1. Mô tả công việc Quản lý khách sạn chi tiết
Những người ứng tuyển vào vị trí này sẽ có những nhiệm vụ riêng để thực hiện sao cho đảm bảo được hiệu quả phát triển của khách sạn.
1.1. Lập ra và triển khai các kế hoạch kinh doanh
Định kỳ phối hợp với các bộ phận liên quan đặt ra các tiêu chí, định hướng hợp lý và lập các kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp mỗi giai đoạn thời gian khác nhau.
Quản lý khách sạn sẽ thực hiện triển khai các phương án tối ưu đối với các kế hoạch sao cho chúng thu được hiệu quả cao nhất đồng thời mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận tuyệt đối, đúng như những gì mong muốn.
1.2. Thực hiện công tác điều phối đối với các hoạt động của khách sạn
Để đảm bảo các hoạt động diễn ra trong khách sạn được ổn định, luôn cần có một người chủ chốt quản lý, theo dõi và giám sát. Không ai khác đó chính là quản lý khách sạn.
Khi đảm nhận nhiệm vụ này, bạn nên chú ý đến các khu vực trung tâm, các khu vực sử dụng chẳng hạn như là các phòng ốc, sảnh, cầu thang hay là các lối đi lại,... tất cả đều phải được vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc để gọn gàng và ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Bên cạnh đó, quản lý khách sạn sẽ phải là người trực tiếp quản lý chất lượng đối với từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi khách sạn. Làm sao để khi sử dụng thì khách hàng có trải nghiệm yên tâm, hài lòng thực sự.
Giám sát thật kỹ về thái độ của nhân viên, cách thức mà nhân viên phục vụ khách đến khách sạn để từ đó có thể đưa ra được những kế hoạch và điều chỉnh sao cho nâng cao hơn nữa về chất lượng của dịch vụ.
Kiểm tra đồ đạc có bên trong khách sạn để đảm bảo cho những trang - thiết bị của khách sạn hoạt động ổn định,không có gặp phải trục trặc gì.
1.3. Xây dựng quy trình tiêu chuẩn trong vận hành
Liên hệ cùng với những bộ phận trong khách sạn để có thể tạo dựng nên các bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí, từng bộ phận; tạo dựng nên các quy trình hướng dẫn các nghiệp vụ chuẩn xác, chi tiết, thực tế nhất cho từng công việc cụ thể.
Khai triển các kế hoạch, mô hình đã lập và giám sát nhân viên làm theo các quy trình đã đề ra, đồng thời phát hiện các thiếu sót để sửa đổi, bổ sung cho hoàn hảo, phù hợp.
Tiến hành thay đổi, sửa chữa, cải tiến các quy trình đã đặt ra sao cho phù hợp với định hướng mới trong dài hạn cũng như ngắn hạn của khách sạn
1.4. Giải quyết các sự cố cùng với vấn đề phát sinh
Trong nhiệm vụ của quản lý khách sạn có đầu việc hỗ trợ nhân viên, khi nhân viên cấp dưới mà gặp phải khó khăn, bản thân họ không đủ quyền hạn xử lý, không đủ năng lực xử lý thì người quản lý sẽ phải giải quyết các sự cố từ cá nhân người nhân viên, các sự cố đối với khách ở khách sạn..
Đưa ra cụ thể về những phương án để giải quyết vấn đề hợp lý nhất, tạo dựng vững chắc niềm tin cùng với sự hài lòng cho khách hàng.
1.5. Thực hiện công tác về nghiệp vụ quản lý nhân sự
Điều hướng, nắm bắt mọi hoạt động của khách sạn bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cấp dưới khác như trưởng bộ phận.
Xây dựng các kế hoạch về nhu cầu nhân sự của khách sạn và trình lên cấp trên phê chuẩn
Tạo dựng các đội nhóm, đội ngũ nhân sự có đủ tiềm năng và tiêu chuẩn đáp ứng được nhiều yêu cầu công việc dựa theo kế hoạch, định hướng của khách sạn.
Không ngừng lên kế hoạch cho việc tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự phù hợp, xây dựng nên các chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân viên, quản lý những người đang giữ vai trò lãnh đạo cấp thấp hơn trong khách sạn.
