[Hé lộ] Bản mô tả công việc trợ giảng chi tiết và đầy đủ nhất

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-12-28 08:56:16

Trợ giảng có lẽ là việc làm quá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Đây được xem là một trong những công việc “thịnh hành” nhất của các bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Hình ảnh những trợ giảng là sinh viên cũng từ đó mà trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thế nhưng, có bao giờ bạn thắc mắc hay hiểu được công việc của trợ giảng gồm những gì hay chưa? Mô tả công việc trợ giảng chi tiết như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng khám phá ngay bản mô tả công việc trợ giảng nhé!

1. Mô tả công việc trợ giảng gửi tới bạn đọc

Là một công việc không mới, thế nhưng, trợ giảng vẫn luôn là vị trí được tuyển dụng một cách thường xuyên. Lý do chính là bởi các cơ sở, các trung tâm giáo dục ngày càng được mở nhiều với đa dạng về hình thức cũng như định hướng giáo dục. cộng với nhu cầu về việc nâng cao và củng cố kiến thức cho con em của các bậc phụ huynh ngày càng nhiều. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc làm trợ giảng được phát triển và phổ biến hơn. 

Mô tả công việc trợ giảng
Mô tả công việc trợ giảng

Vậy, công việc cụ thể của các trợ giảng hiện nay là gì?

Về cơ bản thì công việc của trợ giảng có thể được chia thành 3 nhóm công việc chính như sau: Quản lý lớp học, Hỗ trợ giáo viên chính và Thực hiện công việc giảng dạy. Mỗi một nhóm công việc cụ thể thì trợ giảng lại có những nhiệm vụ và vai trò nhất định.

1.1. Chịu trách nhiệm quản lý lớp học

Trợ giảng được biết đến là người sẽ chịu trách nhiệm chính cũng như hỗ trợ giáo viên chính trong việc quản lý lớp học. Điều này có ý nghĩa như việc trợ giảng sẽ được coi như một giáo viên chủ nhiệm cũng như một người hỗ trợ. Cụ thể, các công việc quản lý lớp học có thể kể đến như:

- Quản lý sĩ số lớp học, số học viên trong lớp ở mỗi buổi học

Điều này nhằm kiểm soát được số buổi đi, buổi nghĩ của mỗi học viên để kịp thời báo cáo với giáo viên chính, phụ huynh trong các trường hợp bất ngờ có thể xảy ra. 

Các công việc cụ thể
Các công việc cụ thể

- Quản lý tình hình học tập của từng học viên

Được coi như một giáo viên chủ nhiệm, trợ giảng cần nắm rõ tình hình học tập của mỗi học viên để có thể nhận xét, đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của mỗi học viên cụ thể. Hơn hết điều này cần được thông báo với phụ huynh để phụ huynh có thể nắm rõ về tình hình của con mình ra sao.

- Quản lý tình hình ổn định trong buổi học

Với vai trò trợ giảng, thì nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên chính trong buổi học là điều quan trọng. Trợ giảng sẽ có nhiệm vụ ổn định lớp học để bắt đầu buổi học và duy trì tình trạng ấy trong suốt buổi học. Điều này nhằm đảm bảo việc học tập đạt kết quả tốt nhất.

1.2. Thực hiện hỗ trợ giáo viên chính

Trợ giảng sẽ là người đồng hành và hỗ trợ giáo viên chính trong suốt quá trình đồng hành với lớp học. Các công việc cụ thể có thể kể đến như:

3 nhóm công việc chính
3 nhóm công việc chính

- Hỗ trợ giáo viên chuẩn bị tài liệu cho môn học và buổi học

Trước mỗi khóa học, trợ giảng sẽ chuẩn bị sách cần sử dụng cho môn học đó để học viên có thể theo học xuyên suốt chương trình học. Thêm vào đó, trước mỗi buổi học nhất định, trợ giảng cần liên lạc với giáo viên chính để biết được tài liệu cần sử dụng là gì và chuẩn bị đầy đủ cho học viên trước khi bắt đầu buổi học.

