1. Biên dịch phiên là công việc gì?
Để có thể xác định chính xác cho mình mục tiêu nghề nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ, đây là công việc gì? Biên phiên dịch viên là hai công việc cụ thể khác nhau là biên dịch và phiên dịch, đều có mục đích chung là chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phù hợp với nhu cầu người nghe.
Tuy nhiên, chúng được thể hiện dưới hai hình thức khác nhau: biên dịch – dịch thuật lại các văn bản; phiên dịch- thông dịch lại ngôn ngữ trực tiếp tại thời điểm nói.
1.1. Phiên dịch (thông dịch)
Phiên dịch được hiểu một cách đơn giản chính là việc chuyển đổi một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm ảnh hưởng hay thay đổi mục đích của người nói.
Phiên dịch là công việc có yêu cầu vô cùng cao về trình độ chuyên môn, khả năng ghi nhớ và tốc độ xử lý; họ phải phiên dịch câu nói ngay khi người nói nói xong. Vì vậy, mỗi phiên dịch viên làm tốt công việc đều là những cá nhân xuất sắc nhất, họ phải chịu áp lực lớn về thời gian, nhanh chóng tư duy và sử dụng hiểu biết cá nhân ngay cả khi chưa biết nghĩa của từ.
Khả năng thông hiểu và sử dụng ngôn ngữ sánh ngang với người dân bản địa. Đặc biệt, các phiên dịch viên trong các hội thảo; các cuộc đàm phán hay ký kết, được ví như “quái kiệt” trong làng ngôn ngữ, họ là không những phải tinh thông ngôn ngữ, còn phải hiểu một cách cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực được đề cập.
Những người này sẽ làm việc trong cabin (phòng kín), họ sẽ lắng nghe khách hàng nói và dịch thuật lại thông qua micro để cho khách hàng hiểu. Bạn dễ dàng thấy được hình ảnh các nguyên thủ quốc gia khi tham gia các hội nghị thượng đỉnh hay hội nghị quốc tế đều có đeo tai nghe phải không? Điều này giúp họ hiểu được vấn đề mọi người nói trong quá trình tham gia cuộc họp.
Tính chất công việc yêu cầu vô cùng lớn; người phiên dịch phải phiên dịch một cách chính xác, không mang theo cảm xúc cá nhân hay các yếu tố cá nhân đi kèm; đặc biệt trong các cuộc họp với quy mô quốc gia, quốc tế.
Là một trong những công việc có mức lương vô cùng đáng ngưỡng mộ, nhưng áp lực đi kèm của công việc này cũng vô cùng khủng khiếp. Công việc yêu cầu người phiên dịch phải di chuyển nhiều giữa các vùng miền, địa điểm hay các quốc gia khác nhau; là cơ hội cực tốt nếu các bạn muốn ra ngoài để trải nghiệm và khám phá thế giới.
1.2. Biên dịch (phiên dịch văn bản)
Cũng giống như phiên dịch, biên dịch là quá trình thực hiện việc chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm ảnh hưởng hay thay đổi ý nghĩa của người nói. Tuy nhiên, biên dịch không phải chịu sức ép lớn như phiên dịch về thời gian, phải dịch ngay tại thời điểm khách hàng nói xong.
Họ làm việc trực tiếp với các tài liệu giấy, các văn bản, hợp đồng hay nghị định,…Công việc yêu cầu cao về độ chính xác, trôi chảy; chất lượng được yêu cầu cực cao. Họ thường dịch thuật các loại tài liệu như: dịch sách nước ngoài, dịch tài liệu chuyên ngành, tài liệu học thuật, các hợp đồng kinh tế, các nghị quyết của các hiệp định quốc tế, dịch báo, hay dịch thuật công chứng,…
Bạn nên nhớ điều này nhé, một người biết ngoại ngữ tốt, chưa chắc đã là một biên dịch viên tốt. Bởi công việc biên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch nguyên từ, bạn cần phải thực sự hiểu được ý đồ của tác giả để có thể truyền đạt nó một cách trọn vẹn nhất đến người đọc. Muốn làm được vậy, ngoài việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ, bạn cần phải hiểu về chủ đề mà tác giả đang đề cập trong bài viết.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch viên
Đối với một cá nhân đã có kinh nghiệm làm biên phiên dịch viên, bạn hiểu rõ về các công việc mình phải làm và các yêu cầu đi kèm để đáp ứng công việc đó; hiểu rõ về các mục tiêu và định hướng được con đường tương lai của chính mình.
