1. Bảng mô tả công việc trưởng phòng nhân sự chi tiết
Trưởng phòng nhân sự hay còn được biết đến là HR Manager là người trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ phòng nhân sự, xây dựng và phát triển nhân sự trong công ty.
Nếu bạn là một nhà tuyển dụng hoặc là một ứng viên thì mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự sẽ là thông tin quan trọng để bạn định hướng cho chính mình.
Tải bản word mô tả công việc trưởng phòng nhân sự: mo-ta-cong-viec-truong-phong-nhan-su.doc
1.1. Đảm nhận các công việc liên quan đến tuyển dụng
Trưởng phòng nhân sự sẽ thực hiện công việc liên quan đến tuyển dụng - trách nhiệm chính của mình. Các công việc cụ thể có thể kể đến như:
- Lên kế hoạch một cách chi tiết về việc tuyển dụng nguồn nhân lực định kỳ
Kế hoạch tuyển dụng này có thể được xây dựng theo tháng, theo quý hay theo năm phụ thuộc vào chiến lược của từng công ty khác nhau. HR Manager cần nắm bắt để có thể xây dựng kế hoạch một cách tốt nhất, đảm bảo đúng tiến độ để việc tuyển dụng thực hiện đúng như theo kế hoạch.
Ngoài ra, kế hoạch tuyển dụng cần phải được xây dựng phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Điều này nhằm đảm bảo việc tuyển dụng đủ số người và đáp ứng được nhu cầu về nhân lực trong toàn bộ công ty để việc hoạt động diễn ra tốt nhất.
- Thực hiện việc quản lý và giám sát quy trình tuyển chọn ứng viên
Khi kế hoạch đã được ban hành và bắt đầu triển khai thì trưởng phòng nhân sự có nhiệm vụ giám sát và quản lý các nhân viên của mình trong việc thực hiện những quy trình tuyển dụng.
Việc này nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các nhân viên nhân sự đã thực hiện đúng theo kế hoạch và các bước cần triển khai trong quá trình tuyển dụng. Chỉ như vậy mới đảm bảo được khả năng tuyển dụng được các ứng viên tiềm năng và đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo nhân lực, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các vị trí tuyển dụng. Đồng thời, phổ biến được văn hóa làm việc cho toàn bộ nhân viên.
1.2. Đóng vai trò là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên
Trưởng phòng nhân sự sẽ được biết đến là cầu nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo trong công ty.
- Thực hiện việc thông báo các kế hoạch, quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra tới toàn bộ nhân viên trong công ty. Đảm bảo được toàn bộ nhân viên nắm bắt các thông tin mới nhất do ban giám đốc đưa ra để có thể thực hiện đúng theo quy định.
- Là người truyền tải những đề xuất, kiến nghị của nhân viên tới ban lãnh đạo để các mong muốn hay khiếu nại có thể được giải đáp và giải quyết một cách kịp thời.
1.3. Thực hiện việc định hướng và giám sát, quản lý hệ thống nhân sự
Trưởng phòng nhân sự sẽ có vai trò định hướng các chính sách liên quan đến việc khen thưởng đánh giá toàn bộ nhân viên trong công ty. Cùng với đó là chính sách liên quan đến sự thăng tiến và thay thế nhân sự trong các trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự có vai trò quản lý hệ thống đánh giá, duy trì các chế độ lương thưởng, đảm bảo được sự ổn định trong hệ thống và quy trình quản lý nhân sự trong toàn bộ công ty, doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả cũng là nhiệm vụ của trưởng phòng nhân sự. Điều này nhằm giúp cho toàn bộ nhân viên có thể có một môi trường làm việc tốt cũng như có động lực để làm việc.
Thực hiện việc xây dựng các quy chế, giám sát nhân viên trong toàn bộ công ty thực hiện đúng các nội quy theo quy định đề ra.
1.4. Đảm nhận việc tham mưu cho ban lãnh đạo
Trưởng phòng nhân sự là người hiểu và nắm khá rõ về tình hình công ty cũng như quá trình làm việc của nhân viên trong công ty. Vì vậy, họ sẽ là người tham mưu cho cấp trên về việc thăng tiến, khen thưởng của nhân viên. Điều chỉnh vị trí nhân sự sao cho phù hợp nhất để họ có thể phát huy được khả năng cũng như việc từ chối nhân sự trong trường hợp họ không đạt yêu cầu.
Tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng bộ máy tổ chức trong công ty, công tác đào tạo, tuyển dụng cũng như công tác của phòng Hành chính - Nhân sự.
- Tham mưu xây dựng chiến lược bộ máy tổ chức hoạt động của công ty.
- Tham mưu đề xuất xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức - Hành chánh - Nhân sự.
- Tham mưu về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty.
- Tham mưu về công tác đào tạo tuyển dụng trong công ty.
- Tham mưu về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động.
- Tham mưu về công tác hành chính của công ty.
1.5. Thực hiện công việc hành chính văn phòng
- Trưởng phòng nhân sự sẽ có nhiệm vụ lên ngân sách các khoản chi phí phục vụ cho quá trình tuyển dụng.
- Thực hiện việc báo cáo lên cho cấp trên các công việc đã thực hiện avf những đề xuất để cải thiện các hạn chế còn tồn đọng.
- Thực hiện công việc lên kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc và thể hiện một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Hỗ trợ phòng hành chính triển khai các hoạt động làm việc trong công ty.
- Xây dựng kế hoạch về việc sử dụng tài sản chung trong công ty.
Đây là những công việc của trưởng phòng nhân sự. Về cơ bản, tính chất công việc quản lý, lãnh đạo và phân công công việc là những nhiệm vụ chính mà trưởng phòng nhân sự cần thực hiện với chức năng của mình.
2. Yêu cầu công việc của trưởng phòng nhân sự
Được biết đến là một vị trí quản lý nên trưởng phòng nhân sự được xem là có quy trình tuyển dụng khá khắt khe. Vì vậy, để ứng tuyển vị trí này thì đòi hỏi bạn cần phải thực hiện việc đáp ứng được các yêu cầu công việc.
2.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Học vấn, chuyên môn được xem là yêu cầu đầu tiên được đưa ra đối với ứng viên khi ứng tuyển vị trí trưởng phòng nhân sự.
Tốt nghiệp cử nhân đại học chuyên ngành quản trị, hành chính, kinh tế, luật hay các chuyên ngành liên quan khác là điều mà bạn cần đáp ứng đầu tiên. Việc này nhằm đảm bảo bạn có đủ kiến thức chuyên môn, bằng cấp phù hợp và quá trình đào tạo chuyên nghiệp để có thể đảm nhận công việc của một quản lý.
Bên cạnh đó sẽ là các chứng chỉ liên quan như tin học loại B trở lên, chứng chỉ về ngoại ngữ,...
2.2. Yêu cầu về kinh nghiệm
Với trưởng phòng nhân sự, bạn ít nhất cần có ít nhất là 3 năm kinh nghiệm trong việc công tác tại các vị trí hành chính hay chuyên viên nhân sự. Hoặc đối với vị trí tương đương thì sẽ là ít nhất 1 năm kinh nghiệm.
Kinh nghiệm làm việc này sẽ giúp bạn chứng tỏ được sự hiểu biết về công việc cũng như vai trò của mình đối với sự phát triển của công ty nói chung.
2.3. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
- Có sự am hiểu về luật cũng như công tác hành chính nhằm giúp cho việc xây dựng các nội quy, quy định được đảm bảo độ chính xác và không vi phạm theo luật lao động được ban hành.
- Có kiến thức về hệ thống quản lý cũng như dữ liệu nhân sự liên quan.
- Có kỹ năng về việc định hướng và quản lý nhân sự với số lượng lớn trong công ty.
- Có kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý, phân công công việc.
- Kỹ năng về việc tổ chức, báo cáo công việc, phân tích và tổng hợp.
- Kỹ năng lắng nghe, đọc tình huống và xử lý vấn đề.
- Có kỹ năng về việc xây dựng và quản lý hiệu quả các mối quan hệ trong công ty để tạo một văn hóa lành mạnh và môi trường hiệu quả.
2.4. Yêu cầu về các tố chất cá nhân
Tố chất cá nhân sẽ giúp bạn phát huy được các thế mạnh của bản thân đồng thời cho thấy sự phù hợp của bạn với vị trí trưởng phòng nhân sự. Các tố chất có thể nhắc đến như:
- Khả năng chịu được áp lực cao trong công việc và làm việc được trong môi trường áp lực.
- Sáng tạo và năng động là những điều mà trưởng phòng nhân sự cần có. Thêm vào đó là khả năng tìm tòi và khám phá những phương án mới để việc tuyển dụng được hiệu quả.
- Trung thực, nhiệt tình trong công việc và biết quan tâm, để ý đến mọi người xung quanh.
Đây là những yêu cầu cơ bản với vị trí trưởng phòng nhân sự. Ngoài những yêu cầu trên thì các công ty, doanh nghiệp khác nhau sẽ có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể của mình với vị trí quan trọng này.
Xem thêm: Việc làm nhân sự
3. Những quyền lợi nhận được từ vị trí trưởng phòng nhân sự
Nếu đạt được vị trí này, bạn sẽ có thể nhận được những quyền lợi khá hấp dẫn. Có thể kể đến như:
- Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả với những cơ hội phát triển mới.
Đây sẽ là nền tảng giúp bạn thể hiện được năng lực của bản thân, mở rộng các mối quan hệ và tạo ra những tiền đề cho sự thăng tiến trong tương lai.
- Có cơ hội được tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp để phát triển thêm năng lực.
- Cơ hội thăng tiến và khả năng ổn định, lâu dài.
- Được đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật lao động.
- Hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ của công ty như chăm sóc sức khỏe, thưởng, các chuyến du lịch trong nước và quốc tế, hỗ trợ chi phí công tác, sinh nhật,...
Bên cạnh những điều kể trên thì các bạn có thể nhận được các quyền lợi khác từ công ty, doanh nghiệp nơi mà các bạn dự định ứng tuyển. Mỗi một đơn vị khác nhau sẽ có những chính sách đãi ngộ của riêng mình để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nhân viên, đặc biệt là cấp quản lý.
4. Mức lương của trưởng phòng nhân sự như thế nào?
Mức lương có lẽ là vấn đề mà nhiều ứng viên muốn biết và tìm hiểu nhất. Thông qua đây, các bạn có thể có thêm động lực cũng như lựa chọn được cho mình nơi để nắm bắt cơ hội hấp dẫn cho bản thân.
Trung bình, trưởng phòng nhân sự có mức lương tầm 20 triệu đồng. Khoảng lương phổ biến sẽ rơi vào từ 15 - 25 triệu đồng. Qua con số này ta có thể nhận thấy đây là một công việc có mức thu nhập khá hấp dẫn và không hề thấp trong thời buổi ngày nay.
Với mức thu nhập như vậy thì trưởng phòng nhân sự được xem là việc làm mà khá nhiều ứng viên hứng thú và quan tâm, cũng như mong muốn đạt được trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ về công việc của trưởng phòng nhân sự. Mong rằng, thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về mô tả công việc trưởng phòng nhân sự cũng như các yêu cầu của vị trí này để bổ sung cho mình thông tin quan trọng và nắm bắt những cơ hội việc làm trưởng phòng nhân sự hấp dẫn nhất.
Tham gia bình luận ngay!