- Hỗ trợ trong việc hướng dẫn học viên

Trong một buổi học, đôi khi giáo viên chính sẽ không thể kịp thời giải đáp, hướng dẫn được toàn bộ học viên cùng một lúc. Vì thế trợ giảng sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên chính trong việc hướng dẫn, hỗ trợ học viên trong buổi học.

Bên cạnh đó, kèm cặp những học sinh yếu hơn cũng sẽ là nhiệm vụ của trợ giảng.

- Hỗ trợ trong quá trình giảng dạy

Quản lý lớp học
Quản lý lớp học

Đôi khi, giáo viên chính sẽ có những công việc đột xuất hoặc chưa đến kịp thì trợ giảng sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc giảng dạy thay cho giáo viên chính trong lúc chờ đợi. Tuy nhiên, việc này không phải là công việc thường xuyên của trợ giảng.

1.3. Thực hiện công việc giảng dạy

Thực tế thì một số trung tâm nhất định, trợ giảng cũng sẽ thực hiện công việc giảng dạy. Điều này chính là bởi vì học có đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện điều đó. Những nội dung chính là trợ giảng đảm nhận sẽ là những kiến thức cơ bản ban đầu của mỗi chương trình  nhất định. Còn các kiến thức chuyên môn sâu và nâng cao sẽ là phần của giáo viên chính.

Về cơ bản thì đó là những công việc của một trợ giảng. Tuy nhiên, tùy theo mỗi trung tâm hay cơ sở giáo dục khác nhau thì trợ giảng có thể làm nhiều hoặc ít hơn so với lượng công việc được kể trên. 

Giảng dạy
Giảng dạy

2. Vị trí trợ giảng yêu cầu ra sao?

Nắm bắt yêu cầu công việc sẽ giúp cho bạn có thể biết được liệu mình có phù hợp với vị trí này hay không. Cũng như những yêu cầu cơ bản đối với vị trí trợ giảng hiện nay ra sao?

- Yêu cầu về trình độ

Để có thể đảm nhận vị trí trợ giảng thì tất nhiên bạn phải có kiến thức chuyên môn một cách vững vàng đối với môn học mà mình có ý định trở thành trợ giảng. Ví dụ, bạn là trợ giảng tiếng Anh thì ielts trên 6.0 là điều rất cần thiết. Hoặc trợ giảng môn Toán thì các giải thưởng Học sinh giỏi Quốc gia môn Toán hay điểm thi Đại học môn Toán đạt điểm tuyệt đối sẽ là yếu tố cần có.

Tất nhiên, khi ứng tuyển, các bạn cần bổ sung cho mình bằng cấp, chứng chỉ trong hồ sơ dự tuyển để có thể xác minh được những thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng.

Yêu cầu công việc
Yêu cầu công việc

- Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức

Sự am hiểu một cách sâu sắc và rộng rãi về chuyên ngành của mình là điều cần thiết để bạn trở thành trợ giảng. Yêu cầu này được đưa ra nhằm chắc chắn rằng bạn có thể đưa ra được những lời giải đáp tốt nhất, hữu hiệu nhất cho học viên.

Kỹ năng là phần không thể thiếu để xác định liệu bạn có thực sự là ứng viên tiềm năng cho vị trí trợ giảng hay không. Những kỹ năng có thể kể đến như:

+ Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt vấn đề

Kỹ năng này sẽ ảnh hưởng đến việc liệu bạn có thực sự là một người phù hợp với công việc giảng dạy hay không. Thêm vào đó, khả năng truyền đạt của bạn sẽ ảnh hưởng tới việc bạn giảng dạy như thế nào, có dễ hiểu hay không,...

+ Có kỹ năng về giảng dạy, tổ chức lớp học

Điều này giúp bạn có thể quản lý tốt lớp học, đồng thời vận dụng để phát triển buổi học trở nên thú vị hơn. Phát huy được các yếu tố tiềm năng của mỗi học viên. 

Trình độ
Trình độ

+ Có kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian hiệu quả

Công việc của trợ giảng không phải quá nhiều, thế nhưng nếu như không biết sắp xếp thì sẽ rất khó để có thể thực hiện được hết tất cả công việc cũng như các công việc dễ bị chồng chéo lên nhau. 