Tuy nhiên, đối với các bạn mới chỉ có sự đam mê, yêu thích mà chưa có trải nghiệm thực tế, bạn sẽ thấy khó khăn trong việc xác định mục tiêu cụ thể trong dài hạn cho cá nhân.
Nhìn chung, khi muốn xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân khi viết CV, bạn cần xác định rõ ràng: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nếu chỉ viết các mục tiêu dài hạn, bạn sẽ thấy không dễ dàng gì đạt được và nhanh chóng chán nản; nên viết cụ thể các mục tiêu dài hạn bằng các mục tiêu ngắn hạn; theo dõi, xem xét và đánh giá quá trình mình thực hiện.
2.1. Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn chính là các mục tiêu nhỏ, các yêu cầu công việc hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng; thực hiện tốt cho ước mơ hay mục tiêu đề ra. Đối với một biên phiên dịch viên, để có thể tham gia vào đội ngũ thông dịch trong các buổi hội thảo, bạn cần phải rèn luyện và học hỏi rất nhiều, từ khả năng ngôn ngữ đến sự hiểu biết về văn hóa, phong cách, lối sống của người dân bản địa sử dụng ngôn ngữ đó.
Các mục tiêu ngắn hạn mà các bạn mới đi làm có thể đề cập trong nghề biên phiên dịch như:
- Trau dồi thêm những kiến thức, kinh nghiệm thực tế của một phiên dịch viên.
- Nâng cao sự hiểu biết về ngôn ngữ thứ hai, các yếu tố về lối sống, văn hóa, chính trị, phong tục, tập quán,…
- Được đến trải nghiệm trực tiếp tại các hội thảo hay buổi họp về giao lưu văn hóa, đàm phán,… các hoạt động yêu cầu đến phiên dịch viên.
- Thỏa mãn sự đam mê và yêu thích ngôn ngữ của cá nhân.
2.2. Mục tiêu dài hạn
Đây chính là mục tiêu cao nhất, là mục tiêu cuối cùng cũng như đích đến của thành công. Với mục tiêu dài hạn, tối ưu nhất, chúng ta chỉ nên để từ 1-2 mục tiêu; quá nhiều mục tiêu sẽ khiến cho bạn bị sao nhãng và không thể đạt công việc tốt nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
Đừng lo lắng vì bạn có quá nhiều mục tiêu, đây chỉ là bản đồ, giúp bạn xác định chính xác con đường mình sẽ đi, tại thời điểm này; mục tiêu dài hạn sẽ thay đổi khi bạn hoàn thành mục tiêu của mình. Đối với mỗi cá nhân, định nghĩa mục tiêu dài hạn là khác nhau. Nó có thể là 5 năm, 7 năm, 10 năm, hay cả một đời người,…
Mục tiêu dài hạn phải là đích đến của các mục tiêu ngắn hạn, hai mục tiêu này phải có sự liên kết; ngắn hạn là khung sườn để bước đến dài hạn.
Ví dụ: Khi bạn viết 1 mẫu cv biên phiên dịch, trong phần mục tiêu nghề nghiệp phải đề cập đến các yếu tố sau:
Mục tiêu ngắn hạn:
- Mong muốn được trải nghiệm, học tập và tích lũy các công việc của lĩnh vực biên phiên dịch.
- Trong 2 năm tới, sẽ được làm biên phiên dịch viên cho các hội thảo cấp quốc gia.
- Hoàn thành mục tiêu đạt 9.0 ielts trong thời gian 2 năm.
Mục tiêu dài hạn:
- Trở thành một chuyên gia phiên dịch, xuất sắc; nhân sự cốt lõi, chủ chốt về dịch thuật trong cuộc họp đa phương; Phiên dịch viên trong quốc tế diễn đàn.
- Được đi du lịch khắp thế giới, trải nghiệm cuộc sống của nhiều nước khác nhau, hiểu biết về cuộc sống và văn hóa của người bản địa.
Đối với mục nghề nghiệp biên dịch, nếu bạn có mục tiêu của riêng mình, hãy trình bày một cách chính xác và chi tiết để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được nhé! Còn lại nếu không được xác định chính xác mục tiêu của cá nhân, bạn hãy viết theo hướng học hỏi, trải nghiệm và nâng cao sự hiểu biết của mình đối với công việc này.
Tham gia bình luận ngay!