1. Mô tả công việc kế toán tiền lương chi tiết nhất
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ tính lương và bảo hiểm cho nhân viên trong doanh nghiệp thông qua bảng chấm công, chấm tăng ca, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán (nếu có), bảng kê chi tiết phụ cấp,...
Ngoài ra kế toán tiền lương còn có nhiệm vụ đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp.
Cụ thể kế toán tiền lương sẽ cần làm các nhiệm vụ sau đây.
1.1. Quản lý và theo dõi bảng chấm công của nhân viên
Thường thì chúng ta vẫn nghĩ rằng nhân sự mới là bộ phận quản lý việc chấm công của nhân viên trong doanh nghiệp nhưng thực chất, kế toán tiền lương cũng có trách nhiệm trong việc quản lý phần nhiệm vụ này. Mỗi bộ phận có mục đích quản lý đối với hoạt động chấm công, bảng công của nhân viên theo những mục đích khác nhau trong đó, kế toán tiền lương cần quản lý bảng chấm công là để theo sát được tình hình về lương, phục vụ tốt nhất cho quá trình xuất bảng công và tính lương hàng tháng cho nhân viên.
Vậy việc theo dõi, quản lý việc chấm công của nhân viên sẽ được thể hiện như thế nào? Để tiến hành thực hiện nhiệm vụ này, kế toán tiền lương sẽ tiến hành thực hiện 2 công việc cụ thể sau:
Thứ nhất đó là xây dựng cơ chế chấm công, bảng chấm công dựa trên những quy định chung của doanh nghiệp và áp dụng vào thực tế.
Thứ hai là công việc theo dõi để luôn đảm bảo hoạt động chấm công trong nhân viên được thực hiện đúng quy định, đầy đủ để không ai bị mất quyền lợi về lương, cũng để quá trình giải quyết các thủ tục và rắc rối về lương đạt được hiệu quả, chính xác nhất.
1.2. Kế toán tiền lương phụ trách quản lý tạm ứng lương của nhân viên
Để quản lý tốt các nhu cầu tạm ứng lương tránh gây ra sự rối ren trong công tác tính ương, người kế toán lương cũng trực tiếp xây dựng cụ thể từng mức tạm ứng lương để người lao động nắm rõ và thực hiện. Có thể tính lương theo % hoặc là tính dựa trên giá trị riêng của tiền lương. Sau khi đã có cơ chế tạm ứng, việc xây dựng bảng tạm ứng lương, các phiếu tạm ứng là điều cần thiết vì chúng sẽ giúp kế toán lương nắm bắt được tất cả các trường hợp tạm ứng lương trong tháng, đến cuối tháng sẽ không làm cho việc tính lương bị rối.
Khi kế hoạch tạm ứng và các thủ tục phục vụ cho nhu cầu tạm ứng lương đã được thực hiện thì ở trong thực tế, người nhân viên kế toán lương sẽ tiếp tục quản lý các hoạt động tạm ứng này của nhân viên trong công ty. Trong đó bao gồm các hoạt động: tiếp nhận nhu cầu tạm ứng và ghi chép lại cẩn thận các thông tin của người lao động cùng với chi tiết tạm ứng lương của họ; quản lý thông tin đó một cách đầy đủ, chính xác để đảm bảo việc tính lương không bị sai sót và nhầm lẫn.
1.3. Hạch toán và thực hiện tính lương cho nhân viên
Thông thường trong doanh nghiệp, mỗi bộ phận, mỗi nhân lực sẽ có một chế độ lương khác nhau được tính toán dựa trên nhiều yếu tố. Để quản lý tốt vô vàn các chế đọ lương cho hàng chục, hàng trăm nhân viên thì kế toán lương cần phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng các thang lương cho từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng dựa vào cơ cấu trả lương của doanh nghiệp.
Sau đó cứ theo định kỳ đã được quy định và phân công, người kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính lương cho nhân viên dựa vào thang bảng lương đã xây dựng và dựa vào số liệu của bảng chấm công. Bên cạnh lương, kế toán lương cũng còn phải kê khai thông tin về các khoản thưởng, trợ cấp, phụ cấp hay bất kể khoản khấu trừ nào theo quy định để tính toán.
Song song với việc hạch toán bảng công, bảng lương cuối tháng, họ còn phải đưa cả bảng tính tạm ứng của nhân viên trong một tháng đó vào bảng lương để cho ra kết quả thực nhận lương chính xác đến tường trường hợp người lao động. Tiến hành cập nhật đúng mức lương mới cho các trường hợp dược tăng lương, thăng chức.
Không chỉ là lương, nhân viên kế toán còn phải quản lý cả những khoản thu nhập ở ngoài lương nữa để nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Sau khi mọi quy trình vừa nêu trên đã được đảm bảo thực hiện đầy đủ thì nhân viên kế toán lương sẽ tiến hành xuất bảng lương cuối cùng mà người lao động được thực nhận để thanh toán lương theo định kỳ cho họ.
1.4. Những công việc khác của nhân viên kế toán lương
Bên cạnh thực hiện mọi vấn đề liên quan đến lương thì kế toán lương có phải làm việc khác hay không? Đây là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là có. Một số nhiệm vụ có thể kể tới trong mô tả công việc của kế toán lương bên cạnh nhiệm vụ quản lý các vấn đề về tiền lương có thể kể tới bao gồm:
- Làm báo cáo theo định kỳ về việc quyết toán đối với khoản thuế TNCN cho người lao động.
- Lập báo cáo bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp.
- Làm mọi báo cáo trong phạm vi trách nhiệm quản lý theo định kỳ: ví dụ như báo cáo về lương, báo cáo về việc quản lý bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…), báo cáo về kinh phí công đoàn,…
- Phối hợp cùng nhiều bộ phận liên quan để lập báo cáo hoàn chỉnh có nội dung phân tích các vấn đề về lao động.
- Lưu trữ, quản lý dự liệu kế toán.
Tham khảo ngay các mẫu cv kế toán mới nhất tại đây!
2. Yêu cầu nghiệp vụ đối với kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
Để có thể hoạt động nghề nghiệp tốt nhất và có những bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp của mình thì người kế toán tiền lương cần phải có chuyên môn, kiến thức về kế toán là điều kiện cần đầu tiên. Cùng với đó, điều được cho là quan trọng hàng đầu để kế toán tiền lương luôn làm nghề tốt đó chính là có hiểu biết đối với những yếu tố liên quan trực tiếp trong nghiệp vụ của nhân sự và các thông số về tiền lương như phụ cấp, quy định về khoản trợ cấp trong luật lao động, thời gian tính lương.
Ngoài ra còn phải biết cách tính lương khi có thay đổi, tính toán đối với các khoản thu nhập ngoài lương như trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,…
Việc nắm bắt và theo sát bảng lương của nhân viên cùng các khoản ngoài lương vừa kể trên cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người kế toán lương. Do đó, bạn sẽ phải có được khả năng tính toán thông minh, nhạy bén đối với các con số, các phép tính toán, công thức tính toán cơ bản trong nghiệp vụ kế toán cũng như đối với công thức tính lương.
3. Quyền lợi của nhân viên kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
Là những người trực tiếp quản lý việc lương bổng của nhân viên trong doanh nghiệp thì chắc hẳn kế toán lương phải là những người đầu tiên được hưởng nhiều chế độ tốt nhất phải không nào. Điều đó cũng có thể.
Không ai phủ nhận được những nỗi vất vả, nhọc nhằn của một nhân viên kế toán. Khi đảm đương vị trí, trách nhiệm kế toán lương thì trách nhiệm nghề nghiệp cùng những đòi hỏi càng lớn hơn. Vậy thì người kế toán lương sẽ được đền đáp lại bằng những quyền lợi, lợi ích như thế nào? Liệu có xứng đáng hay không?
Về môi trường làm việc, kế toán lương có cơ hội được làm việc trong môi trường năng động, tích cực, có cơ hội thăng tiến tốt vì luôn nhận được sự tin tưởng và của ban lãnh đạo. Một vị trí yêu cầu trách nhiệm cao, phải giỏi chịu đựng những áp lực lớn như thế, người nhân viên kế toán lương sẽ được công ty trả cho một mức lương hậu hĩnh, xứng đáng trong khoản từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng.
Hé lộ: Danh sách việc làm kế toán đang được săn đón hiện nay!
Nếu như luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì người lao động còn được thưởng thêm một khoản nữa đấy nhé. Các chế độ quyền lợi cơ bản của người lao động như đóng bảo hiểm, hỗ trợ các khoản phụ cấp theo chính sách công ty là điều chắc chắn bạn được nhận.
Như vậy, với những thông tin được chia sẻ ở trên, người lao động quan tâm đã có cái nhìn toàn diện, những hiểu biết cần thiết nhất về nghề kế toán tiền lương. Bạn có thể tìm hiểu mô tả công việc kế toán tiền lương cụ thể theo từng đơn vị đưa ra thông qua các tin tuyển dụng tại topcvai.com nhé.
Cuối cùng hãy tham khảo ngay bản mô tả công việc kế toán tiền lương dưới đây bạn nhé.
Tham gia bình luận ngay!