Thêm vào đó là kỹ năng về quản lý thời gian cũng là yêu cầu cần thiết. Với kỹ năng này, bạn sẽ thực hiện việc sắp xếp công việc một cách khoa học nhất.

+ Kỹ năng về tin học văn phòng cơ bản như word, powerpoint,...

Đây được xem là những kỹ năng phổ thông nhất hiện nay. Việc trở thành một trợ giảng sẽ đồng nghĩa với việc bạn cần có các kỹ năng cơ bản này để thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. Việc áp dụng tin học, công nghệ vào quá trình giảng dạy ngày càng trở nên phổ biến cũng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi ứng viên hiện nay.

- Yêu cầu về tố chất, tác phong

Kỹ năng
Kỹ năng

Tố chất, tác phong của một trợ giảng cần có sẽ bao gồm:

+ Tính kiên nhẫn và sự kiên trì

Là một trợ giảng thì đây chính là một tố chất không thể thiếu. Sự kiên nhẫn, kiên trì sẽ là điều giúp bạn có thể gắn bó với công việc cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

+ Có khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân.

+ Hòa đồng, nhiệt tình, vui vẻ với mọi người.

+ Có sự yêu thích đối với môi trường giáo dục.

Cơ bản đây là những yêu cầu chung của trợ giảng. Thực tế thì tùy mỗi trung tâm hay các cơ sở giáo dục khác nhau sẽ đưa ra những yêu cầu riêng dành cho ứng viên của mình. 

Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo

3. Những quyền lợi đến từ trợ giảng

Là một người trợ giảng, bạn sẽ nhận được những quyền lợi gì?

Quyền lợi
Quyền lợi

Mẫu thư xin việc

- Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, hiện đại

Hầu hết môi trường trung tâm, cơ sở giáo dục được xem là một môi trường hiện đại với những cập nhật về phương pháp giảng dạy mới nhất để có thể tích cực hóa người học. 

Đây được coi là một môi trường giúp bạn có thể nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. Có những trải nghiệm cụ thể và chân thật nhất với công việc giảng dạy chuyên nghiệp. Đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân để bản CV trở nên có giá trị hơn trong tương lai.

Thêm đó là cơ hội được đào tạo để có thể trở thành một ứng viên tiềm năng cho công việc giảng dạy chuyên nghiệp sau này. 

Ngoài ra là cơ hội tiếp xúc và được hỗ trợ giảng dạy với những trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ.

- Được nhận đầy đủ các chế độ đãi ngộ đến từ trung tâm. Có thể kể đến như các chuyến du lịch, các buổi teambuilding, thưởng vào các dịp đặc biệt, sinh nhật, đám hiếu, hỷ,....

Mức lương hấp dẫn
Mức lương hấp dẫn

- Một điều không thể không nhắc tới chính là mức lương của trợ giảng. Với vai trò là người hỗ trợ thì mức lương của trợ giảng sẽ dao động từ 5 - triệu đồng/ tháng. Trung bình, một buổi dạy sẽ rơi vào từ 350.000 đồng - 500.000 đồng/ buổi dạy. Đây chỉ là mức trung bình của trợ giảng hiện nay, thực tế thì mức lương của trợ giảng sẽ có thể cao hơn nếu như trình độ của bạn tốt hơn và trung tâm bạn làm việc cũng có uy tín và quy mô lớn.

Nếu như bạn có định hướng và muốn tìm việc làm trợ giảng cho mình thì topcvai.com sẽ là một gợi ý dành cho bạn. Đây là một trang web uy tín và cung cấp thông tin tuyển dụng mới nhất, chính xác nhất cho ứng viên. Các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng để nắm bắt các cơ hội việc làm trợ giảng hấp dẫn cho mình.

Trên đây là bản mô tả công việc trợ giảng gửi tới các bạn. Mong rằng các bạn đã nắm bắt được phần nào công việc của trợ giảng hiện nay. Để rõ ràng và chi tiết cũng như cụ thể hơn, các bạn có thể tham khảo mẫu bản mô tả công việc trợ giảng được cung cấp dưới đây:
mo-ta-cong-viec-tro-giang (1).doc

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: