1. Khái quát về ngành tâm lý học
Đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe không chỉ thể chất mà cả tinh thần ngày càng tăng. Ngành tâm lý học được vinh dự nằm trong top những nghề có cơ hội việc làm tốt và thu nhập “khủng” trong thập kỷ tới.
Tâm lý học (tiếng Anh: Psychology) là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất rộng.
Dù là một ngành mới ở Việt Nam nhưng ngành tâm lý học đang không ngừng phát triển và thu hút ngày càng nhiều các bạn trẻ lựa chọn. Mức thu nhập của ngành tâm lý học tại Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới hiện nay có phần “kém cạnh”, tuy nhiên nếu đánh giá về mặt bằng chung so với thị trường việc làm trong nước hiện nay thì mức lương ngành tâm lý học vẫn thuộc vào top có thu nhập hấp dẫn. Để có được thu nhập ổn định và “bằng vai phải lứa” với những ngành nghề tri thức mang lại lương cao, những người theo ngành này phải trả những cái giá xác đáng cho nó.
Nhà tâm lý học khám phá các quy trình tâm thần và hành vi, bao gồm những khái niệm như tri giác, nhận thức, chú ý, cảm xúc, trí tuệ, trải nghiệm chủ quan, động cơ, chức năng não, và nhân cách; mở rộng ra những lĩnh vực về giao tiếp con người như mối quan hệ cá nhân, bao gồm bình tâm năng, gia tâm năng và những khái niệm có liên quan khác. Các trạng thái và hoạt động của tâm trí vô thức cũng được nghiên cứu và xem xét trong tâm lý học. Bên cạnh đó, những kiến thức tâm lý học thường được ứng dụng vào việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trực tiếp hỗ trợ cho việc nắm phát hiện và xử lý những vấn đề thuộc về hành vi và hoạt động của con người. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tâm lý học có mục đích cuối cùng là mang lại ích lợi cho xã hội.
Có thể dễ dàng nhìn thấy được, toàn ngành y tế sẽ phát triển nở rộ trong những năm tới, tuy nhiên bác sĩ tâm lý sẽ trở thành ngành có tiềm năng nhất.
Xem thêm: việc làm Y tế - Dược
2. Cơ hội việc làm và những điều cần biết khi học ngành tâm lý
Tâm lý là ngành có triển vọng sự nghiệp vô cùng rộng mở, sinh viên sau khi tốt nghiệp các khóa học chuyên ngành có thể công tác tại các tổ chức chính phủ, cộng đồng, giáo dục, y tế cả trong nước và quốc tế… Khi ấy sẽ hình thành nên sự khác biệt về mức lương được nhận, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, khu vực làm việc, nền giáo dục và số năm kinh nghiệm làm việc.
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học vô cùng lớn, cơ hội việc làm trên con đường này nếu cố gắng rèn luyện và trau dồi thật tốt như một cánh to lớn đang chờ sẵn bạn bước qua để đến với đỉnh cao vinh quang. Ngành nghề này đang đòi hỏi một nguồn nhân lực không hề nhỏ. Bạn có thể làm nhiều công việc sau khi tốt nghiệp phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân như:
- Trở thành bác sĩ tâm lý tại bệnh viện hoặc phòng khám.
- Thực hiện công tác giảng dạy bộ môn tâm lý học.
- Làm cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
- Cùng lên kế hoạch và tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm mục đích phát triển cộng đồng.
- Đảm nhiệm công việc đánh giá tâm lý hoặc can thiệp đến các rối loạn tâm lý ở những trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần.
Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống…
Tham khảo: Câu trả lời chính xác nhất ngành Tâm lý học giáo dục ra làm gì?
3. Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu
Ở nước ngoài, đây là một nghề đã và đang phát triển rất tốt. Nhịp sống của thế giới thay đổi không ngừng, thế giới tinh thần của con người phải chịu đựng căng thẳng từ nhiều phía. Tuy hiện nay, bác sỹ tâm lý tại Việt Nam chưa thật sự phát triển và được coi trọng đúng mực.