1.6. Quản lý khách sạn phải làm các công việc khác
Ngoài những công tác trên thì người quản lý sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ khác nữa:
- Thay mặt khách sạn đứng ra để trở thành phát ngôn viên đối với các cơ quan truyền thông, báo chí khi có kế hoạch.
- Xây dựng những mối quan hệ thật tốt đẹp và bền vững với đối tác kinh doanh, khách hàng đến khách sạn, nhà cung cấp các trang thiết bị cho khách sạn.
- Liên tục đánh giá và nhận xét từng cá nhân làm việc trong khách sạn, duyệt những kế hoạch hoặc các đề xuất của các bộ phận khác.
- Đào tạo đối với người mới, với những người được quy hoạch làm lãnh đạo hỗ trợ công việc cho quản lý.
2. Yêu cầu về trình độ, kỹ năng của Quản lý khách sạn
Để là một người quản lý khách sạn thành công, các bạn cần phải trang bị thật tốt, thật đầy đủ đối với những yếu tố nằm trong phạm vi yêu cầu của công việc.
2.1. Yêu cầu về chuyên môn
Người ứng tuyển vào vị trí quản lý khách sạn cần phải đảm bảo về chuyên môn trong lĩnh vực này. Tức là cần phải tốt nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành khách sạn, nhà hàng.
Có hiểu biết về ngành khách sạn nhà hàng để vận dụng trong suốt quá trình công tác.
Người quản lý cần phải có cách lên kế hoạch đào tạo nhân viên sao cho các nhân viên có thể nắm được định hướng phát triển của khách sạn, nắm được các phương châm và tiêu chí của khách sạn.
Ngoài ra, một người có vốn hiểu biết thật sâu rộng đối với văn hóa con người và xã hội là điều cần thiết để có thể vận dụng những điều đó vào trong quá trình làm việc.
2.2. Yêu cầu về kỹ năng của người quản lý khách sạn
Với những người làm quản lý khách sạn cần phải nâng cao về khả năng mềm của bản thân. Những kỹ năng cần thiết để giúp bạn làm tốt nhiệm vụ của mình có thể kể tới như:
- Sự tự tin, nhiệt huyết và linh hoạt trong mọi trường hợp.
- Sự cẩn thận tỉ mỉ và có tính chu đáo, luôn có ý chí cầu tiến để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.
- Người quản lý khách sạn cần phải có phong thái chỉn chu, nghiêm chỉnh, toát lên được sự nghiêm khắc khi cần thiết để nâng cao hiệu quả lãnh đạo.
Tác phong của người quản lý khách sạn là vô cùng quan trọng, nếu muốn là người quản lý thì cần phải rèn luyện được tác phong của người quản lý, đảm bảo những vấn đề có liên quan tới công tác quản lý được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Biết tổ chức tốt các khía cạnh của công việc.
- Là người quản lý thì cần phải giải quyết được các phần việc một cách khoa học, có thể chịu được những áp lực lớn nhỏ đến từ công việc.
3. Quyền lợi dành cho người Quản lý khách sạn
Những người may mắn được trở thành Quản lý khách sạn thì ngoài tính chất công việc thực sự hấp dẫn thì công việc này còn mang đến cho các bạn thu nhập ổn định.
Tiền lương hàng tháng mà người quản lý có thể nhận được lên tới từ 12 đến 20 triệu đồng tùy vào từng quy mô khách sạn, nơi bạn làm việc.
Thêm vào đó, bạn có thể nhận được tiền thưởng nếu như khách sạn phát triển. Người quản lý còn nhận được tiền phụ cấp chức vụ, tiền phụ cấp khác.
Các quyền lợi khác không thể thiếu đối với người quản lý đó là bảo hiểm xã hội, nghỉ lễ, tết...
Với thông tin trong bản Mô tả công việc quản lý nhà hàng đã được nêu ở trên thì các bạn sẽ làm đơn giản hóa hơn đối với quá trình ứng tuyển việc làm.
Nếu như bạn đang nuôi ước mơ trở thành người Quản lý khách sạn thì bạn cần phải hiểu về vị trí, công việc và những vấn đề xoay quanh vị trí Quản lý khách sạn bằng việc đọc thật kỹ bản mô tả công việc Quản lý khách sạn.
Tham gia bình luận ngay!