vì liên quan mật thiết đến quyền lợi lẫn nhiệm vụ của doanh nghiệp về doanh thu, lợi nhuận và nộp thuế, kế toán thuế cũng đồng thời đảm đương công việc liên kết với những bộ phận kế toán khác tiêu biểu kế toán tổng hợp, kế toán trưởng...để rà soát lại các thông tin, kiểm tra, đối chiếu lại các hóa đơn, thông tin đầu vào đầu ra...có trùng khớp hay không cũng như các chứng từ kế toán và tình hình xuất hóa đơn của doanh nghiệp.
1.8. Làm việc với cơ quan thuế khi có bất đề gì xảy ra với thuế của doanh nghiệp
Như đã nhấn mạnh, kế toán thuế là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế. Khi cơ quan phát hiện ra những vấn đề không chuẩn trong quá trình đóng thuế doanh nghiệp hay muốn làm việc trực tiếp với đại diện công ty để hoàn tất thủ tục hoàn thuế. Kế toán thuế sẽ kiêm nhiệm điều này.
1.9. Báo cáo công việc hằng ngày
Như nhiều vị trí khác, kết thúc một ngày làm việc, ngoài những nhiệm vụ chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, kế toán thuế mỗi công ty sẽ phải báo cáo lại chi tiết công việc đã làm của mình. Đôi khi, họ cũng thừa lệnh, ban giám đốc, kế toán trưởng để làm một số công việc đột xuất liên quan đến quyết toán với đối tác, gửi hóa đơn…
Trên đây chính là mô tả công việc cụ thể nhất cho vị trí kế toán thuế. Chắc chắn rằng, bạn đã thu nhặt cho mình những thông tin hữu ích nhất để chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình ứng tuyển vào công việc này. Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả những gì thú vị. Hãy khám phá ngay về kế toán thuế có những quyền lợi gì và yêu cầu tuyển dụng ra sao trong nội dung ngay sau đây nhé.
2. Những yêu cầu cần có để làm kế toán thuế
Thoạt nghe qua những nhiệm vụ, chắc chắn bạn đã hình dung được những áp lực công việc khi quyết định đầu quân vào vị trí kế toán thuế này như thế nào. Để có thể có một sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho tương lai, ít nhất, bạn phải hội tụ được tất cả những điều sau đây:
Về trình độ học vấn, kế toán thuế là công việc đặc thù yêu cầu về nghiệp vụ kế toán kết hợp những am hiểu nhất định về luật thuế về luật kinh doanh...Do vậy, để ứng tuyển thành công, bắt buộc bạn cần nằm trong tay bằng tốt nghiệp kế toán hệ cao đẳng trở lên. Ở nhiều doanh nghiệp khác, kế toán thuế trong doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ làm việc tiêu biểu có thể kế đến như CMA, CPA, CCNA…
Doanh nghiệp cũng yêu cầu ứng viên có nghiệp vụ kế toán tốt, biểu hiện bởi con số kinh nghiệm ít nhất là 1 năm từng va chạm, làm việc với công việc tính toán hay làm việc trong cơ quan thuế. Họ đồng thời sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán để đảm bảo thực hiện công việc một cách suôn sẻ nhất.
Bên cạnh đó, các kỹ năng cứng tiêu biểu như tin học văn phòng, ngoại ngữ...rất cần thiết cho kế toán thuế. Dễ hiểu, đây là công việc văn phòng và thường xuyên sử dụng máy tính hay các tài liệu liên quan đến nước ngoài, đặc biệt khi bạn có ý định đăng ký ứng tuyển vào các công ty xuất nhập khẩu.
Ngoài năng lực chuyên môn, kỹ năng cứng, những kỹ năng mềm quan trọng sau đây cũng chính là những từ khóa mà các kế toán thuế cần phải nằm lòng trước khi làm đơn đăng ký ứng tuyển. Phân tích, tính toán là hai kỹ năng căn bản nhất giúp bạn làm chủ được những đống tài liệu khổng lồ với đủ loại thuế khóa, các khoản thu nhập, hóa đơn, tờ trình, đặc biệt là vào các dịp cuối năm, cuối tháng.
Sự tỉ, cẩn thận, khả năng chịu đựng áp lực cao chính là đặc trưng của ngành kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng. Do vậy, bạn phải chuẩn bị điều này ngay từ những năm tháng trên giảng đường đại học theo đuổi lựa chọn kế toán thuế.
Dĩ nhiên, vì phải đồng thời làm việc với nhiều bộ phận trong doanh nghiệp đặc biệt như ban giám đốc, các vị trí kế toán khác hay với các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế....kế toán thuế cũng phải thành thục kỹ năng giao tiếp.
Bật mí: Danh sách việc làm chuyên viên kế toán lương cao tại đây!
3. Những quyền lợi của vị trí kế toán thuế trong doanh nghiệp
Cùng với sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế được nhiều công ty đẩy mạnh. Tại đây, lựa chọn công việc ổn định này được khoảng 80% các doanh nghiệp tuyển dụng với mức lương trung bình khoảng 9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đảm bảo đầy đủ những chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chương trình du lịch nghỉ dưỡng theo quy định của công ty.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất cho bạn trong về mô tả công việc kế toán thuế. Hi vọng rằng, thông tin này sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình săn tìm một công việc hấp dẫn cho mình.
Tham gia bình luận ngay!