Chương trình đào tạo về tâm lý tại Việt Nam chưa thể bắt kịp với thế giới, còn khá non trẻ. Nhưng đây là xu thế tất yếu trong tương lai. Không chỉ vậy, đây còn được đánh giá là ngành nghề có thu nhập hấp dẫn. Mức lương ngành tâm lý học tại Việt Nam hiện nay đang giao động khoảng từ 12-20 triệu/tháng tùy thuộc vào ngành và năm kinh nghiệm của bác sĩ.
3.1. Mức lương của bác sĩ tâm thần
Tâm thần là lĩnh vực có thu nhập cao nhất trong ngành tâm lý học. Để có được nó, sinh viên và cả người đã trong nghề đều không ngừng học hỏi, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết.
- Mức lương trung bình: 167.610 USD/năm
- Yêu cầu trình độ: cần có 8 năm theo học chương trình sau đại học. Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, các bác sĩ phải tốt nghiệp trường y và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú 4 năm.
3.2. Mức lương của Nhà Tâm lý học Sinh lý
Đây được xem là vị trí có mức lương cao thứ 2 trong ngành. Nhà Tâm lý học sinh lý chuyên nghiên cứu về khoa học não bộ và nhận thức.
Những người làm việc trong lĩnh vực này thường thực hiện các bài kiểm tra nhận thức, đo điện não, khám chữa bệnh nhân bị chấn thương não và nghiên cứu tác động của các loại thuốc đến hệ thần kinh. Họ có thể làm việc tại các trường cao đẳng, đại học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, phòng khám sức khỏe và phòng thí nghiệm dược phẩm.
- Mức lương trung bình: 90.460 USD/năm.
- Yêu cầu trình độ: tiến sĩ về Tâm lý học sinh lý hoặc Tâm lý học sinh lý lâm sàng.
3.3. Mức lương của Nhà Tâm lý học Tổ chức
Nhà Tâm lý học Tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong các doanh nghiệp như cách thức tăng năng suất lao động, lựa chọn nhân sự phù hợp hoặc phát triển các khảo sát nghiên cứu thị trường. Tuy có mức lương khởi điểm cơ bản thấp hơn các vị trí khác (khoảng 40.000 USD/năm và người có bằng tiến sĩ là khoảng 55.000 USD/năm), song theo thời gian, giá trị này có thể được lên rất cao. Theo Hiệp hội Tâm lý học Tổ chức, 5% thành viên nhận được 250.000 USD/năm.
- Mức lương trung bình: 97.820 USD/năm
- Yêu cầu trình độ: thạc sĩ tâm lý học và tiến sĩ tâm lý học tổ chức.
3.4. Mức lương của Nhà tâm lý học Kĩ thuật
Nhà Tâm lý học Kĩ thuật chịu trách nhiệm cải thiện thiết kế của hệ thống, đảm bảo quá trình hoạt động hoạt động trơn tru, nâng cao năng suất và giảm thiểu chấn thương cho người lao động.
Cũng như những lĩnh vực khác của tâm lý học, nơi làm việc đóng vai trò tác động đến mức lương của nhân sự, những ai làm việc trong các công ty tư nhân sẽ có thu nhập cao hơn các môi trường học thuật.
- Mức lương trung bình: 79.818 USD/năm.
- Yêu cầu trình độ: thạc sĩ, tiến sĩ tâm lý học.
3.5. Mức lương của Nhà Tâm lý học Thể thao
Tâm lý học thể thao chịu trách nhiệm đến các thành phần tâm lý của vận động viên, tập trung vào các chủ đề như thành tích, động lực thúc đẩy tiến đến thành công. Thường những chuyên viên tâm lý học trong ngành này sẽ dùng những kiến thức chuyên môn để giúp các vận động viên phát huy được hết khả năng bản thân hoặc hồi phục nhanh chóng sau chấn thương. Đây là minh chứng sống rõ nhất cho thấy, kỹ năng của bản thân ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập. Mức lương của công việc này thường dao động từ 45.000 đến 80.000 USD tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của vận động viên mà họ giúp tâm lý vững vàng.
