1. Tìm hiểu khái quát về mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình
Mục tiêu của ngành báo chí truyền hình trong CV có vai trò rất quan trọng. Nhà tuyển dụng thường xem xét mục tiêu của ứng viên trong ngành này, để từ đó định hướng vị trí công việc và đảm bảo chọn được đúng ứng viên phù hợp. Ứng viên cần có mục tiêu nhất định và rõ ràng với nghề nghiệp báo chí truyền hình thì mới có thể để lại được ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Trong ngành báo chí truyền hình có rất nhiều vị trí công việc trong cả phương diện báo chí và truyền hình. Những công việc trong ngành báo chí truyền hình có thể kể đến như: biên tập viên, phóng viên, nhà báo,.... Mỗi công việc sẽ có những tính đặc thù chuyên môn khác nhau nhưng nhìn chung các vị trí này đều có yêu cầu về khả năng diễn đạt, truyền đạt và tư duy logic vấn đề.
Ngành báo chí tuyên truyền là một ngành có sự ảnh hưởng lớn tới xã hội và có độ phủ sóng rộng khắp vì thế nhà tuyển dụng ngành báo chí truyền hình có những yêu cầu khá khắt khe đối với ứng viên. Vậy ngành này có yêu cầu gì đặc biệt về mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên hay không? Hãy cùng topcvai.com tìm hiểu nhé.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình trong Cv
Qua phần mục tiêu nghề nghiệp các ứng viên sẽ xác định cho mình được định hướng phát triển ngành nghề và mục tiêu để phấn đấu trong lĩnh vực báo chí truyền hình. Còn nhà tuyển dụng sẽ xem xét xem ứng viên có coi trọng công việc, hay có tinh thần, có sự khao khát phấn đấu cho công việc hay không?
2.1. Mục tiêu vị trí phóng viên ngành báo chí truyền hình
Công việc của phóng viên ngành báo chí tuyên truyền đòi hỏi sự năng động, linh hoạt và thích ứng với môi trường mới. Vì thế mục tiêu định hướng đầu tiên mà ứng viên nên liệt kê đó là muốn có một môi trường làm việc năng động, có thể học hỏi và trau dồi được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới.
Mục tiêu nghề nghiệp cũng phải được ứng viên thể hiện sao cho nhà tuyển dụng thấy được ứng viên là người muốn được cống hiến kiến thức, trí tuệ, sự hiểu biết và sức lực của mình cho công việc. Và vì tính chất thường trực của vị trí phóng viên trong ngành báo chí truyền hình, nên đòi hỏi những người đảm nhiệm vị trí này phải sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi để cập nhật thông tin, tin tức. Thế nên sự lăn xả trong nghề là hết sức cần thiết. Mục tiêu muốn cống hiến hết mình cho công việc sẽ được chú trọng trong CV xin việc vị trí phóng viên ngành báo chí truyền hình.
Gợi ý cho mục tiêu nghề nghiệp vị trí phóng viên trong ngành báo chí truyền hình bạn có thể tham khảo như:
- Em mong muốn có thể áp dụng được những kiến thức chuyên ngành và sự hiểu biết về xã hội trong ngành báo chí truyền hình để có thể trở thành phóng viên chuyên nghiệp.
- Phát triển kỹ năng, phát huy khả năng của bản thân, học hỏi và đồng hành cùng công ty trên con đường phát triển trong tương lai.
- Trở thành một phóng viên tâm huyết với nghề cùng công ty mang lại những tin tức, thông tin giá trị cho công chúng.
- Mang tin tức cập nhật, thiết thực tới gần với công chúng. Khai thác những đề tài mới có ý nghĩa hơn để góp phần mở rộng môi trường hoạt động của công ty.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí biên tập viên ngành báo chí truyền hình
Biên tập viên ngành báo chí truyền hình truyền hình cần phải có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết, họ phải nhìn thấy được cái bất thường trong sự việc bình thường. Vì thế một mục tiêu nghề nghiệp quan trọng mà ứng viên ứng tuyển vị trí biên tập viên nên có đó là muốn tham gia vào quá trình hoạt động ngành báo chí truyền hình để biết được thực chất của sự việc. Tức tìm ra cái bất công, cái xấu diễn ra trong xã hội để phản ánh và đưa ra thông tin một cách xác thực. Mục tiêu này cũng liên hệ tới một yếu tố quan trọng của biên tập viên truyền hình đó là có tâm với nghề.
Một mục tiêu khác mà ứng viên vị trí biên tập viên truyền hình cũng cần liệt kê đó chính là mong muốn có thể làm đúng chuyên ngành mà mình đã định hướng. Ngành báo chí truyền hình cũng có những kiến thức chuyên ngành, chuyên môn nhất định đòi hỏi người đảm nhận vị trí biên tập viên phải có. Vì thế khi ứng viên ứng tuyển đúng chuyên ngành mình đã học thì sẽ có lợi hơn. Đam mê với nghề là điều cần thiết nhưng để có ấn tượng hơn so với ứng viên khác thì vấn đề theo đuổi đúng chuyên ngành mà mình đã định hướng từ trước cũng sẽ được đánh giá cao.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển vị trí biên tập viên ngành báo chí truyền hình mà bạn có thể tham khảo:
- Mong muốn cống hiến tài năng và trí tuệ cũng như tâm huyết của mình trong vai trò là biên tập viên của công ty trong ngành báo chí truyền hình.
- Góp sức mình tạo ra những kịch bản tin tức đáng tin cậy, tham gia vào chuỗi đưa thông tin xác thực và ý nghĩa cho công chúng với vai trò là biên tập viên.
Một số gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình trong Cv
- Tôi mong muốn có thể theo đuổi công việc biên tập viên mà mình yêu thích, cống hiến và học hỏi từ môi trường sáng tạo của công ty.
2.3. Mục tiêu vị trí nhà báo trong ngành báo chí truyền hình
Mục tiêu nhà báo trong ngành truyền hình cần được rõ ràng, ứng viên ứng tuyển vị trí nhà báo cần có định hướng dài hạn và thể hiện được mình muốn đóng góp những bài báo hay phản ánh tính chân thực, gần gũi của cuộc sống.
Từ ngữ mà nhà báo dùng trong phần CV xin việc cần phải chỉn chu và cho thấy được khả năng truyền đạt mục đích của mình một cách dễ hiểu.
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhà báo cũng cần được ứng viên đưa ra sát với mục tiêu công ty mà bạn đang ứng tuyển. Đảm bảo những mục tiêu nghề nghiệp đó có thể thực hiện được dựa trên khả năng cũng như quyết tâm của bạn, tránh nói quá sẽ làm nhà tuyển dụng nghi ngờ.
Gợi ý cho mục tiêu của ứng tuyển vị trí nhà báo truyền hình:
- Mục tiêu là làm việc trong một môi trường năng động và đúng chuyên ngành nhà báo truyền hình để có thể thể hiện được khả năng của mình một cách tốt nhất.
- Trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, uy tín được độc giả công nhận và cùng với đó là tạo gắn kết hình ảnh của công ty với khán giả.
- Viết ra những bài báo hay và có ý nghĩa góp phần vào sự phát triển của công ty.
3. Lưu ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình
Tuy ngành báo chí truyền hình thiên về lời văn, câu chữ nhưng nó cũng cần sự tư duy logic và xúc tích. Bạn hãy liệt kê những mục tiêu nghề nghiệp của mình một cách đầy nhưng ngắn gọn đảm bảo nhà tuyển dụng hiểu được ý nghĩa của nó. Tránh lan man, giải thích lý do bạn đặt ra mục tiêu như thế, vì CV là bản tóm tắt các thông tin của bạn nên hãy đảm bảo tính súc tích.
Bạn có thể tóm gọn mục tiêu nghề nghiệp trong CV và giải thích về nó kỹ hơn trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn có câu chuyện riêng ấn tượng về nhà báo hoặc một vị trí nào đó trong ngành báo chí truyền hình hãy mạnh dạn kể câu chuyện đó cho nhà tuyển dụng. Đây cũng là một cách làm nổi bật lên mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Không nên sử dụng mục tiêu nghề nghiệp chung chung có sẵn trên các mẫu CV, vì những mục tiêu đó có thể không phù hợp với bạn hay vị trí mà bạn ứng tuyển. Bạn nên dùng lời văn của mình để thay thế và tạo được sự chủ động trong việc ứng tuyển.
4. Kinh nghiệm tạo Cv ấn tượng cho ngành báo chí truyền hình
Bạn muốn có một CV nổi bật có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Bạn nên vào trang web topcvai.com để chuẩn bị cho mình những bản CV ngành báo chí truyền hình phù hợp và cách viết cv báo chí truyền hình ấn tượng nhất. Bạn cũng có thể dễ dàng tự tạo cho mình một CV xin việc thông qua form mà topcvai.com đưa ra và điều chỉnh theo hướng mình muốn.
Hoặc bạn cũng có thể tạo hồ sơ hoặc profile của mình trên trang tìm việc uy tín với rất nhiều nhà tuyển dụng được cập nhật liên tục mỗi ngày. Cơ hội có được việc làm yêu thích của bạn sẽ lớn hơn khi nhà tuyển dụng sẽ tự liên hệ với bạn qua tin của bạn trên trang web topcvai.com.
Trên đây là một số tips hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình trong CV, hồ sơ xin việc do topcvai.com đưa ra. Qua bài viết các ứng viên ứng tuyển các vị trí trong ngành báo chí truyền hình có thể chuẩn bị cho mình được những mục tiêu nghề nghiệp nổi bật. Hy vọng bạn sẽ có được công việc ưng ý và thành công trong tương lai.
Tham gia bình luận ngay!