- Mức lương trung bình: 55.000 USD/năm
- Yêu cầu trình độ: thạc sĩ tiến sĩ về tâm lý học thể thao hoặc các lĩnh vực liên quan như tâm lý học tư vấn, tâm lý học lâm sàng.
3.6. Mức lương của Nhà Tâm lý học Lâm sàng
Nhà Tâm lý học Lâm sàng được đào tạo để đưa ra những đánh giá, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh về tâm lý, được đánh giá là phạm vi lớn nhất trong tâm lý học. Các chuyên viên trong lĩnh vực này thường làm việc trong các bệnh viện, trạm xá, phòng khám tư nhân.
- Mức lương: 72.540 USD.
- Yêu cầu trình độ: tiến sĩ, phải có 1-2 năm kinh nghiệm và vượt qua kì thi của Chính phủ.
3.7. Mức lương của Nhà Tâm lý học Cố vấn
Cũng như Nhà Tâm lý học Lâm sàng trong các tổ chức, doanh nghiệp, Nhà Tâm lý học Cố vấn là một trong những phạm vi lớn chuyên tư vấn tâm lý thu hút nguồn nhân lực đông đảo, tham gia vào việc nghiên cứu, giảng dạy các chương trình trong trường đại học hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn hướng nghiệp cho những ai có nhu cầu.
- Mức lương trung bình: 72.540 USD
- Yêu cầu trình độ: giáo sư và tiến sĩ giáo dục.
3.8. Mức lương của Nhà Tâm lý học Pháp y
Nhà Tâm lý học Pháp y sẽ làm việc với các vấn đề liên quan đến pháp luật. Công việc thường thấy là xây dựng và bổ sung hồ sơ tâm lý tội phạm, chuẩn bị những bằng chứng cần thiết để tòa án có thể đưa ra những phán quyết chính xác.
- Mức lương trung bình: 59.440 USD
- Yêu cầu trình độ: thạc sĩ, tiến sĩ trong các lĩnh vực lâm sàng, tư vấn hoặc pháp y.
3.9. Mức lương của Nhà Tâm lý học Giáo dục
Nhà Tâm lý học Giáo dục làm việc trong hệ thống giáo dục, chẩn đoán và khám chữa những vấn đề về hành vi và nhận thức học tập ở các học sinh sinh viên. Họ thường làm việc trong các văn phòng hợp tác với giảng viên, giáo viên, bác sĩ để kịp thời giúp đỡ các em giải quyết các vấn đề về xã hội, cảm xúc, hành vi khi tham gia môi trường giáo dục.
- Mức lương trung bình: 58.360 USD
- Yêu cầu trình độ: tốt nghiệp khóa học chuyên môn 60 tín chỉ về tâm lý học giáo dục, hoặc có được bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ giáo dục. Khoảng 32% chuyên viên tâm lý học giáo dục có bằng tiến sĩ giáo dục, giáo sư hoặc tiến sĩ.
Theo chia sẻ của những chuyên gia tâm lý, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội hiện đại, đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú và dần trở thành một thế giới kỳ bí, khó lý giải. Bên cạnh đó, con người cũng phải đối mặt với nhiều áp lực lớn như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc,…ngày càng diễn biến phức tạp. Đây là lý do khiến nhu cầu thấu hiểu, tư vấn, chia sẻ theo đó cũng ngày càng cao. Nghề tâm lý học là ngành quan trọng trong đời sống con người, có thể cứu rỗi nhiều mạng người, đem lại tinh thần thoải mái nhất.
Hy vọng rằng, những chia sẻ trên của topcvai.com sẽ giúp bạn có thêm những thông tin thật hữu ích về mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam cho nghề nghiệp tương lai sau này, có bước đi vững chắc để tiến đến cánh cổng tươi sáng của sự thành công mà mình chọn nhé.
Tham gia bình luận ngay!